Trách nhiệm của cha mẹ trong giáo dục con cái

  1. Giáo dục

Những dòng mà tôi viết sắp tới đây có lẽ sẽ hơi gay gắt, nhưng tôi cho rằng đó là điều cần thiết vì bấy lâu nay dường như trách nhiệm của những người làm cha mẹ trong việc giáo dục con cái của mình đang bị bỏ qua, hoặc bị xem nhẹ đến mức gần như là không có, những người tuy sinh con ra nhưng bản thân họ lại hoàn toàn không hiểu trách nhiệm của mình là gì và tệ hơn là họ coi việc giáo dục con cái là việc của người khác chứ không phải là của mình.  Khi con cái của họ không được giỏi giang, không được ngoan ngoãn họ tìm đủ lý do để đổ lỗi, để trốn tránh, họ trách móc Bộ Giáo dục, trách móc các thầy cô giáo, trách móc môi trường sống, trách móc ông bà, trách móc chính đứa con của mình không được thông minh và tài giỏi như bản thân họ ngày trước, thế nhưng người chịu trách nhiệm lớn nhất chính là các bậc làm cha làm mẹ thì lại không hề tự trách mình, đó quả là một nghịch lý của giáo dục hiện nay.

pexels-photo-1106468



Rất nhiều người khi có chút quyền hành, bằng cấp hay tiền bạc trong tay thì tự cho mình là nhất, tự cho mình luôn đúng và ai nói gì họ cũng không chịu nghe theo. Họ cho rằng họ đã biết mọi thứ, cả về giáo dục cũng vậy, họ tự tin là chỉ cần sinh con ra thôi là sẽ trở thành một nhà giáo dục kiểu mẫu, sẽ tạo nên những đứa trẻ thiên tài nhưng cho đến sau cùng thì phần lớn đều đã nhầm. Xin nói thẳng đó là những suy nghĩ hết sức thiển cận, và làm ơn vứt hết mấy cái thứ bằng cấp và địa vị ấy đi, chúng thực sự không có ý nghĩa hay giá trị gì hết, một đứa trẻ khi sinh ra chúng cần tình yêu thương của cha mẹ chứ không cần bằng cấp này kia, vậy nên chúng ta hãy tạm quên những cái địa vị của mình ngoài xã hội và trở thành một bậc cha mẹ theo đúng trách nhiệm của hai từ này. Rất nhiều người sau khi sinh con ra lại không có thời gian chăm sóc cho con của mình, họ  nói họ bận kiếm tiền, họ bận này nọ, tôi xin lỗi nhưng tôi sẽ không chấp nhận bất cứ lý do nào hết vì vậy đừng cố gắng giải thích làm gì, chúng ta đều là những người trưởng thành, chúng ta có thể quyết định sẽ lấy ai, sẽ kết hôn khi nào, kết hôn ở đâu, sẽ sinh con khi nào và sinh con tại nơi nào, nói chung là chúng ta có thể quyết định được mọi thứ vậy thì chúng ta phải chịu trách nhiệm trước những quyết định của chính mình và đừng có đổ lỗi cho bất cứ ai, bất cứ điều gì, làm như vậy thì người bấ hạnh sau cùng vẫn chỉ là những đứa trẻ mà thôi. Nếu chưa có kinh tế vững chắc, hãy cố gắng để có điều đó, nếu chưa có thời gian, vậy thì hãy tạo ra thời gian, hãy sắp xếp lại công việc, nếu chưa có kiến thức về giáo dục con cái, hãy học, cá nhân tôi đã gặp nhiều người, họ lo lắng về việc mình không có kiến thức về giáo dục nhưng họ chỉ dừng lại ở đó, chứ bảo họ đọc sách thì họ không chịu đọc, bảo họ tìm hiểu về giáo dục thì họ không làm, họ cho rằng trời sinh voi thì ắt sẽ sinh cỏ, rồi sẽ ổn thôi, điều đó mới nực cười làm sao, mà đúng là hơn tôi căm thù những kẻ đó, những con sâu mọt của đất nước. Tất nhiên để nuôi một đứa trẻ trưởng thành trong thời đại ngày nay là điều không khó, cơm ăn ba bữa, áo quần đủ mặc là sẽ lớn thôi nhưng hãy nhớ đó là chỉ nuôi con lớn chứ chưa nuôi con “khôn”, mà cái đó mới là yếu tố quan trọng hơn cả.


