THỰC TRẠNG VĂN HỌC THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC ĐƯƠNG ĐẠI

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

. Bối cảnh văn học Trung Quốc từ thời kỳ cải cách mở cửa đến đầu thế kỷ XXI; 2. Yếu tố thị trường trong tam giác quan hệ: nhà văn – tác phẩm – thị trường văn học; 3. Khẩu vị của người đọc; 4. Diễn biến của văn học thị trường giai đoạn 2010 – 2015; 5. Những tranh luận xung quanh vấn đề thị trường văn học Trung Quốc. Từ đó, chúng tôi khái quát những đặc điểm của thị trường văn học Trung Quốc hiện nay. Đồng thời, qua trường hợp văn học thị trường Trung Quốc, có thể thấy những nét tương đồng khi soi chiếu vào văn học thị trường Việt Nam đương đại. Ở Việt Nam, những nghiên cứu xoay quanh văn học thị trường trên thực tế còn rất thiếu, ngoài một số bài viết của Võ Văn Nhơn, Nguyễn Thị Phương Thúy[1], Nguyễn Phượng[2], Nguyễn Thanh Tâm[3], Lê Thị Bích Hồng[4] và vài bài viết ngắn trên các website với nội dung tổng hợp các ý kiến khác nhau về văn học thị trường, thì hầu như chưa có một hội thảo hay công trình nghiên cứu nào về diễn biến văn học thị trường Việt Nam trong thời gian qua. Theo chúng tôi, một trong những nguyên nhân chính, là dòng văn học thị trường ở Việt Nam chưa được xem trọng, chưa được coi như một bộ phận quan trọng của nền văn học Việt đương đại. Ngược lại, Trung Quốc đã bắt đầu những nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn học và thị trường từ rất sớm. Ngay từ năm 2000, bài viết của Vương Trí Mẫn Văn học của thời đại thị trường hóa[5] đã chỉ ra sự xuất hiện của chức năng tiêu khiến trong văn học, ảnh hưởng của cơ chế thị trường đến với văn học, việc nhà văn đối diện với sự tuyển chọn và cạnh tranh của thị trường. Tiếp theo đó là các bài viết của Đỗ Tố Quyên (Bẫy thị trường – từ USP (“điểm mua”) của văn học để nhìn về các vấn đề và hoàn cảnh văn học[6]); Hồ Nam, Hạ Oánh, Tiêu Tán Quân (Cạnh tranh và diễn biến của thị trường văn học mạng[7])… nghiên cứu về những ảnh hưởng của yếu tố thị trường đến sáng tác văn học qua việc nhà văn lựa chọn chủ đề hay các thủ pháp nghệ thuật. Ngoài ra, các nhà phê bình Trung Quốc cũng để ý đến văn học thị trường ở nước ngoài qua một số trường hợp như thơ ca của Robert Frost[8] hay văn học Ả Rập[9]… Ở Trung Quốc, từ năm 2010 đến nay, dưới sự chỉ đạo của chính phủ, việc nghiên cứu về thị trường văn học Trung Quốc được thực hiện hết sức bài bản, có hệ thống. Hàng năm, Hiệp hội tác gia Trung Quốc đều có báo cáo thống kê về “Trạng huống phát triển của văn học”, trong đó tổng kết lại khuynh hướng và diễn biến của các lĩnh vực: tiểu thuyết, thơ ca, tản văn, văn học thiếu nhi, lý luận phê bình văn học. Viện nghiên cứu tốc độ Internet của Trung Quốc cũng có báo cáo riêng (theo từng quý) về thị trường văn học mạng với đầy đủ số liệu, bảng biểu về thị trường văn học mạng và phân nhóm phần trăm tỷ lệ người đọc theo nghề nghiệp… Điểm khác biệt trước hết giữa thị trường văn học Việt Nam và thị trường văn học Trung Quốc đó là sự chênh lệch về số lượng cũng như chất lượng sách văn học thị trường. Số lượng sách văn học thị trường ở Trung Quốc ở dạng “trăm hoa đua nở”, trong khi đó, dòng sách văn học thị trường ở Việt Nam ít hơn hẳn về mặt số lượng. Nếu nói về chất lượng của các cây bút thì văn học thị trường Việt Nam vẫn thiếu hẳn những tác phẩm hay, còn văn học thị trường Trung Quốc đã có thể xuất bản rộng rãi ở nước ngoài với những sáng tác của Vệ Tuệ, An Ni Bảo Bối, Sơn Táp, Trương Duyệt Nhiên, Xuân Thụ… và đạt được sự yêu thích nhất định của độc giả nước ngoài. Khác với quan niệm của Trung Quốc về văn học thị trường, ở Việt Nam, văn học thị trường còn chưa được chính thức xem là dòng văn học hữu cơ, một hướng phát triển