Trình bày hiện thực và tưởng tượng trong truyện truyền thuyết?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Hiện thực trong truyền thuyết là hiện thực xã hội loài người nhưng được nhìn bó hẹp trong phạm vi từ bộ tộc cho đến bộ lạc rồi tiến dần lên xã hội có nhà nước chuyên chế. Thần thoại giải thích thế giới tự nhiên thì truyền thuyết giải thích thế giới con người. Mô hình thế giới con người được nhìn từ mô hình bộ lạc. Thần thoại thần thánh hoá thiên nhiên thì truyền thuyết thiêng liêng hoá bộ lạc. Như vậy, suy cho cùng thì ở thần thoại, con người là trung tâm của vũ trụ còn truyền thuyết bộ lạc là trung tâm của xã hội. Ở thần thoại có bộ phận thần thoại suy nguyên nguồn gốc vũ trụ thì ở truyền thuyết có bộ phận truyền thuyết suy nguyên nguồn gốc con người và bộ lạc. Truyện “Thần trụ trời” của thần thoại Việt thuộc loại thần thoại suy nguyên nguồn gốc vũ trụ. Truyện “Họ Hồng Bàng” của truyền thuyết Việt là truyền thuyết suy nguyên về chủng tộc của Bách Việt và Lạc Việt. Bộ phận truyền thuyết suy nguyên bắt nguồn từ sự suy nguyên của thần thoại. Mọi vật trong thế giới thần thoại đều là thần. Thần là vô lượng, vô biên nên con người sinh ra từ thần tự nhiên là vô lượng vô biên. Nói về nguồn gốc cao quí của con người thì không gì hơn bằng gán cho mình sinh ra từ thần tự nhiên. Meletinsky (Thi pháp của huyền thoại, tr.216) cho rằng: “Thuyết vật tổ xuất phát từ sự giống nhau về huyết thống của một nhóm người và một cộng đồng loài động vật hoặc thực vật”. Bộ phận truyền thuyết nói về sự xây dựng quốc gia phong kiến, sự tranh chấp giữa các bộ lạc và sự xâm lấn giữa các quốc gia là bộ phận có yếu tố hiện thực cao hơn, yếu tố hoang đường huyền thoại giảm đi rõ rệt. Bộ phận truyền thuyết này thường ca ngợi công tích của vị lãnh tụ bộ lạc và những người anh hùng chiến trận. Yếu tố thần thánh trong nhân vật anh hùng là sự suy tôn cá nhân có tài có công với cộng đồng. Ở thần thoại là sùng bái các vị thần tự nhiên thì truyền thuyết là sùng kính các vị lãnh tụ bộ lạc và các anh hùng xuất chúng. Nhân vật thần trong truyền thuyết chỉ là sự hình tượng hoá tượng trưng cho một phát minh cải tạo vũ khí như nhân vật rùa vàng, cho một thế lực thù đich như tinh con gà trắng trong truyền thuyết An Dương Vương. Hình tượng nhân vật anh hùng một phần là hiện thực, một phần là ước mơ của con người muốn bộ lạc mình có một nhân vật anh hùng siêu việt có tài đủ sức chống lại kẻ thù và giúp dân sống hạnh phúc và thanh bình. Theo Lê Trường Phát, nhân vật và sự kiện của truyền thuyết lịch sử là những con người và sự kiện có thật ngoài đời… lựa chọn những nhân vật lịch sử xuất phát từ quyền lợi, nguyện vọng, tư tưởng tình cảm của mình. Truyền thuyết lịch sử là sự tái tạo lịch sử trên cơ sở cái cốt lõi lịch sử rồi tiến hành sắp xếp lại để dựng lên tầm vóc của sự kiện và nhân vật, đưa thêm vào đó những gì mà tâm tình, thái độ của nhân dân đối với đối tượng phản ánh. Không những thế, truyền thuyết dân gian còn gắn vào nhân vật những yếu tố thần kỳ lấp lánh… Những yếu tố ấy không có thực ngoài đời nhưng có thực trong tâm tình của dân gian đối với lịch sử.