affection-baby-baby-girl-377058



Việc đầu tiên mà theo tôi mà bất cứ ai cũng cần phải làm đó là hãy tìm hiểu về giáo dục trước khi sinh con từ 3 đến 5 năm, tôi nghĩ đó là khoảng thời gian cần thiết đến mỗi người có thể hiểu và nhận thức được giáo dục là gì và điều gì thực sự xứng đáng với hai chữ ấy. Tổng thống người Mỹ Abraham Liconln từng nói: Nếu cho tôi 6 tiếng để chặt cây, tôi sẽ dùng 4 tiếng để mài rìu. Chúng ta làm cha mẹ trong mấy chục năm trời, thế nên chuẩn bị kỹ thì lai càng tốt. Thực ra trong quá trình mà chúng ta trưởng thành cũng có thể coi là những bước chuẩn bị cho việc làm cha mẹ sau này, mọi việc mà chúng ta làm hầu như cũng là đều hướng tới việc sẽ trở thành cha mẹ, chúng ta kiếm tiền, chúng ta học tập, chúng ta biết yêu thương, quan tâm chia sẻ, chăm sóc người khác, tất cả những việc đó nếu chúng ta có thể làm tốt thì sẽ là một bước đệm rất vững chắc cho việc giáo dục con cái trong tương lai. Bởi vì việc một đứa trẻ ra đời không phải tự nhiên mà có, không phải là việc của riêng một người có thể làm được mà cần phải có sự kết hợp của cả đàn ông và phụ nữ. Nếu chúng ta sinh con với một kẻ ngu dốt thì liệu rằng đứa trẻ đó có thể thông minh được hay không? Nếu chúng ta kết hôn với một kẻ lười biếng, hèn nhát thì liệu rằng sau này đứa con của chúng ta có chăm chỉ và gan dạ được hay không? Thật không quá khi nói rằng ngay từ khi kết hôn thì chúng ta đã có thể nhìn thấy được phần nào những tố chất mà con cái của chúng ta sau này sẽ có, sẽ được hưởng từ cha mẹ của chúng rồi. Nhưng nếu chúng ta ngu dốt, xấu xí, thì những người đàn ông thành đạt, những người phụ nữ xinh đẹp họ có lấy chúng ta hay không? Đó là câu hỏi hết sức đơn giản mà ai cũng có thể trả lời được, vậy nên ai muốn có những đứa con tài giỏi, xinh xắn thì trước hết bản thân mình phải là một người tài giỏi đã, đừng có mơ mộng mình ngu dốt nhưng sinh con ra sẽ thông minh tuyệt đỉnh, tất nhiên trên đời này thì chuyện gì cũng có thể xảy ra nhưng đó là điều rất hiếm, và chúng ta dành công sức đọc sách, nghiên cứu là để làm chủ vận mệnh của bảnthân mình chứ không phải là đọc xong rồi lại phó mặc nó cho số phận. Cũng như những người làm công việc khám chữa bệnh, họ dựa trên cơ sở khoa học chứ không dựa vào bói toán, chẳng nhẽ bây giờ người bệnh đến khám họ tuyên bố một câu xanh rờn là: “Đừng lo, sống chết có số”. Nói vậy thì ai mà chẳng làm được bác sỹ và cũng chẳng ai cần đi khám chữa bệnh làm gì, có số cả rồi mà.


baby-child-couple-53590


Nếu chúng ta chỉ nghĩ là sinh con ra và sẽ tự biết cách giáo dục thì quả thật đó là một sai lầm rất lớn, chúng ta sẽ lại tạo ra một bản sao của chính mình tức là nếu chúng ra thấy điều này là đúng, chúng ta cũng nói với con điều đó là đúng, nếu chúng ta thấy điều này là sai thì đương nhiên, chúng ta sẽ lại bảo con của mình điều đó là sai trái. Đó là suy nghĩ là cảm nhận của chúng ta, liệu xã hội ngoài kia người ta có chấp nhận điều đó hay không? Liệu những điều đúng sai đó có thực sự là đúng và thực sự là sai hay không và quan trọng hơn hết là con người là sản phẩm của giáo dục, mà sản phẩm trong quá trình sử dụng luôn cần phải được bảo trì, nâng cấp, vậy thì tại sao chúng ta chỉ chăm chăm đến việc giáo dục cho những đứa con nít mà quên mất việc bảo trì những chiếc máy, tức là giáo dục tất cả mọi người, đặc biệt là những bậc làm cha mẹ, luôn có tư tưởng áp đặt suy nghĩ của mình lên con cái mà quên mất rằng, chính bản thân họ mới là những người cần được giáo dục hơn con của họ rất nhiều. Tôi cho rằng cha mẹ nên có quá trình khởi động lại bộ não của mình, hãy tái định nghĩa lại tất cả mọi thứ, đừng đi theo lối mòn, đừng áp đặt cũng đừng quá cứng nhắc, nếu chúng làm những điều mà ai cũng làm thì lẽ dĩ nhiên là chúng sẽ chỉ đạt được những điều mà ai cũng đạt được, phải làm những điều mà không ai chịu làm thì mói có được những điều mà không ai có. Chẳng cần phải đến những con số thống kê thì chúng ta cũng đều biết rằng hằng năm có rất nhiều đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi, rất nhiều đứa trẻ vì cha mẹ nghiện ngập, ly hôn, bất đồng mà bỏ đi bụi, bỏ đi sống ở nơi đầu đường xó chợ, điều này là do ai gây ra? Các thầy cô giáo ư? Bộ Giáo dục ư? Công nghệ thông tin hay là do sự thiếu hiểu, thiếu trách nhiệm của chính những bậc làm cha mẹ gây nên, thật không quá khi nói rằng chính những người làm cha làm mẹ đang là những người phá nát nền giáo dục của một đất nước, vì họ có cần bằng cấp hay trình độ, kiến thức gì đâu, họ thích là họ sinh con ra thôi, nhưng sau đó thì họ có dạy được hay không, họ có nuôi được hay không, họ có mang đến cho con của mình những điều tốt đẹp nhất hay không thì chẳng ai quản lý, dường như trẻ em dưới chế độ ngày nay vẫn là tài sản cá nhân thuộc về cha mẹ, thuộc về người sinh ra, và người đó muốn làm gì thì làm, người ngoài không có quyền can thiệp, đó là một sai lầm rất lớn của nền giáo dục hiện nay. Hãy thử nhìn xem, bao nhiêu đứa trẻ trở nên hư hỏng là do các thầy cô ở trường và bao nhiêu đứa trẻ hư hỏng vì cha mẹ không biết cách giáo dục con gây nên, chẳng cần nói thì ai cũng biết là số lượng những đứa trẻ hư hỏng do cha mẹ, do gia đình gây nên là lớn hơn rất nhiều, và những đứa trẻ đó sau này sẽ lại kết hôn, sẽ lại sinh con và những điều ấy lại tiếp tục tái diễn, cứ như vậy thì thoáng chốc là trăm năm trôi qua, cả một thế hệ chìm trong ngu dốt, cả một đất nước chìm trong đói nghèo mãi mãi không thể nào ngóc đầu lên được. Chúng ta luôn nói trẻ em là tương lai của đất nước nhưng chúng ta đã bảo bảo vệ tương lai ấy tốt nhất chưa, đã mang đến cho các em một môi trường tốt nhất để sinh ra và lớn lên hay chưa, nếu chưa thì chúng ta nhất định phải luôn cố gắng và nỗ lực để làm được, phải luôn làm cho nó trở nên tốt hơn, tốt hơn trước. Thật khó để mà đong đếm hết được vinh quang và những giá trị mà một người tài mang lại cho đất nước, bên cạnh đó cũng thật khó để tính toán được những thiệt hại, những tổn thất, những gánh nặng do một kẻ ngu dốt gây ra. Bản thân những người làm cha mẹ phải hiểu rằng, nếu họ có lòng yêu mến đất nước này và mong muốn đất nước này phát triển thì việc tốt nhất mà họ có thể làm đó là giáo dục nên một đứa con tài giỏi, trong số hàng trăm ngàn cách tôi không thấy có cách nào tốt hơn. Vậy nên khi một người con mang lại vinh quang cho đất nước thì cha mẹ của chúng cũng cần được vinh danh, khi một đứa con làm thiệt hại danh dự và tài sản của đất nước thì cha mẹ cũng tự phải cảm thấy có trách nhiệm vì đã không biết cách giáo dục con của mình, đến khi nào thì những bậc làm cha mẹ mới có thể hiểu được điều này, đến khi nào thì họ mới có thể hiểu được trách nhiệm to lớn mà họ đang đảm nhận, mỗi một sự thờ ơ với con cái của bọn họ ở thời điểm hiện tại rất có thể sẽ tạo nên một gánh nặng cho cả một xã hội cả một đất nước trong tương lai, vậy nên tôi thật lòng mong mỏi những bậc làm cha mẹ hãy hiểu rõ trách nhiệm của bản thân mình mà giáo dục con của mình thật tốt, tương lai của cả dân tộc hoàn toàn phụ thuộc vào điều này.


