Sự sụp đổ của quyền lực nhà Hán?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Bản đồ Tam quốc năm 262. Linh Đế chết năm 189, ở tuổi 33, trong khi các tướng lĩnh ngày càng đòi nhiều quyền lực hơn so với lúc họ chiến đấu chống lại Khăn Vàng. Đại tướng quân Hà Tiến, một người anh em họ của vị thái hậu nhiếp chính tìm cách tóm lấy quyền lãnh đạo triều đình. Ông âm mưu chống lại bọn hoạn quan trong triều và những kẻ ủng hộ họ, và mời tướng Đổng Trác đem quân về kinh đô để tiêu diệt bọn hoạn quan. Nhưng trước khi Đổng Trác đến, chiến tranh nổ ra trong triều. Tập đoàn hoạn quan giết Hà Tiến. Các thế lực quân sự ủng hộ Hà Tiến phản công và đốt cung điện, giết mọi hoạn quan mà họ gặp – hay bất kỳ ai trông giống với hoạn quan vì không có râu. Và hơn hai nghìn hoạn quan, cùng những kẻ ủng hộ bị giết. Ngay sau đó, Đổng Trác đến kinh đô và phế Thiếu Đế, giết Hà thái hậu nhiếp chính. Ông chọn Lưu Hiệp, hoàng tử chín tuổi, là em của Thiếu Đế lên làm vua, tức là Hán Hiến Đế. Đổng Trác doạ nạt cả triều đình bằng thanh gươm của mình, với cách cư xử được miêu tả là trác táng và cục súc, trong khi quân đội của ông ta, đa phần đến từ Hung Nô, cướp phá và giết hại cho sướng tay quanh kinh đô. Trước sự thao túng triều đình của Đổng Trác, nhiều trấn chư hầu nổi dậy chống lại. Đổng Trác thua trận mang Hiến Đế di cư đến Trường An. Trước khi đi, ông đốt cháy Lạc Dương. Sách vở nói, họ mang theo hơn một triệu thường dân, đa phần đã chết vì kiệt sức và cái đói dọc đường. Sự vô tình của Đổng Trác với nhân dân khiến mọi người chống lại ông. Sự khát máu vô biên của ông cùng tâm tính nóng nảy làm binh lính bên dưới xa lánh, và trong năm 192, Lã Bố, một thuộc tướng đã ám sát ông. Một cuộc chiến giành quyền kiểm soát ngôi báu diễn ra giữa các tướng lĩnh. Tới năm 196, một vị tướng chư hầu khác là Tào Tháo đã tìm được vị vua trẻ con Hiến Đế. Ông kiểm soát vua nhỏ và tuyên bố mình là "Thừa tướng", có quyền bảo vệ đế chế. Tào Tháo là một vị tướng mạnh mẽ, khôn ngoan và có khả năng lãnh đạo. Quân đội của ông được tuyên bố là có hàng triệu người. Trong những trận chiến đẫm máu ở phía bắc Trung Quốc, ông đã đánh bại hết đối thủ này đến đối thủ khác và lập lại trật tự ở đó. Năm 208, Tào Tháo tiến về phía nam trong một nỗ lực nhằm thống nhất Trung Quốc. Trận chiến tiếp theo ở Xích Bích, dọc sông Dương Tử, đã trở thành nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Trong trận đó, Tào Tháo giáp mặt với đội quân đồng minh của Lưu Bị và Tôn Quyền, và đồng minh đó đã đánh bại ông, buộc Tào Tháo phải quay trở về phía bắc. Sau khi quay về phía bắc, Tào Tháo đã dốc sức tham gia các chiến dịch quân sự để đánh bại các thế lực cát cứ còn lại là Mã Siêu, Hàn Toại trong các trận Đồng Quan và Ký Thành, ổn định được hậu phương của mình. Lưu Bị vốn là một thành viên trong Hán tộc, có tiếng là người nhân từ. Ông liên kết với Tôn Quyền để chống lại Tào Tháo hùng mạnh phía bắc và mưu thống nhất Trung Quốc. Tôn Quyền dựng lên nước Đông Ngô ở phía đông nam Trung Quốc và liên minh với Tào Tháo, người đã lập lên nhà Ngụy ở phía bắc - lấy theo tên nước Ngụy ở thời Chiến Quốc (475-221 TCN), còn Lưu Bị lập ra nhà Thục ở tỉnh Tứ Xuyên. Giai đoạn trong lịch sử Trung Quốc được gọi là thời Tam Quốc bắt đầu từ đó.