của văn học dân tộc. Bài viết của chúng tôi muốn khái quát những đặc điểm, diện mạo của văn học thị trường Trung Quốc, diễn biến của văn học thị trường Trung Quốc trong giai đoạn 2010 – 2015, từ đó đưa ra một vài suy nghĩ đối với văn học thị trường Việt Nam hiện nay. Bối cảnh văn học Trung Quốc từ thời kỳ cải cách mở cửa đến đầu thế kỷ XXI Văn học Trung Quốc thế kỷ XX song hành với lộ trình hiện đại hóa của xã hội Trung Quốc. Trong những giai đoạn khác nhau, nền văn học Trung Quốc hình thành những trung tâm văn học và trào lưu văn học khác nhau. Từ cuối những năm 70 trở lại đây, văn học phát triển với các trào lưu “văn học vết thương”, “văn học phản tư”, “văn học cách mạng”, “văn học tri thanh”, “văn học tầm căn”… Văn học thời kỳ này thực hiện chức năng khai sáng, bài trừ cái cũ, thâu nhận cái mới, về cơ bản đã đạt đến sự phát triển rực rỡ. Bước vào thập niên 90, xã hội Trung Quốc đã chuyển sang cơ chế thị trường, dẫn đến sự thay đổi về hệ giá trị và sự tái cấu trúc các hình thái ý thức xã hội. Những nguyên tắc lý tưởng truyền thống được thay thế bằng tư duy thị trường, các diễn ngôn đại tự sự nhường chỗ cho tiếng nói của đời sống cá nhân, cá thể. Khái niệm “thị trường văn học” xuất hiện và trở nên phổ biến. Khi văn học được coi là một dạng thị trường, thì sáng tác văn học, đương nhiên, được coi như một thứ “hàng hóa”. Đã nói đến “hàng hóa” thì phải nói đến sự lưu thông hàng hóa, đến mối quan hệ giữa người bán sản phẩm và người mua sản phẩm, quy luật “cung-cầu”, tiêu chí chất lượng của sản phẩm, sự phân loại sản phẩm chất lượng và không chất lượng… Văn học chuyển từ cục diện đơn nguyên sang đa nguyên: văn học chủ lưu, văn học đại chúng, văn học tinh anh cùng tồn tại. Về phía nhà văn, quan niệm sáng tác, hệ giá trị, mục đích sáng tác cũng thay đổi. Văn học giáo huấn, văn học chỉ đạo không còn được độc giả đón nhận. Dưới tác động của kinh tế thị trường, các cây bút cũng phải điều chỉnh cách viết để kịp thích nghi. Nhà văn hướng đến văn hóa đại chúng, tính dân gian, tính thông tục được tăng cường trong các tác phẩm. Sự chuyển hóa của văn học đương đại Trung Quốc trước tiên thể hiện trong sự tiêu hủy các trung tâm ngôn ngữ văn học và các quan niệm về giá trị văn học có tính truyền thống. Nền kinh tế thị trường phát triển khiến cho địa vị cao thượng của văn hóa bị dao động, làm lung lay địa vị quyền lực hành chính, tạo nên sự hủy diệt của trung tâm hình thái ý thức, dẫn đến hệ quả là vị trí “thần thánh” của nhà văn dần dần mất đi. Chức năng giáo hóa của văn học mờ nhạt, chức năng tiêu khiển và giải trí được xem trọng. Giả Bình Ao, Vương An Ức, Vương Mông, Vương Sóc, Trương Vĩ… là những tác giả sớm ý thức được sự chuyển biến từ chức năng giáo hóa sang chức năng giải trí của văn học. Thể hiện rõ nhất cho tác động của nền kinh tế thị trường đến văn học là tiểu thuyết Phế đô của Giả Bình Ao. Phế đô trực tiếp khai thác vấn đề tình dục cá nhân và coi nó là điểm để thu hút độc giả. Sự xuất hiện của Phế đô đi kèm với những hoạt động thương mại như xuất bản, quảng cáo, tuyên truyền… và là bước khởi đầu cho sự thay đổi mẫu hình nhà văn, từ tư cách “nhà văn thời bao cấp” sang “nhà văn bán sách”, “nhà văn thị trường”. Bước sang đầu thế kỷ XXI, với sự phổ cập của Internet và sự phát triển của phương tiện truyền thông, văn học được mở rộng biên độ không gian, nhà văn sáng tác trong một vùng không khí mới của thời đại tiêu dùng. Diện mạo nền văn học có nhiều đổi thay so với trước: số lượng nhà văn tự do, nhà văn nghiệp dư gia tăng, xuất hiện một đội ngũ các nhà văn sáng tác trên mạng. Văn học mạng với tư cách là một hình thái văn học mới ngày càng phát triển và trở thành một nhánh hữu cơ của văn học Trung Quốc đương đại.