family-toddler-hapy-happy-160688



Nhiều bậc cha mẹ luôn mong muốn con của mình chăm chỉ nhưng chính bản thân họ lại vô cùng lười nhác. Nhiều bậc cha mẹ muốn con của mình ham học nhưng bản thân họ thì cả năm không đọc nổi một cuốn sách, chồng thì suốt ngày nhậu nhẹt, vợ thì chăm chăm đi ngồi lên đôi mách, vậy mà lúc nào cũng mong muốn con của mình phải giỏi giang hơn người, tôi chỉ mong những đứa trẻ đó không trở nên hư hỏng là đã may mắn lắm rồi, xin đừng nói đến những điều xa xôi hơn nữa. Nếu cha mẹ không thể là tấm gương cho con noi theo thì ai có thể làm điều đó được đây? Chẳng nhẽ là ông hàng xóm hay những vĩ nhân, những nhà khoa học xa xôi tận mấy phương trời, tận mấy thập kỷ? Nếu muốn con của mình được như vậy thì cha mẹ hãy thử nhìn lại xem những con người vĩ đại ấy có cha mẹ như thế nào, bản thân mình có điểm nào hơn, bản thân mình có điểm nào chưa bằng thì phải làm sao để bằng, và họ đã giáo dục con của mình ra sao? Giáo dục nếu chỉ dừng lại ở mức lời nói thì thật chẳng có giá trị nào, cha mẹ cứ ngồi đó nói những đạo lý xa xôi, tỏ vẻ hiểu biết nhưng mà thực ra chính bản thân cha mẹ cũng đâu có hiểu, nói tràng giang đại hải đứa con tuy có vẻ chăm chú lắng nghe nhưng sau đó thì lại quên sạch, không nhớ được gì, cũng không thay đổi gì, tại sao? Vì lời nói thì phải đi đôi với việc làm, cha mẹ là người lớn tuổi hơn  lúc nào cũng đi soi mói đứa con nít, trong khi đó lại không chịu xét mình, con làm sai thì quát mắng om sòm trong khi đó mình làm sai thì coi như là mọi chuyện không có gì, thử hỏi như vậy ai có thể tôn trọng. Hết cách lại lôi quyền lực vị trí ra đe doạ, cho rằng tao là bố là mẹ của mày nên tao có quyền, rồi cậy mình lớn tuổi hơn mà ép người trẻ phải nghe theo, thật nực cười, thật ngu dốt. Muốn già đi thì chúng ta chẳng cần phải làm gì hết nhưng muốn có kiến thức thì phải học, đừng bao giờ đánh giá trình độ của ai đó qua tuổi tác vì đó là hai việc chẳng liên quan gì đến nhau. Thế giới này coi trọng những người có học thức chứ không coi trọng người già, bạn đừng bao giờ nhầm lẫn hai việc đó với nhau. Vậy nên cách tốt nhất mà cha mẹ có thể làm để giáo dục con của mình đó hãy trở thành tấm gương cho các con noi theo và học tập, để cho các con dù đi đâu cũng có thể tự hào với mọi người về điều đó, về việc nó đã có một ông bố và một người mẹ tuyệt vời đến như thế nào.


