Trình bày khái niệm quyền lực, nguồn gốc của quyền lực và các hình thức của QL trong XH?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Khái niệm: Quyền lực là một phạm trù rất phức tạp, được nhiều lĩnh vực K.H nghiên cứu, nhưng có thể hiểu: Quyền lực là khái niệm chỉ sức mạnh được đặt trong một quan hệ cụ thể nào đó. Có thể là sức mạnh của siêu nhiên, sức mạnh của tự nhiên hay của con người trong quan hệ với con người. Theo quan niệm của M.Weber: Quyền lực là khả năng áp đặt ý chí của cá nhân hay nhóm xã hội, tổ chức xã hộ mà bất chấp sự chống cự hay sự phản đối của người khác. Xã hội học định nghĩa: Quyền lực là khả năng của một cá nhân hay một nhóm xã hội áp đặt ý chí của mình làm thay đổi quan điểm, thái độ và hành vi của các nhân hay nhóm xã hội khác. . Nguồn gốc. Theo K. Marx: Chế độ sở hữu tư nhân liệu sản xuất là cơ sở của sự phân chia quyền lực xã hội trong quan hệ xã hội. Người nắm giữ tư liệu sản xuất chính là người có quyền lực điều chỉnh hành vi và cơ hội của người không có quyền lực. Theo M. Weber: Nguồn gốc của quyền lực không chỉ do kinh tế mà còn do những yếu tố phi kinh tế như: gia đình, dòng dõi, chủng tộc, tôn giáo, uy tín … Theo T. Parsons quyền lực xã hội nằm ở vị thế của các cá nhân trong cơ cấu của xã hội. Tóm lại, có rất nhiều nguyên do dẫn đến sự phát sinh và tạo ra quyền lực. Những nguyên do cơ bản gồm: Dòng dõi xuất thân; Giới tính; Tuổi tác (phương đông); Của cải, tài sản (kinh tế); Học vấn; Sức mạnh (vú khí, thế lực); Khả năng thiên bẩm (khả năng quy tụ, lôi kéo, tập hợp, thuyết phục người khác, thường là thiên tài, lãnh tụ); Pháp lý (thông qua quyết định đè bạt, tuyển dụng, bổ nhiệm các nhân vào vị trí xã hội nào đó) tạo ra sự thừa nhận của xã hội mặt pháp lý; Sắc đẹp. Các hình thức quyền lựctrong xã hội. Cưỡng bức: Là dạng quyền lực sử dụng sự ép buộc về thể xác để áp đặt ý chí, hình thức này khá phổ biến. Uy quyền: Là dạng quyền lực có sự đồng tình của công chúng, cho phép người ra lệnh có thể kiểm soát hành vi của người dưới quyền, được thiết chế hoá và hợp pháp hoá. M. Weber đưa ra 3 loại uy quyền: Uy quyền lôi cuốn; Uy quyền truyền thống; Uy quyền hợp pháp, hợp lý; Những dạng quyền lực khác: quyền lực tuyệt đối; quyền lực quân chủ; quyền lực thiểu số; quyền lực dân chủ.
Trả lời
Khái niệm: Quyền lực là một phạm trù rất phức tạp, được nhiều lĩnh vực K.H nghiên cứu, nhưng có thể hiểu: Quyền lực là khái niệm chỉ sức mạnh được đặt trong một quan hệ cụ thể nào đó. Có thể là sức mạnh của siêu nhiên, sức mạnh của tự nhiên hay của con người trong quan hệ với con người. Theo quan niệm của M.Weber: Quyền lực là khả năng áp đặt ý chí của cá nhân hay nhóm xã hội, tổ chức xã hộ mà bất chấp sự chống cự hay sự phản đối của người khác. Xã hội học định nghĩa: Quyền lực là khả năng của một cá nhân hay một nhóm xã hội áp đặt ý chí của mình làm thay đổi quan điểm, thái độ và hành vi của các nhân hay nhóm xã hội khác. . Nguồn gốc. Theo K. Marx: Chế độ sở hữu tư nhân liệu sản xuất là cơ sở của sự phân chia quyền lực xã hội trong quan hệ xã hội. Người nắm giữ tư liệu sản xuất chính là người có quyền lực điều chỉnh hành vi và cơ hội của người không có quyền lực. Theo M. Weber: Nguồn gốc của quyền lực không chỉ do kinh tế mà còn do những yếu tố phi kinh tế như: gia đình, dòng dõi, chủng tộc, tôn giáo, uy tín … Theo T. Parsons quyền lực xã hội nằm ở vị thế của các cá nhân trong cơ cấu của xã hội. Tóm lại, có rất nhiều nguyên do dẫn đến sự phát sinh và tạo ra quyền lực. Những nguyên do cơ bản gồm: Dòng dõi xuất thân; Giới tính; Tuổi tác (phương đông); Của cải, tài sản (kinh tế); Học vấn; Sức mạnh (vú khí, thế lực); Khả năng thiên bẩm (khả năng quy tụ, lôi kéo, tập hợp, thuyết phục người khác, thường là thiên tài, lãnh tụ); Pháp lý (thông qua quyết định đè bạt, tuyển dụng, bổ nhiệm các nhân vào vị trí xã hội nào đó) tạo ra sự thừa nhận của xã hội mặt pháp lý; Sắc đẹp. Các hình thức quyền lựctrong xã hội. Cưỡng bức: Là dạng quyền lực sử dụng sự ép buộc về thể xác để áp đặt ý chí, hình thức này khá phổ biến. Uy quyền: Là dạng quyền lực có sự đồng tình của công chúng, cho phép người ra lệnh có thể kiểm soát hành vi của người dưới quyền, được thiết chế hoá và hợp pháp hoá. M. Weber đưa ra 3 loại uy quyền: Uy quyền lôi cuốn; Uy quyền truyền thống; Uy quyền hợp pháp, hợp lý; Những dạng quyền lực khác: quyền lực tuyệt đối; quyền lực quân chủ; quyền lực thiểu số; quyền lực dân chủ.