Trình bày sự nghiệp văn học Nguyễn Trãi?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Có thể nói, thiên tài của Nguyễn Trãi là sản phẩm của phong trào đấu tranh anh dũng của dân tộc. Thiên tài ấy đã để lại sự nghiệp lớn về nhiều mặt mà chúng ta còn phải tiếp tục tìm hiểu thêm mới có thể đánh giá đầy đủ và chính xác được. Nhưng dù sao, nếu chỉ xát về mặt văn hoá thì cũng có thể khẳng định rằng: Nguyễn Trãi đã cắm một mốc quan trọng trên con đường phát triển của dân tộc ta. Cột mốc ấy đặc biệt quan trọng đối với lịch sử văn học nước nhà. Tinh thần dân tộc, ý thức tự hào dân tộc, niềm mong muốn xây dựng một nền văn hoá dân tộc ngày càng rực rỡ, đó vẫn là cốt lõi lý tưởng của Nguyễn Trãi. Với lý tưởng ấy, Nguyễn Trãi đã trở thành ngôi sao khuê chói lọi ấy trong lịch sử dan tộc. Vị trí của ông trong lịch sử văn học nước nhà đã được nhiều thế hệ công nhận, và chúng ta ngày nay lại càng khẳng định mạnh mẽ vai trò đó, vị trí đó của ông. Một tục ngữ phương Tây đã nói: mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhưng chúng ta không thể không so sánh Nguyễn Trãi với Đantê. Cũng như Đantê, Nguyễn Trãi cũng là một nhà chính trị, một nhà yêu nước đã có cống hiến lớn lao đối với việc hình thành và phát triển văn hoá dân tộc. Vai trò của Nguyễn Trãi đối với thể loại và thơ Nôm không khác gì vai trò của Đantê với đối với tiếng Ý. Cũng như Đantê đã đứng trước di sản rực rỡ của văn học La Tinh cổ điển và đã phải viết những tác phẩm triết học của mình bằng tiếng La Tinh nhưng vẫn quyết định viết kiệt tác văn học của mình bằng tiếng dân tộc - tiếng Ý. Đối diện với một di sản văn học đồ sộ bằng chữ Hán, cũng đã viết các công trình biên khảo về lịch sử, địa lý và những tác phảm có liên quan đến lịch sử đương thời bằng chữ Hán. Nhưng bên cạnh đó, ông đã dùng chữ Nôm, chữ Quốc ngữ để viết nên những tác phẩm quan trọng của mình. Chính chữ Nôm và chữ Quốc ngữ đã đưa Nguyễn Tải trở thành một đỉnh cao chói lọi trong lịch sử văn học dân tộc. Sẽ là không thoả đáng nếu chúng ta so sánh nội dung của “Quốc âm thi tập” với “Khúc ca thần thánh” của Đantê. Xét về phương diện ngôn ngữ văn học mà nói, ngôn ngữ dân tộc đã tỏa sáng dưới ngòi bút của những bậc thầy như thế.
Trả lời
Có thể nói, thiên tài của Nguyễn Trãi là sản phẩm của phong trào đấu tranh anh dũng của dân tộc. Thiên tài ấy đã để lại sự nghiệp lớn về nhiều mặt mà chúng ta còn phải tiếp tục tìm hiểu thêm mới có thể đánh giá đầy đủ và chính xác được. Nhưng dù sao, nếu chỉ xát về mặt văn hoá thì cũng có thể khẳng định rằng: Nguyễn Trãi đã cắm một mốc quan trọng trên con đường phát triển của dân tộc ta. Cột mốc ấy đặc biệt quan trọng đối với lịch sử văn học nước nhà. Tinh thần dân tộc, ý thức tự hào dân tộc, niềm mong muốn xây dựng một nền văn hoá dân tộc ngày càng rực rỡ, đó vẫn là cốt lõi lý tưởng của Nguyễn Trãi. Với lý tưởng ấy, Nguyễn Trãi đã trở thành ngôi sao khuê chói lọi ấy trong lịch sử dan tộc. Vị trí của ông trong lịch sử văn học nước nhà đã được nhiều thế hệ công nhận, và chúng ta ngày nay lại càng khẳng định mạnh mẽ vai trò đó, vị trí đó của ông. Một tục ngữ phương Tây đã nói: mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhưng chúng ta không thể không so sánh Nguyễn Trãi với Đantê. Cũng như Đantê, Nguyễn Trãi cũng là một nhà chính trị, một nhà yêu nước đã có cống hiến lớn lao đối với việc hình thành và phát triển văn hoá dân tộc. Vai trò của Nguyễn Trãi đối với thể loại và thơ Nôm không khác gì vai trò của Đantê với đối với tiếng Ý. Cũng như Đantê đã đứng trước di sản rực rỡ của văn học La Tinh cổ điển và đã phải viết những tác phẩm triết học của mình bằng tiếng La Tinh nhưng vẫn quyết định viết kiệt tác văn học của mình bằng tiếng dân tộc - tiếng Ý. Đối diện với một di sản văn học đồ sộ bằng chữ Hán, cũng đã viết các công trình biên khảo về lịch sử, địa lý và những tác phảm có liên quan đến lịch sử đương thời bằng chữ Hán. Nhưng bên cạnh đó, ông đã dùng chữ Nôm, chữ Quốc ngữ để viết nên những tác phẩm quan trọng của mình. Chính chữ Nôm và chữ Quốc ngữ đã đưa Nguyễn Tải trở thành một đỉnh cao chói lọi trong lịch sử văn học dân tộc. Sẽ là không thoả đáng nếu chúng ta so sánh nội dung của “Quốc âm thi tập” với “Khúc ca thần thánh” của Đantê. Xét về phương diện ngôn ngữ văn học mà nói, ngôn ngữ dân tộc đã tỏa sáng dưới ngòi bút của những bậc thầy như thế.