Cuộc đời ai cũng phải đi qua sinh lão bệnh tử, phải làm sao để khi ra đi mà lòng thanh thản nhẹ nhàng, không còn vướng bận chuyện gì nữa thật chẳng phải là chuyện dễ dàng, có thể nói là làm được ngay. Vẫn biết là Đời cua cua máy, đời cáy cáy đào nhưng đã mang bổn phận làm cha mẹ thì ai chẳng nặng lòng với con với cháu, ai chẳng mong con cháu mai sau được ấm no, hạnh phúc, ngày càng phát triển thành đạt. Cha mẹ tích đức thì mong con hưởng vậy cha mẹ sống dối gian, hiểm ác thì ai sẽ là người gánh chịu, đó là câu hỏi mà cha mẹ cần suy ngẫm. Xưa nay luật nhân quả nào có bỏ sót một ai, đằng sau mỗi một kết quả là một nguyên nhân nào đó, hoàn toàn xuất phát từ những câu chuyện tai nghe mắt thấy hằng ngày chứ đâu phải là mê tín dị đoan gì. Cha mẹ xấu tốt ra sao, người đời hiểu rất rõ. Nhà dột thì dột từ nóc; Cha nào thì con nấy; Lấy vợ kén tông lấy chồng kén giống, đó là kinh nghiệm mà người xưa đúc kết bao đời truyền lại, sao chẳng chịu nghe theo lời răn dạy mà cứ làm trái. Cha mẹ cả đời trong sáng lương thiện thì con cũng phần nào đã có tiếng thơm, cha mẹ mà xấu xa, hiểm ác thì dù con cái có tắm rửa kỳ cọ cỡ nào cũng chẳng thể gột sạch, vì những vết nhơ bẩn đó đâu phải là ở trên người, nó có từ trong quá khứ đấy thôi. Cho con thứ gì là quý giá hơn cả, xét cho cùng thì chỉ có hai thứ đó là tình yêu thương của cha mẹ và tri thức mà thôi. Yêu thương tạo nên trái tim và tâm hồn nhân hậu. Tri thức tạo nên trí tuệ, một con người vừa có trái tim nhân hậu lại có một trí tuệ kiệt xuất thì ai có thể so sánh được đây. Đó là hai thứ vô hạn mà không ai hay không thứ gì có thể đong đếm hết được. Để lại cho con tiền bạc, công danh, địa vị thì chỉ một đời là hết, để lại cho con yêu thương thì sẽ lan toả khắp mọi nơi, để lại cho con tri thức thì lưu danh muôn thuở, đó là điều mà lịch sử suốt hàng ngàn năm qua đã chứng minh, không chỉ ở nước ta mà còn trên toàn thế giới.

Tỉ phú Hong Kong Yu Pang-Lin vừa qua đời ở tuổi 93, để lại di chúc hiến toàn bộ tài sản trị giá khoảng 2 tỉ USD cho hoạt động từ thiện.

“Nếu các con tôi giỏi hơn tôi thì chẳng cần phải để nhiều tiền cho chúng. Nếu chúng kém cỏi thì có nhiều tiền cũng chỉ có hại cho chúng mà thôi” – ông Yu Pang-Lin khẳng định.

Yu Pang-Lin không phải là người đầu tiên trên thế giới “keo kiệt” với con nhưng lại hào phóng với xã hội. Người giàu nhất thế giới – Bill Gates – từng tuyên bố sẽ chỉ để lại cho con 0,05% tổng tài sản kếch xù của mình. Báo chí hỏi tại sao lại như vậy, ông trả lời đại ý: Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống, không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội. Đã là con người thì phải lao động. Tại sao tôi phải cho con tiền?

Nhưng cũng có những người con sẵn sàng từ chối thứ mà “đời bố hi sinh” để “củng cố” cho mình. Stephen Covey – người từng được tạp chí Time bầu chọn là 1 trong 25 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới, tác giả cuốn sách nổi tiếng 7 thói quen để thành đạt – viết di chúc để lại tiền cho con và ra đi năm 2012.

Cả chín người con không ai nhận tiền. Họ lý giải rất giản dị rằng họ là những người bình thường và hoàn toàn có thể tự lao động, tự kiếm sống được.

Tương tự, tỉ phú Warren Buffett viết di chúc chỉ để lại 10% tài sản của mình cho con, còn lại là làm từ thiện. Tuy nhiên, ba người con, dù không phải quá giàu có, cũng từ chối và dành luôn số tiền đó cho từ thiện.

Những người cha kiên quyết không để lại tiền cho con hoặc những người con quyết liệt không nhận tài sản thừa kế chắc chắn không phải là những người không coi trọng đồng tiền, vì hơn ai hết họ đã phải đổ mồ hôi, công sức và trí tuệ cả đời để tạo dựng nên sản nghiệp.

Tuy nhiên, họ cũng hiểu có một thứ còn quý giá hơn tiền, quan trọng hơn tiền, đó chính là trách nhiệm, mà trước hết là trách nhiệm với chính mình (tự mình phải chịu trách nhiệm về mình), rồi trách nhiệm với gia đình, cộng đồng, xã hội… Họ cũng ý thức được một cách sâu sắc ẩn họa của việc xài những đồng tiền không do chính mình làm ra.

Có người nói rằng có hai thứ mà cha mẹ cần trang bị cho con cái và chỉ hai thứ đó là đủ, còn không, nếu có để lại cho con thứ gì đi nữa mà thiếu hai thứ đó thì coi như chưa cho con gì cả.

Hai thứ đó là: ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm.

Một con người biết trách nhiệm và có năng lực để thực hiện điều đó khi đi học sẽ học thực, học vì mình (và do đó sẽ khó có kiểu học đối phó; mua điểm, mua bằng; học vì cha, vì mẹ); khi đi làm sẽ làm hết mình, tự giác và luôn hướng tới hiệu quả cao nhất (và do đó sẽ không có kiểu làm “giả cầy”, thụ động; làm gian, làm dối như một vài trường hợp mà không khó cũng có thể nhận diện được ở nhiều cơ quan, công sở)…

Không để lại tiền cho con nhưng để lại cho con ý thức trách nhiệm và trang bị cho con năng lực để tự chịu trách nhiệm thông qua giáo dục làm người, giáo dục làm việc, ấy là đã để lại một sản nghiệp đồ sộ cho con rồi.