Trả lời
Hiện thực trong truyền thuyết là hiện thực xã hội loài người nhưng được nhìn bó hẹp trong phạm vi từ bộ tộc cho đến bộ lạc rồi tiến dần lên xã hội có nhà nước chuyên chế. Thần thoại giải thích thế giới tự nhiên thì truyền thuyết giải thích thế giới con người. Mô hình thế giới con người được nhìn từ mô hình bộ lạc. Thần thoại thần thánh hoá thiên nhiên thì truyền thuyết thiêng liêng hoá bộ lạc. Như vậy, suy cho cùng thì ở thần thoại, con người là trung tâm của vũ trụ còn truyền thuyết bộ lạc là trung tâm của xã hội. Ở thần thoại có bộ phận thần thoại suy nguyên nguồn gốc vũ trụ thì ở truyền thuyết có bộ phận truyền thuyết suy nguyên nguồn gốc con người và bộ lạc. Truyện “Thần trụ trời” của thần thoại Việt thuộc loại thần thoại suy nguyên nguồn gốc vũ trụ. Truyện “Họ Hồng Bàng” của truyền thuyết Việt là truyền thuyết suy nguyên về chủng tộc của Bách Việt và Lạc Việt. Bộ phận truyền thuyết suy nguyên bắt nguồn từ sự suy nguyên của thần thoại. Mọi vật trong thế giới thần thoại đều là thần. Thần là vô lượng, vô biên nên con người sinh ra từ thần tự nhiên là vô lượng vô biên. Nói về nguồn gốc cao quí của con người thì không gì hơn bằng gán cho mình sinh ra từ thần tự nhiên. Meletinsky (Thi pháp của huyền thoại, tr.216) cho rằng: “Thuyết vật tổ xuất phát từ sự giống nhau về huyết thống của một nhóm người và một cộng đồng loài động vật hoặc thực vật”. Bộ phận truyền thuyết nói về sự xây dựng quốc gia phong kiến, sự tranh chấp giữa các bộ lạc và sự xâm lấn giữa các quốc gia là bộ phận có yếu tố hiện thực cao hơn, yếu tố hoang đường huyền thoại giảm đi rõ rệt. Bộ phận truyền thuyết này thường ca ngợi công tích của vị lãnh tụ bộ lạc và những người anh hùng chiến trận. Yếu tố thần thánh trong nhân vật anh hùng là sự suy tôn cá nhân có tài có công với cộng đồng. Ở thần thoại là sùng bái các vị thần tự nhiên thì truyền thuyết là sùng kính các vị lãnh tụ bộ lạc và các anh hùng xuất chúng. Nhân vật thần trong truyền thuyết chỉ là sự hình tượng hoá tượng trưng cho một phát minh cải tạo vũ khí như nhân vật rùa vàng, cho một thế lực thù đich như tinh con gà trắng trong truyền thuyết An Dương Vương. Hình tượng nhân vật anh hùng một phần là hiện thực, một phần là ước mơ của con người muốn bộ lạc mình có một nhân vật anh hùng siêu việt có tài đủ sức chống lại kẻ thù và giúp dân sống hạnh phúc và thanh bình. Theo Lê Trường Phát, nhân vật và sự kiện của truyền thuyết lịch sử là những con người và sự kiện có thật ngoài đời… lựa chọn những nhân vật lịch sử xuất phát từ quyền lợi, nguyện vọng, tư tưởng tình cảm của mình. Truyền thuyết lịch sử là sự tái tạo lịch sử trên cơ sở cái cốt lõi lịch sử rồi tiến hành sắp xếp lại để dựng lên tầm vóc của sự kiện và nhân vật, đưa thêm vào đó những gì mà tâm tình, thái độ của nhân dân đối với đối tượng phản ánh. Không những thế, truyền thuyết dân gian còn gắn vào nhân vật những yếu tố thần kỳ lấp lánh… Những yếu tố ấy không có thực ngoài đời nhưng có thực trong tâm tình của dân gian đối với lịch sử.