Trả lời
. Bối cảnh văn học Trung Quốc từ thời kỳ cải cách mở cửa đến đầu thế kỷ XXI; 2. Yếu tố thị trường trong tam giác quan hệ: nhà văn – tác phẩm – thị trường văn học; 3. Khẩu vị của người đọc; 4. Diễn biến của văn học thị trường giai đoạn 2010 – 2015; 5. Những tranh luận xung quanh vấn đề thị trường văn học Trung Quốc. Từ đó, chúng tôi khái quát những đặc điểm của thị trường văn học Trung Quốc hiện nay. Đồng thời, qua trường hợp văn học thị trường Trung Quốc, có thể thấy những nét tương đồng khi soi chiếu vào văn học thị trường Việt Nam đương đại. Ở Việt Nam, những nghiên cứu xoay quanh văn học thị trường trên thực tế còn rất thiếu, ngoài một số bài viết của Võ Văn Nhơn, Nguyễn Thị Phương Thúy[1], Nguyễn Phượng[2], Nguyễn Thanh Tâm[3], Lê Thị Bích Hồng[4] và vài bài viết ngắn trên các website với nội dung tổng hợp các ý kiến khác nhau về văn học thị trường, thì hầu như chưa có một hội thảo hay công trình nghiên cứu nào về diễn biến văn học thị trường Việt Nam trong thời gian qua. Theo chúng tôi, một trong những nguyên nhân chính, là dòng văn học thị trường ở Việt Nam chưa được xem trọng, chưa được coi như một bộ phận quan trọng của nền văn học Việt đương đại. Ngược lại, Trung Quốc đã bắt đầu những nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn học và thị trường từ rất sớm. Ngay từ năm 2000, bài viết của Vương Trí Mẫn Văn học của thời đại thị trường hóa[5] đã chỉ ra sự xuất hiện của chức năng tiêu khiến trong văn học, ảnh hưởng của cơ chế thị trường đến với văn học, việc nhà văn đối diện với sự tuyển chọn và cạnh tranh của thị trường. Tiếp theo đó là các bài viết của Đỗ Tố Quyên (Bẫy thị trường – từ USP (“điểm mua”) của văn học để nhìn về các vấn đề và hoàn cảnh văn học[6]); Hồ Nam, Hạ Oánh, Tiêu Tán Quân (Cạnh tranh và diễn biến của thị trường văn học mạng[7])… nghiên cứu về những ảnh hưởng của yếu tố thị trường đến sáng tác văn học qua việc nhà văn lựa chọn chủ đề hay các thủ pháp nghệ thuật. Ngoài ra, các nhà phê bình Trung Quốc cũng để ý đến văn học thị trường ở nước ngoài qua một số trường hợp như thơ ca của Robert Frost[8] hay văn học Ả Rập[9]… Ở Trung Quốc, từ năm 2010 đến nay, dưới sự chỉ đạo của chính phủ, việc nghiên cứu về thị trường văn học Trung Quốc được thực hiện hết sức bài bản, có hệ thống. Hàng năm, Hiệp hội tác gia Trung Quốc đều có báo cáo thống kê về “Trạng huống phát triển của văn học”, trong đó tổng kết lại khuynh hướng và diễn biến của các lĩnh vực: tiểu thuyết, thơ ca, tản văn, văn học thiếu nhi, lý luận phê bình văn học. Viện nghiên cứu tốc độ Internet của Trung Quốc cũng có báo cáo riêng (theo từng quý) về thị trường văn học mạng với đầy đủ số liệu, bảng biểu về thị trường văn học mạng và phân nhóm phần trăm tỷ lệ người đọc theo nghề nghiệp… Điểm khác biệt trước hết giữa thị trường văn học Việt Nam và thị trường văn học Trung Quốc đó là sự chênh lệch về số lượng cũng như chất lượng sách văn học thị trường. Số lượng sách văn học thị trường ở Trung Quốc ở dạng “trăm hoa đua nở”, trong khi đó, dòng sách văn học thị trường ở Việt Nam ít hơn hẳn về mặt số lượng. Nếu nói về chất lượng của các cây bút thì văn học thị trường Việt Nam vẫn thiếu hẳn những tác phẩm hay, còn văn học thị trường Trung Quốc đã có thể xuất bản rộng rãi ở nước ngoài với những sáng tác của Vệ Tuệ, An Ni Bảo Bối, Sơn Táp, Trương Duyệt Nhiên, Xuân Thụ… và đạt được sự yêu thích nhất định của độc giả nước ngoài. Khác với quan niệm của Trung Quốc về văn học thị trường, ở Việt Nam, văn học thị trường còn chưa được chính thức xem là dòng văn học hữu cơ, một hướng phát triển của văn học dân tộc. Bài viết của chúng tôi muốn khái quát những