Muốn làm được như vậy thì trước là phải tu thân, tức là phải tự hoàn thiện chính mình để lấy đó làm gương cho các con noi theo. Mọi việc phải xuất phát từ tấm lòng chân thật, tôn kính, chớ nên giả tạo. Có nhiều kẻ sáng đi lễ Phật, chiều làm lễ cúng bái thần linh bốn phương nhưng đến tối về lại chửi con, mắng cháu, hạ nhục người khác bằng những lời lẽ cay nghiệt, độc ác thì phỏng có ích gì, thần linh nếu như thật sự tồn tại thì có lẽ cũng ghê tởm loại người ấy chứ sao có thể phù hộ cho loại người như vậy được. Đừng lấy cớ lúc giận hay khẩu xà tâm phật ra để bao biện cho hành vi của mình, gươm giáo đâm đau còn có thể lành chứ lời nói hạ nhục, miệt thị thì có khi đau đến cả một đời cũng không bao giờ khỏi. Cái thói ra ngoài thì tỏ vẻ lễ phép, ngoan hiền, kính trên nhường dưới nhưng về đến nhà lại ăn nói cục cằn thô lỗi, chửi vợ đánh con thì quả là giả tạo và ngu dốt hết mức. Đối đãi với kẻ nịnh bợ, bất tài, thất đức thì lúc nào cũng hay ho tốt đẹp, đối với những người thân yêu của mình thì lại lạnh nhạt thờ ơ, hạng người như vậy thì lấy gì để mong tích đức về sau. Đối với cha mẹ thì phải ra sao, có lẽ ai cũng đều đã biết, trước là tự lo được cho bản thân về mọi mặt để không làm cha mẹ phiền lòng, sau thì tạo dựng sự nghiệp để cha mẹ có thể tự hào, chúng ta đối đãi với cha mẹ như thế nào thì sau này con cái cũng sẽ đối đãi với ta như vậy, nhưng mỗi hành động phải được xuất từ tấm lòng hiếu thảo chứ không phải là với mục đích khác, kẻ nào lợi dụng chính sự tin yêu của cha mẹ để trục lợi cho cá nhân thì chớ có mong con cháu đời sau sẽ đối đãi tử tế với mình, đừng có mang mâm cao cỗ đầy lên bàn thờ để tế ruồi, hãy hiếu thảo với cha mẹ ngay khi cha mẹ còn sống còn mạnh khoẻ, đối với cha mẹ mà bất kính thì thờ cúng tổ tiên cũng chẳng có ích gì.

Đối đãi với anh em, bè bạn hay hàng xóm láng giềng thì phải chân thành, thẳng thắn, chỗ đông thì phải ngợi khen, chỗ vắng thì phải biết lựa lời mà khuyên nhủ thói hư tật xấu của bạn. Không phải cứ sinh ra cùng họ, mang danh anh em là có thể trở nên thân thiết, sở dĩ gọi như vậy là vì quý mến, kính trọng mà thành, coi nhau như anh em hay kết nghĩa anh em cũng là vì lẽ đó. Khi khó khăn, hoạn nạn thì giúp đỡ hết sức, khi thành đạt thì chung vui cho bạn, anh em trong nhà của mình, chớ nên xa lánh, ghen tị rồi tìm cách chiếm đoạt. Ở đời tìm được vợ hiền đã khó tìm được tri kỉ lại càng khó gấp bội phần, nếu chẳng may có mệnh hệ gì, trước là nhờ cậy anh em họ hàng, sau thì nhờ cậy bạn bè gần xa, hàng xóm láng giềng. Sống tốt thì ai ai cũng yêu mến, sống giả dối, ích kỷ thì đến khi ấy con cái của ta biết trông cậy vào ai.

Đối với vợ với chồng đâu có cần cao sang, chỉ cần giữ đúng những lời ước hẹn là đã là tốt lắm rồi. Cha mẹ dù muốn hay không thì cũng sẽ là một phần ký ức tuổi thơ của con, thậm chí cha mẹ còn chính là người viết lên cái tuổi thơ ấy nữa, vậy cha mẹ muốn ký ức đó như thế nào, nó sẽ đầy ắp những niềm vui và tiếng cười hay là tràn ngập những khổ đau, bất hạnh? Một tuổi thơ đẹp đẽ chính là món quà vô giá mà cha mẹ để lại cho con của mình, xin hãy nhớ kỹ cho điều này: Vợ chồng hoà thuận, yêu thương tôn trọng lẫn nhau chính là món quà lớn nhất mà cha mẹ dành cho con cái của mình.

Xét về bản thân mình thì phải biết giữ gìn lời nói, hành vi, chớ nên vì tức giận mà làm tổn thương người khác, mà cũng tự hạị chính mình, chết vì tức giận thật là cái chết không đáng có. Đức Phật dạy, Ác khẩu(hay còn gọi là ác ngữ) là một trong bốn điều bất thiện thuộc về lời nói (vọng ngữ, ỷ ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu). Ác khẩu có thể khiến người ta ăn năn hối hận cả cuộc đời. Ấy thế mà cha mẹ lại thường xuyên chửi bới con cái của mình thì thật bất hạnh cho gia đình ấy, bất hận cho đứa trẻ ấy biết bao. Nếu cha mẹ mà còn nhục mạ người khác thì hãy bỏ ngay thói này, vì nhất định sẽ để lại nghiệp chướng cho con cháu về sau. Cha mẹ vì một chút tức giận mà loạn ngôn, chửi bởi ở ngoài rồi bị kẻ thù tìm giết, khi đó không chỉ bản thân mình bị khổ ải mà còn liên luỵ đến cả vợ con, như vậy chẳng phải là quả báo đã hiện hữu đấy hay sao.

Phải không ngừng học tập để nâng cao hiểu biết của bản thân, cha mẹ lười biếng ngu dốt thì đừng có mong con sẽ chăm chỉ, giỏi giang. Muốn con cái là người như thế nào thì cha mẹ trước tiên hãy là người như thế.

 

Trong làm ăn, kinh doanh chớ nên vì chút ích lợi nhỏ nhoi mà ăn cắp, ăn trộm, làm xong đã không biết xấu hổ lại còn đi khoe khoang khắp nơi. Kẻ buôn gian bán dối rồi thì cũng phải chị cảnh mạt cưa mướp đắng mà thôi, cha mẹ như vậy thì sao có thể dạy dỗ con cái, sao có thể để lại phúc đức cho con cháu đời sau. Nhất là những kẻ làm trong cơ quan nhà nước, của tham ô tham nhũng nhưng lúc nào cũng bày biện ra trước tiên để khoe khoang ta là người có chức có quyền, có tiền bạc danh vọng, kẻ ngu dốt nhìn vào thì thấy đó là hay còn những người có tài có đức thì khinh thường vô cùng.

