Biểu hiện của chữ “Tín” ngày nay ở Nhật Bản

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Những biểu hiện dễ thấy như: 
Vụ bé gái gốc Việt bị sát hại ở Nhật đến nay cảnh sát nhật vẫn méo tìm ra hung thủ nhưng kèo nhân viên trộn phân vào khẩu phần cả trường thì phát hiện và xử lý rất nhanh

Cô giáo trọng tín với nghề nghiệp nên cho cả trường ăn phân cho vui.

Trả lời

Những biểu hiện dễ thấy như: 
Vụ bé gái gốc Việt bị sát hại ở Nhật đến nay cảnh sát nhật vẫn méo tìm ra hung thủ nhưng kèo nhân viên trộn phân vào khẩu phần cả trường thì phát hiện và xử lý rất nhanh

Cô giáo trọng tín với nghề nghiệp nên cho cả trường ăn phân cho vui.

Ngày nay, đạo giữ chữ “tín” ngày càng được đề cao hơn nữa ở Nhât, trở thành nét văn hóa tốt đẹp trong đời sống của họ. Việc người Nhật thể hiện sự coi trọng chữ “tín” không quá khó để nhìn và cảm nhận thấy, nó dường như trở thành một điều khá quen thuộc mà ta có thể bắt gặp và chính nó đã góp phần tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về văn hóa cư xử của người Nhật trong mắt bạn bè thế giới. Các ví dụ cụ thể cho các biểu hiện như: • Biết giữ lời hứa: Giáo sư Kiyohiro Kokarimai chuyên ngành kinh tế, nghỉ hưu ở ĐH Toyo được 7 năm rồi nhưng vẫn mong muốn được chia sẻ vốn kiến thức của mình với các nơi có chương trình hợp tác với nhà trường. Ông chọn Việt Nam là nơi để làm cuộc viếng thăm. Mỗi ngày trên các tờ báo Nhật ông đều đọc và tìm hiểu về Việt Nam. Ông đã lập kế hoạch và trao đổi trong ba năm để thực hiện chuyến đi này. Ông đi cùng vợ, bà tốt nghiệp ngành sư phạm chuyên về lịch sử. Vợ chồng giáo sư rất hăm hở vì muốn chứng kiến sự đổi thay của đất nước VN và mong muốn đến thuyết giảng với sinh viên trẻ của Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM. Tuy nhiên trước ngày giáo sư bay, ở Nhật đã xảy ra tình trạng động đất và sóng thần. Giáo sư cho biết quê hương ông ở Morioka, tỉnh Iwate, ở đó còn anh trai và em trai của ông. Người em trai có một chuỗi 42 siêu thị, trong đó có nhiều cái ở bờ biển đã bị sóng thần cuốn đi. Những người thân vợ của ông cũng ở nơi này. Ông đắn đo mãi, tuy vậy vẫn thực hiện chuyến đi vì đã hứa với sinh viên Việt Nam. Cần phải giữ lời vì mối quan hệ quốc tế, không thể bội tín, ông đã bỏ lại sau lưng những người thân yêu của mình trong lúc khó khăn nhất, bỏ lại sau lưng những nỗi đau, những do dự... để đến VN, nơi những sinh viên đang mong chờ lĩnh hội kiến thức từ ông. • Đúng hẹn : Câu chuyện về Fujita - công ty chuyên sản xuất dao, nĩa để cung cấp cho các công ty thực phẩm. Theo hợp đồng, Fujita sẽ giao 3 triệu chiếc dao nĩa cho một công ty thực phẩm ở Chicago (Mỹ) vào ngày 1/9. Tuy nhiên, một vài sự cố thiết bị xảy ra khiến lô hàng chỉ được hoàn tất vào ngày 30/8, tức truớc hạn giao đúng 1 ngày. Nếu áp dụng cách giao hàng như đã thỏa thuận (vận chuyển bằng tàu, thời gian giao mất 1 tháng) đồng nghĩa với việc lô hàng không thể đến Chicago đúng hạn. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, công ty Fujita đã quyết định thuê trọn gói chiếc máy bay Boeing 707 để chở toàn bộ lô hàng đến công ty đối tác ở Chicago đúng hạn đã cam kết mặc cho số tiền bỏ ra cao gấp trăm lần so với giá cước thuê tàu và việc làm này dẫn đến lợi nhuận của Fujita bị sụt giảm nghiêm trọng. Hành động này khiến công ty thực phẩm của Mỹ vô cùng cảm động và khâm phục. Chính vì vậy những năm sau đó, họ tiếp tục đặt mua dao nĩa của Fujita với số lượng tăng gấp đôi, gấp ba và trở thành khách hàng thân thiết của hãng trong suốt thời gian dài. • Hoàn thành nhiệm vụ, giữ được lòng tin: Khách hàng luôn tin những công ty Nhật bởi cách làm chuyên nghiệp, có trách nhiệm, cam kết thực hiện đúng những gì đã hứa... Bằng cách thẳng thắn nhận trách nhiệm, biết đặt uy tín lên trên lợi ích, lợi nhuận của công ty là cách giúp người Nhật tạo có được lòng tin và sự tín nhiệm của khách hàng. Bên cạnh đó, việc nỗ lực khắc phục những sai sót, đồng thời duy trì chất lượng ổn định, nhất quán trong suốt quá trình dài là cách các công ty Nhật Bản chiếm được lòng tin và phát triển bền vững dù có bất kỳ biến động nào xảy ra… Nếu có dịp đến Osaka, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những "shop mini không người bán" - người mua chỉ việc chọn lấy sản phẩm mình thích và tự giác bỏ tiền vào thùng theo đúng giá niêm yết. Ở một số tỉnh như Hokkaido, Sapporo hay Osaka, hầu hết các siêu thị đều không yêu cầu người mua phải gửi giỏ hay túi xách khi vào mua sắm. Tại Nhật Bản, trong công việc, mọi thứ đều được kiểm tra, giám sát chặt chẽ để tránh sai sót, nhưng kiểm soát về tính trung thực thì rất hiếm vì người Nhật luôn đặt niềm tin lẫn nhau.