đặc điểm, diện mạo của văn học thị trường Trung Quốc, diễn biến của văn học thị trường Trung Quốc trong giai đoạn 2010 – 2015, từ đó đưa ra một vài suy nghĩ đối với văn học thị trường Việt Nam hiện nay. Bối cảnh văn học Trung Quốc từ thời kỳ cải cách mở cửa đến đầu thế kỷ XXI Văn học Trung Quốc thế kỷ XX song hành với lộ trình hiện đại hóa của xã hội Trung Quốc. Trong những giai đoạn khác nhau, nền văn học Trung Quốc hình thành những trung tâm văn học và trào lưu văn học khác nhau. Từ cuối những năm 70 trở lại đây, văn học phát triển với các trào lưu “văn học vết thương”, “văn học phản tư”, “văn học cách mạng”, “văn học tri thanh”, “văn học tầm căn”… Văn học thời kỳ này thực hiện chức năng khai sáng, bài trừ cái cũ, thâu nhận cái mới, về cơ bản đã đạt đến sự phát triển rực rỡ. Bước vào thập niên 90, xã hội Trung Quốc đã chuyển sang cơ chế thị trường, dẫn đến sự thay đổi về hệ giá trị và sự tái cấu trúc các hình thái ý thức xã hội. Những nguyên tắc lý tưởng truyền thống được thay thế bằng tư duy thị trường, các diễn ngôn đại tự sự nhường chỗ cho tiếng nói của đời sống cá nhân, cá thể. Khái niệm “thị trường văn học” xuất hiện và trở nên phổ biến. Khi văn học được coi là một dạng thị trường, thì sáng tác văn học, đương nhiên, được coi như một thứ “hàng hóa”. Đã nói đến “hàng hóa” thì phải nói đến sự lưu thông hàng hóa, đến mối quan hệ giữa người bán sản phẩm và người mua sản phẩm, quy luật “cung-cầu”, tiêu chí chất lượng của sản phẩm, sự phân loại sản phẩm chất lượng và không chất lượng… Văn học chuyển từ cục diện đơn nguyên sang đa nguyên: văn học chủ lưu, văn học đại chúng, văn học tinh anh cùng tồn tại. Về phía nhà văn, quan niệm sáng tác, hệ giá trị, mục đích sáng tác cũng thay đổi. Văn học giáo huấn, văn học chỉ đạo không còn được độc giả đón nhận. Dưới tác động của kinh tế thị trường, các cây bút cũng phải điều chỉnh cách viết để kịp thích nghi. Nhà văn hướng đến văn hóa đại chúng, tính dân gian, tính thông tục được tăng cường trong các tác phẩm. Sự chuyển hóa của văn học đương đại Trung Quốc trước tiên thể hiện trong sự tiêu hủy các trung tâm ngôn ngữ văn học và các quan niệm về giá trị văn học có tính truyền thống. Nền kinh tế thị trường phát triển khiến cho địa vị cao thượng của văn hóa bị dao động, làm lung lay địa vị quyền lực hành chính, tạo nên sự hủy diệt của trung tâm hình thái ý thức, dẫn đến hệ quả là vị trí “thần thánh” của nhà văn dần dần mất đi. Chức năng giáo hóa của văn học mờ nhạt, chức năng tiêu khiển và giải trí được xem trọng. Giả Bình Ao, Vương An Ức, Vương Mông, Vương Sóc, Trương Vĩ… là những tác giả sớm ý thức được sự chuyển biến từ chức năng giáo hóa sang chức năng giải trí của văn học. Thể hiện rõ nhất cho tác động của nền kinh tế thị trường đến văn học là tiểu thuyết Phế đô của Giả Bình Ao. Phế đô trực tiếp khai thác vấn đề tình dục cá nhân và coi nó là điểm để thu hút độc giả. Sự xuất hiện của Phế đô đi kèm với những hoạt động thương mại như xuất bản, quảng cáo, tuyên truyền… và là bước khởi đầu cho sự thay đổi mẫu hình nhà văn, từ tư cách “nhà văn thời bao cấp” sang “nhà văn bán sách”, “nhà văn thị trường”. Bước sang đầu thế kỷ XXI, với sự phổ cập của Internet và sự phát triển của phương tiện truyền thông, văn học được mở rộng biên độ không gian, nhà văn sáng tác trong một vùng không khí mới của thời đại tiêu dùng. Diện mạo nền văn học có nhiều đổi thay so với trước: số lượng nhà văn tự do, nhà văn nghiệp dư gia tăng, xuất hiện một đội ngũ các nhà văn sáng tác trên mạng. Văn học mạng với tư cách là một hình thái văn học mới ngày càng phát triển và trở thành một nhánh hữu cơ của văn học Trung Quốc đương đại.