Nếu được làm quan thì phải biết mình là đầy tớ của nhân dân, làm mọi việc phải nghĩ cho dân cho nước trước tiên, làm quan tốt thì được người đời ca ngợi như bác Bá Thanh, Bác Hồ, bác Giáp, chứ đừng để cho người ta chửi rủa muôn đời như những kẻ khác, thật nhục nhã biết bao nhiêu. Con cháu kẻ đó tuy có thể hưởng được chút vinh hoa phú quý nhưng ra đường sao dám ngẩng cao đầu mà đi hiên ngang giữa phố, vào quán có thể đập bàn đập ghế tiêu tiền như nước nhưng khi sống thì người bồi bàn cũng chẳng tôn trọng, đến khi chết thì nào có ai người ta thương tiếc, dù xã hội có thối nát đến đâu thì muôn đời những kẻ đó cũng không có chỗ nào được chào đón kính trọng, đó là điều mà tôi luôn tin tưởng.

Tất cả những điều trên trước là làm vì chính bản thân cha mẹ, sau vì đã làm cha mẹ rồi thì lại càng phải cố gắng hơn nữa để tự hoàn thiện mình để xứng đáng với hai tiếng cha mẹ mà các con vẫn gọi hằng ngày. Đứng trước mặt con có thể tự hào vỗ ngực mà nói thật rõ ràng, thẳng thắn không chút hổ thẹn với lòng mình, không cắn rứt lương tâm, hay cảm thấy lỗi lầm với quê hương đất nước. Nếu là người thợ xây hãy chỉ cho con những công trình mà cha mẹ đã làm, tuy nhỏ bé nhưng cha mẹ đã làm bằng cả tâm huyết của mình, tận tâm xây nên những công trình tươi đẹp và an toàn cho mọi người. Nếu là người quét rác thì hãy chỉ cho con thấy những con phố sạch đẹp mà cha mẹ quét dọn mỗi ngày. Nếu là người giáo viên thì có gì quý giá hơn việc cho đi tri thức của mình, dẫu những học sinh ấy chẳng một lần nói được hai chữ cảm ơn nhưng cũng có sao đâu, được đóng góp chút sức lực nhỏ bé của mình chính là niềm vui lớn nhất rồi. Dù có làm nghề gì hay tôn giáo ra sao, sống ở nơi nào, ngoại hình, thân phận….cũng đâu có quan trọng, đạo lý thì vẫn chỉ có một mà thôi, nghèo thì dễ bị người đời khinh thường nhưng giàu cũng chưa chắc đã được kính trọng. Vẫn biết những kẻ ngu dốt, đê hèn, tham lam thì đời nào cũng có nhưng hoa sen đâu có vì mọc trong bùn lầy mà hôi tanh mùi bùn, chúng vẫn nở hoa thơm ngát và sáng rõ đấy thôi, đoá hoa trong rừng dù chẳng được ai nhìn ngắm như vẫn luôn ngát hương thơm, chúng có vì thế mà lụi tàn héo úa hay không? Rất  mong các bậc cha mẹ hãy nhớ lấy điều này để giáo dục con cái của mình.

Nhiều bậc cha mẹ ngày nay làm mọi cách để cho con vào những ngôi trường tốt nhất nhưng lại không mang đến cho con một môi trường gia đình tốt nhất, điều này là hoàn toàn sai lầm. Cha mẹ làm vậy là vì có nhiều lý do, có thể là vì họ không có thời gian, hoặc ngu dốt quá không thể dạy nổi nên đành phó mặc con của mình cho các thầy cô giáo, và cũng là một cách rất tốt để họ đổ lỗi mỗi khi xảy ra chuyện. Họ sẽ nói là họ đã cố gắng hết sức để kiếm tiền, cho con học trường tốt nhất mà nó vẫn không thể nào được như kỳ vọng, không thể nào bằng bạn bằng bè, và như đã nói từ trước thì tôi không bao giờ chấp nhận bất cứ lý do nào hết, chúng ta sinh con ra, chúng ra là cha mẹ, trách nhiệm giáo dục con cái hoàn toàn thuộc về chúng ta chứ không phải ai khác, vậy nên hãy tự trách mình, hãy tự cố gắng và nỗ lực hoàn thiện bản thân mình chứ đừng đổ lỗi cho bất cứ ai, nếu người nào đọc đến dòng này mà vẫn còn mang tư tưởng đổ lỗi thì tốt nhất là nên dừng lại và đừng có đọc nữa, đọc cả ngàn trang sách thì cũng vô ích mà thôi. Mấy năm gần đây nhiều trẻ em bị bạo hành, những đứa trẻ đó đều là con của người công nhân, những người vừa nghèo khó lại vừa không có thời gian chăm sóc con mình. Thử hỏi nếu cha mẹ có điều kiện thì những đứa trẻ đó có bị như vậy hay không? Suy cho cùng thì mọi sự bất hạnh trên đời này đều bắt nguồn từ ngu dốt mà ra, vì ngu dốt nên mới phải đi làm công nhân, làm người lao động có thu nhập thấp, rồi sinh con thì không thể chăm sóc con một cách tốt nhất, rồi con của những người đó lại làm công nhân , lại kết hôn, sinh con và lại gửi con vào những nơi kém chất lược…,cái vòng luẩn quẩn ấy bám riết đến muốn đời thật buồn thảm biết nhường nào.

Cha mẹ mong muốn cho con của mình được học tại một ngôi trường tốt là điều hoàn toàn chính đáng, không có gì sai nhưng liệu cha mẹ lúc nào cũng muốn con học ở trường tốt đó là họ thực sự nghĩ tốt cho con của mình hay còn là vì sĩ diện của bản thân mình nữa. Bởi vì như tôi thấy có nhiều bậc cha mẹ bằng mọi cách dỗ ngon dỗ ngọt rồi đến quát mắng bắt con phải vào những trường hàng đầu, dù chúng chẳng muốn như vậy, chúng tự biết là với khả năng của mình khi vào những ngôi trường đó thì chỉ có thụt lùi đi mà thôi chứ không thể nào theo kịp bè bạn, nhưng cha mẹ của những em đó cũng chẳng thèm nghe, bởi vì nếu có ai hỏi con của họ học ở trường nào thì họ sẽ tự hào mà khoe là con học ở trường hàng đầu của tỉnh, nếu con của họ mà học ở một ngôi trường bình thường thì họ sẽ cho đó là sự xấu hổ, là thế này thế kia, họ đổ lỗi cho mọi thứ mà không hề chịu lắng nghe con của mình xem chúng thực sự muốn gì, chúng giỏi cái gì, và muốn sống một cuộc sống như thế nào. Tệ hơn nữa, có nhiều bậc cha mẹ luôn mang thành tích học tập của con ra để khoe khoang, để phục vụ cho cái tính sĩ diện của cá nhân mình, những hàng động như vậy thật đáng nực cười và đáng lên án biết nhường nào.

