Trình bày về các yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện hóa cổ điển?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Quá trình điều kiện hóa cổ điển phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm: Thời điểm giữa các kích thích, khả năng dự báo kích thích không điều kiện của kích thích có điều kiện, cường độ kích thích, sự chú ý và sự chuẩn bị về mặt sinh học. (1) Thời điểm giữa các kích thích: Nếu kích thích không điều kiện xuất hiện trước kích thích không điều kiện trong một khoảng thời gian vừa đủ thì phản ứng có điều kiện sẽ được hình thành nhanh hơn. Ví dụ: Nếu cô giáo cho nghỉ sớm hơn tiếng chuông tan học thì thông báo nghỉ của cô giáo sẽ trở thành kích thích có điều kiện của phản ứng có điều kiện thu dọn sách vở ở học sinh. (2) Khả năng dự báo kích thích không điều kiện của kích thích có điều kiện: Phản ứng có điều kiện hình thành càng nhanh khi khả năng dự báo kích thích không điều kiện của kích thích có điều kiện càng cao. Ví dụ: Phản ứng có điều kiện sợ hãi sẽ được hình thành nhanh hơn với kích thích có điều kiện là tiếng sủa của một con chó nếu như con chó đó lần nào cũng cắn người sau khi sủa. (3) Cường độ kích thích: Kích thích không điều kiện càng mạnh thì phản ứng có điều kiện càng mạnh và kích thích có điều kiện càng mạnh thì phản ứng có điều kiện được hình thành càng nhanh. Ví dụ: Nếu lượng bột thịt đặt vào lưỡi chó mỗi lần ghép cặp hai kích thích tiếng chuông và bột thịt thì phản ứng có điều kiện tiết nước bọt của con chó sẽ rất mạnh khi nghe thấy tiếng chuông. (4) Sự chú ý: Kích thích có điều kiện nào được chú ý nhiều hơn thì có khả năng hình thành phản ứng có điều kiện hơn. Ví dụ: Trong quá trình điều kiện hóa cổ điển có rất nhiều kích thích trung tính nhưng chỉ kích thích nào đang nhận được sự chú ý mới trở thành kích thích có điều kiện. Khi vừa đọc tạp chí vừa nghe nhạc thì đột nhiên bị muỗi đốt. Chỉ có kích thích hình ảnh trên tạp chí hoặc kích thích âm thanh tiếng nhạc được chú ý mới gây ra được phản ứng có điều kiện đau. (5) Sự chuẩn bị về mặt sinh học: Con người và động vật có xu hướng hình thành những loại phản ứng có điều kiện nhất định phù hợp với loại kích thích. Ví dụ: Nghiên cứu cho thấy chuột chỉ có phản ứng có điều kiện nôn với các kích thích đường ruột trong khi chỉ có phản ứng có điều kiện sợ hãi với các kích thích bên ngoài như giật điện, tiếng ồn.
Trả lời
Quá trình điều kiện hóa cổ điển phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm: Thời điểm giữa các kích thích, khả năng dự báo kích thích không điều kiện của kích thích có điều kiện, cường độ kích thích, sự chú ý và sự chuẩn bị về mặt sinh học. (1) Thời điểm giữa các kích thích: Nếu kích thích không điều kiện xuất hiện trước kích thích không điều kiện trong một khoảng thời gian vừa đủ thì phản ứng có điều kiện sẽ được hình thành nhanh hơn. Ví dụ: Nếu cô giáo cho nghỉ sớm hơn tiếng chuông tan học thì thông báo nghỉ của cô giáo sẽ trở thành kích thích có điều kiện của phản ứng có điều kiện thu dọn sách vở ở học sinh. (2) Khả năng dự báo kích thích không điều kiện của kích thích có điều kiện: Phản ứng có điều kiện hình thành càng nhanh khi khả năng dự báo kích thích không điều kiện của kích thích có điều kiện càng cao. Ví dụ: Phản ứng có điều kiện sợ hãi sẽ được hình thành nhanh hơn với kích thích có điều kiện là tiếng sủa của một con chó nếu như con chó đó lần nào cũng cắn người sau khi sủa. (3) Cường độ kích thích: Kích thích không điều kiện càng mạnh thì phản ứng có điều kiện càng mạnh và kích thích có điều kiện càng mạnh thì phản ứng có điều kiện được hình thành càng nhanh. Ví dụ: Nếu lượng bột thịt đặt vào lưỡi chó mỗi lần ghép cặp hai kích thích tiếng chuông và bột thịt thì phản ứng có điều kiện tiết nước bọt của con chó sẽ rất mạnh khi nghe thấy tiếng chuông. (4) Sự chú ý: Kích thích có điều kiện nào được chú ý nhiều hơn thì có khả năng hình thành phản ứng có điều kiện hơn. Ví dụ: Trong quá trình điều kiện hóa cổ điển có rất nhiều kích thích trung tính nhưng chỉ kích thích nào đang nhận được sự chú ý mới trở thành kích thích có điều kiện. Khi vừa đọc tạp chí vừa nghe nhạc thì đột nhiên bị muỗi đốt. Chỉ có kích thích hình ảnh trên tạp chí hoặc kích thích âm thanh tiếng nhạc được chú ý mới gây ra được phản ứng có điều kiện đau. (5) Sự chuẩn bị về mặt sinh học: Con người và động vật có xu hướng hình thành những loại phản ứng có điều kiện nhất định phù hợp với loại kích thích. Ví dụ: Nghiên cứu cho thấy chuột chỉ có phản ứng có điều kiện nôn với các kích thích đường ruột trong khi chỉ có phản ứng có điều kiện sợ hãi với các kích thích bên ngoài như giật điện, tiếng ồn.