Trả lời
Bản đồ Tam quốc năm 262. Linh Đế chết năm 189, ở tuổi 33, trong khi các tướng lĩnh ngày càng đòi nhiều quyền lực hơn so với lúc họ chiến đấu chống lại Khăn Vàng. Đại tướng quân Hà Tiến, một người anh em họ của vị thái hậu nhiếp chính tìm cách tóm lấy quyền lãnh đạo triều đình. Ông âm mưu chống lại bọn hoạn quan trong triều và những kẻ ủng hộ họ, và mời tướng Đổng Trác đem quân về kinh đô để tiêu diệt bọn hoạn quan. Nhưng trước khi Đổng Trác đến, chiến tranh nổ ra trong triều. Tập đoàn hoạn quan giết Hà Tiến. Các thế lực quân sự ủng hộ Hà Tiến phản công và đốt cung điện, giết mọi hoạn quan mà họ gặp – hay bất kỳ ai trông giống với hoạn quan vì không có râu. Và hơn hai nghìn hoạn quan, cùng những kẻ ủng hộ bị giết. Ngay sau đó, Đổng Trác đến kinh đô và phế Thiếu Đế, giết Hà thái hậu nhiếp chính. Ông chọn Lưu Hiệp, hoàng tử chín tuổi, là em của Thiếu Đế lên làm vua, tức là Hán Hiến Đế. Đổng Trác doạ nạt cả triều đình bằng thanh gươm của mình, với cách cư xử được miêu tả là trác táng và cục súc, trong khi quân đội của ông ta, đa phần đến từ Hung Nô, cướp phá và giết hại cho sướng tay quanh kinh đô. Trước sự thao túng triều đình của Đổng Trác, nhiều trấn chư hầu nổi dậy chống lại. Đổng Trác thua trận mang Hiến Đế di cư đến Trường An. Trước khi đi, ông đốt cháy Lạc Dương. Sách vở nói, họ mang theo hơn một triệu thường dân, đa phần đã chết vì kiệt sức và cái đói dọc đường. Sự vô tình của Đổng Trác với nhân dân khiến mọi người chống lại ông. Sự khát máu vô biên của ông cùng tâm tính nóng nảy làm binh lính bên dưới xa lánh, và trong năm 192, Lã Bố, một thuộc tướng đã ám sát ông. Một cuộc chiến giành quyền kiểm soát ngôi báu diễn ra giữa các tướng lĩnh. Tới năm 196, một vị tướng chư hầu khác là Tào Tháo đã tìm được vị vua trẻ con Hiến Đế. Ông kiểm soát vua nhỏ và tuyên bố mình là "Thừa tướng", có quyền bảo vệ đế chế. Tào Tháo là một vị tướng mạnh mẽ, khôn ngoan và có khả năng lãnh đạo. Quân đội của ông được tuyên bố là có hàng triệu người. Trong những trận chiến đẫm máu ở phía bắc Trung Quốc, ông đã đánh bại hết đối thủ này đến đối thủ khác và lập lại trật tự ở đó. Năm 208, Tào Tháo tiến về phía nam trong một nỗ lực nhằm thống nhất Trung Quốc. Trận chiến tiếp theo ở Xích Bích, dọc sông Dương Tử, đã trở thành nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Trong trận đó, Tào Tháo giáp mặt với đội quân đồng minh của Lưu Bị và Tôn Quyền, và đồng minh đó đã đánh bại ông, buộc Tào Tháo phải quay trở về phía bắc. Sau khi quay về phía bắc, Tào Tháo đã dốc sức tham gia các chiến dịch quân sự để đánh bại các thế lực cát cứ còn lại là Mã Siêu, Hàn Toại trong các trận Đồng Quan và Ký Thành, ổn định được hậu phương của mình. Lưu Bị vốn là một thành viên trong Hán tộc, có tiếng là người nhân từ. Ông liên kết với Tôn Quyền để chống lại Tào Tháo hùng mạnh phía bắc và mưu thống nhất Trung Quốc. Tôn Quyền dựng lên nước Đông Ngô ở phía đông nam Trung Quốc và liên minh với Tào Tháo, người đã lập lên nhà Ngụy ở phía bắc - lấy theo tên nước Ngụy ở thời Chiến Quốc (475-221 TCN), còn Lưu Bị lập ra nhà Thục ở tỉnh Tứ Xuyên. Giai đoạn trong lịch sử Trung Quốc được gọi là thời Tam Quốc bắt đầu từ đó.