Thử hỏi một đứa trẻ được học ở một ngôi trường hàng đầu thế giới nhưng về đến nhà thì cha mẹ cãi nhau, lạnh nhạt hoặc vì lo kiếm tiền nên quá mệt mỏi mà thờ ơ với con thì liệu rằng đứa trẻ đó có vui sướng hay không, chúng có hạnh phúc hay không?


Thử hỏi chúng ta mang những nguyên tắc của giới quý tộc ra áp dụng cho những kẻ nghèo đói thì có hợp lý hay không, liệu có thành công, có biến những con người đó thành người quý tộc hay không? Đó là điều hoàn toàn ngớ ngẩn và bất khả thi. Một con người được sống ở nước Pháp thì tất nhiên là sẽ nói tiếng Pháp, ăn thức ăn Pháp, mặc quần áo, suy nghĩ tư tưởng cũng hoàn toàn sẽ là Pháp, và tất cả những thứ đó không phải ngẫu nhiên mà có. Những gia đình Việt kiều sống ở nước ngoài thì sao, tuy chỉ là số ít thôi nhưng cũng có rất nhiều gia đình mà con cái của họ vẫn lưu giữ được những nét truyền thống của người Việt, như là ngôn ngữ, những phong tục và đặc biệt là họ vẫn luôn nghĩ mình là người Việt Nam, họ biết mình là người Việt Nam và họ tự hào về điều đó, thế nên họ muốn duy trì điều đó đến thế hệ mai sau. Ở đây chúng ta thấy rằng môi trường gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của một cá nhân, môi trường gia đình là do cha mẹ tạo nên và cha mẹ có thể thay đổi được, cha mẹ chẳng thể nào thay đổi được thế giới, chẳng thể nào bắt ngôi trường kia phải dạy những môn mà con thích, nhưng trong gia đình thì cha mẹ chính là những người làm chủ, đó là lý do mà tại sao tôi lại tập trung và môi trường gia đình, và tôi cho rằng đó chính là môi trường quan trọng nhất trong giáo dục. Vậy phải làm thế nào để có thể tạo được một môi trường gia đình tốt nhất cho con, sẽ không thể nào có câu trả lời cụ thể cho câu hỏi này vì điều đó còn tuỳ thuộc vào chúng ta muốn con của mình trở thành người như thế nào. Nếu chúng muốn có một cầu thủ bóng đã như lại suốt ngày bắt nó học vẽ thì liệu nó có thành cầu thủ được hay không? Nếu chúng ta muốn có một thủ khoa nhưng lại suốt ngày để nó chơi game mà bỏ bê việc học thì liệu điều này có thành hiện thực được hay không? Vậy nên chúng ta trước hết là phải xác định xem sẽ hướng con cái trở thành người như thế nào rồi xây dựng một môi trường gia đình như thế, chứ không nhất thiết là phải theo một hình mẫu chung nhất, đó là điều không thể.

Trong cuộc đời mỗi người, chúng ta đã nhìn thấy biết bao nhiêu là hình ảnh đẹp nhưng có hình ảnh nào đẹp hơn hình ảnh của một cặp vợ chồng cùng nhau yêu thương và chăm sóc cho đứa con của mình hay không? Trong số trăm ngàn cuốn sách dạy con mà các bậc cha mẹ đã đọc có cuốn sách dạy con nào tốt hơn là cuốn hai vợ chồng sống với nhau hạnh phúc hay không, có cách dạy con nào tốt hơn là đối tốt và yêu thương người bạn đời của mình hay không? Rất nhiều người khi có con thì tập trung hết mọi yêu thương vào con mà quên biến mất người bạn đời của mình, đó là một sai lầm vì suy cho cùng họ cũng chỉ là con người, họ cũng có những khó khăn, có những nỗi buồn cần được sẻ chia, họ không phải là một cỗ máy vô hồn. Mải mê vào con quá rồi đến lúc người bạn đời đi ngoại tình thì nên trách ai bây giờ, rồi sau đó là ly hôn, thử hỏi điều này là tốt hay là xấu cho đứa con của mình, vậy nên càng yêu thương con nhiều bao nhiêu thì lại càng phải cố gắng gìn giữ hạnh phúc gia đình nhiều bấy nhiêu, đó mới là người biết nhìn xa trông rộng, đó mới là tình yêu đúng nghĩa. Nhiều bậc cha mẹ luôn miệng nói hãy vì con mà đừng ly hôn, cho con có đầy đủ cả cha lẫn mẹ, tại sao họ không nói vì con mà bản thân mình sẽ thay đổi, tại sao trước đây không lo lắng về chuyện này, đến khi chuyện xảy ra rồi thì mới lôi con ra làm bức bình phong cho sự ngu dốt của cá nhân mình, họ cố gắng tìm mọi cách níu giữ hôn nhân với lý do là vì con nhưng một đứa trẻ liệu có hạnh phúc không khi phải  sống trong một gia đình mà cha mẹ cãi nhau, đánh nhau, chiến tranh lạnh, tuy sống trong cùng một nhà nhưng chẳng có chút tình cảm nào dành cho nhau như thế?

Dẫu biết là vậy nhưng nhiều người vẫn không thể cho con của mình được một gia đình có đầy đủ cả cha lẫn mẹ, vì sao? Chúng ta đều đã biết, kết hôn là việc trọng đại của đời người, hãy cứ nhìn những người thành công nhất trên thế giới mà xem, có người đàn ông nào mà không có một người vợ tuyệt vời, hãy cứ nhìn những người phụ nữ hạnh phúc nhất trên thế gian, có ai mà lại thiếu đi một người chồng hết lòng yêu thương. Nhưng chúng ta làm cái việc trọng đại ấy khi nào, khi mà chỉ mới hai mươi mấy tuổi đầu, liệu rằng ở cái độ tuổi đó chúng ta đã đủ khôn ngoan hay chưa? Liệu rằng chúng ta đã có đủ tự tin về mặt tài chính để mang đến cho con của mình một cuộc sống tốt nhất hay chưa? Đã bao giờ chúng ta quyết định kết hôn và nghĩ đến việc nếu sau này hai vợ chồng không hạnh phúc thì sẽ ảnh hưởng đến con cái nhiều như thế nào hay chưa? Nếu ai còn chưa nghĩ đến thì hãy đến trại trẻ mồ cô mà nhìn thử xem, hãy nhìn những đứa trẻ cầu bất cầu bơ mà suy nghĩ xem, liệu chúng có phải bỏ nhà đi lang thang khắp chốn như vậy khi mà có cha mẹ hạnh phúc và yêu thương chúng hết lòng hay không, tôi tin là không, chắc chắc là như vậy. Chúng ta không ai dám khẳng định một điều rằng kết hôn thì chắc chắn là sẽ hạnh phúc vì sẽ có rất nhiều yếu tố khác nhau tác động đến nhưng chúng ta có thể học trước về giáo dục, chúng ta chính là những người quyết định khi nào sẽ sinh con, sẽ sinh con ở đâu và sẽ sinh con bằng phương pháp gì, tất cả những điều đó chúng ta đều có thể làm chủ được chứ không phải sự ngẫu nhiên tình cờ, vậy nên hãy sinh con ra trong tiếng cười ngập tràn hạnh phúc của gia đình, hãy mang đến cho con một môi trường phát triển tốt nhất chứ đừng sinh con như một cái máy để rồi lại quẩn quanh trong cái vòng nghèo đói và ngu dốt triền miên.

Cha mẹ cần hiểu rằng dù có yêu thương con đến đâu thì một ngày nào đó con cũng sẽ lớn khôn, cũng sẽ trưởng thành và rời khỏi vòng tay của cha mẹ để bắt đầu đi trên con đường của riêng mình. Cha mẹ cần chuẩn bị cho những tháng ngày này như thế nào? Có nhiều bậc cha mẹ vì quá lưu luyến mà đã vô tình kìm kẹp con lại trong vòng tay của mình để bao bọc, để che chở, làm vậy là không nên. Cha mẹ và các con đều có cuộc sống của tiêng mình, gia đình là nơi để gắn kết yêu thương chứ khhông phải là chốn tù đày, yêu thương thái quá và không đúng cách sẽ trở thành sự ngột ngạt và khó chịu đến không sao chịu nổi, nó làm con người ta muốn phát điên mà không điên được, muốn bỏ thì tôi mà giữ lại thì cũng không vui vẻ gì. Trong bài Remember When của Alan Jackson có mấy câu hát rất hay:


When the children grow up and move away 
We won’t be sad, we’ll be glad 
For all the life we’ve had 
And we’ll remember when
Khi con cái lớn khôn và rời xa vòng tay của mẹ cha.
Chúng ta sẽ không buồn mà sẽ tự hào vì điều đó.
Vì tất cả những điều mà chúng ta đã có trong cuộc đời.
Và chúng ta sẽ nhớ mãi về những ngày tháng ấy.


Con cái chính là món quá lớn nhất mà ông trời đã ban tặng cho chúng ta. Cha mẹ đừng buồn khi phải rời xa con mà hãy tự hào vì điều đó. Thành quả sau bao năm nuôi nấng dạy dỗ nay đã lớn khôn, đã trưởng thành rồi đấy, hãy để con lao ra biển lớn, vùng vẫy với những con sóng, chinh phục ngọn núi cao, những cơn gió lớn, cha mẹ sẽ ở đây đợi con trở về, và sẽ dõi theo từng bước đi của con mỗi ngày. Năm tháng vội vã trôi qua với biết bao lo lắng vất vả ngược xuôi, mới ngày nào đứa con còn bé bỏng giờ đã khôn lớn, đã rời xa vòng tay cha mẹ để tự bước đi trên con đường của riêng mình. Dẫu đã biết ngày này sớm muộn gì rồi cũng đến nhưng vẫn khó tránh được cảm giác cô đơn hụt hẫng của những ngày đầu tiên phải sống xa các con. Cả một đời đi làm vất vả, dành hết yêu thương cho con cái và gia đình, nay đã có khoảng thời gian cho riêng mình, tại sao lại không vui vẻ mà tận hưởng nốt quãng đời còn lại. Con cái cũng có cuộc sống của riêng nó và cha mẹ cũng vậy. Nó đã ở với ta suốt bao năm rồi, nay cũng là giây phút ta nên dành nhiều thời gian hơn cho mình, để cả hai vợ chồng cùng nhìn lại những quãng thời gian đã qua, những kỷ niệm của ngày trước….và còn biết bao nhiêu điều tốt đẹp khác nữa trong cuộc sống này.


Tôi vẫn thường nghe những bài hát về cha mẹ và tình cảm gia đình từ lâu. Có rất nhiều bài hay và tôi vẫn thường nghe trong khi viết cuốn sách này, nay xin được chia sẻ với các bậc cha mẹ, những người đã làm nên những công trình vĩ đại nhất của nhân loại, chúng ta đáng được tôn vinh hơn bất cứ ai khác trên thế gian này. Hãy dừng tất cả mọi thứ lại và thưởng thức một chút âm nhạc, đó là điều tuyệt vời nhất mà tôi có thể làm lúc này.

Từ khóa: 

giáo dục