Trình bày về tri giác về chiều sâu?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Tri giác về chiều sâu, hay tri giác về khoảng cách, là khả năng nhận biết đối tượng gây kích thích ở gần hay xa. Tri giác về chiều sâu phụ thuộc vào những dấu hiệu chiều sâu và những đặc điểm nhất định của hệ thống thị giác. Những dấu hiệu chiều sâu bao gồm vật chắn, kích thước tương đối, chiều cao trong trường thị giác, phối cảnh đường thẳng, các gradient, sự rõ ràng, màu sắc, bóng và thị sai chuyển động Vật chắn: Những đối tượng ở gần thì chắn tầm nhìn của những đối tượng ở xa. Kích thước tương đối: Nếu hai đối tượng có cùng kích thước, đối tượng nào tạo ra hình ảnh lớn hơn trên vòng mạc thì được nhận biết là vật ở gần hơn Chiều cao trong trường thị giác: Những đối tượng ở xa hơn thường cao hơn trong trường thị giác so với những đối tượng ở gần. Phối cảnh đường thẳng: Hai đường thẳng hội tụ càng gần nhau thì khoảng cách đến điểm hội tụ được nhận biết càng lớn và do đó một đối tượng nằm gần điểm hội tụ sẽ được nhận biết là ở rất xa. Gradient: Những sự thay đổi liên tục trên trường thị giác. Một trong số đó là gradient chi tiết, sự thay đổi liên tục về chi tiết của trường thị giác. Những đối tượng có ít chi tiết hơn thì được nhận biết là ở xa hơn. Sự rõ ràng: Những đối tượng mơ hồ được nhận biết là ở xa hơn. Màu sắc: Những đối tượng có màu nhạt hơn được nhận biết là ở xa hơn. Bóng: Những đối tượng có bóng được nhận biết là có chiều sâu Thị sai chuyển động: Những đối tượng ở xa thì chuyển động chậm hơn so với những đối tượng ở gần Những đặc điểm nhất định của mắt ảnh hưởng đến tri giác chiều sâu là sự đáp ứng, sự hội tụ và sự khác biệt giữa hai mắt. Sự đáp ứng là khả năng của thấu kính mắt thay đổi hình dạng và bẻ cong tia sáng để tập trung vào đối tượng. Khi các cơ xung quanh thấu kính mắt co lại, nó trở nên cong hơn để tập trung vào những đối tượng ở gần. Khi các cơ xung quanh thấu kính mắt giãn ra, nó trở nên phẳng hơn để tập trung vào những đối tượng ở xa. Thông tin về hoạt động của các cơ này được truyền về não bộ và tạo ra tri giác về khoảng cách. Sự hội tụ là khả năng hai mắt dịch chuyển để tập trung hình ảnh về đối tượng lên võng mạc. Khi quan sát những vật ở gần hơn, hai mắt phải hội tụ nhiều hơn. Thông tin về hoạt động này của hai mắt được truyền về não bộ và tạo ra tri giác về khoảng cách. Sự khác biệt giữa hai mắt là sự khác biệt về hình ảnh xuất hiện trên hai võng mạc. Những đối tượng càng ở xa thì sự khác biệt giữa hai hình ảnh của nó trên hai võng mạc càng nhỏ. Dựa vào số lượng những sự khác biệt này mà bộ não tổng hợp tạo nên tri giác về đối tượng có chiều sâu, chiều cao và chiều rộng.
Trả lời
Tri giác về chiều sâu, hay tri giác về khoảng cách, là khả năng nhận biết đối tượng gây kích thích ở gần hay xa. Tri giác về chiều sâu phụ thuộc vào những dấu hiệu chiều sâu và những đặc điểm nhất định của hệ thống thị giác. Những dấu hiệu chiều sâu bao gồm vật chắn, kích thước tương đối, chiều cao trong trường thị giác, phối cảnh đường thẳng, các gradient, sự rõ ràng, màu sắc, bóng và thị sai chuyển động Vật chắn: Những đối tượng ở gần thì chắn tầm nhìn của những đối tượng ở xa. Kích thước tương đối: Nếu hai đối tượng có cùng kích thước, đối tượng nào tạo ra hình ảnh lớn hơn trên vòng mạc thì được nhận biết là vật ở gần hơn Chiều cao trong trường thị giác: Những đối tượng ở xa hơn thường cao hơn trong trường thị giác so với những đối tượng ở gần. Phối cảnh đường thẳng: Hai đường thẳng hội tụ càng gần nhau thì khoảng cách đến điểm hội tụ được nhận biết càng lớn và do đó một đối tượng nằm gần điểm hội tụ sẽ được nhận biết là ở rất xa. Gradient: Những sự thay đổi liên tục trên trường thị giác. Một trong số đó là gradient chi tiết, sự thay đổi liên tục về chi tiết của trường thị giác. Những đối tượng có ít chi tiết hơn thì được nhận biết là ở xa hơn. Sự rõ ràng: Những đối tượng mơ hồ được nhận biết là ở xa hơn. Màu sắc: Những đối tượng có màu nhạt hơn được nhận biết là ở xa hơn. Bóng: Những đối tượng có bóng được nhận biết là có chiều sâu Thị sai chuyển động: Những đối tượng ở xa thì chuyển động chậm hơn so với những đối tượng ở gần Những đặc điểm nhất định của mắt ảnh hưởng đến tri giác chiều sâu là sự đáp ứng, sự hội tụ và sự khác biệt giữa hai mắt. Sự đáp ứng là khả năng của thấu kính mắt thay đổi hình dạng và bẻ cong tia sáng để tập trung vào đối tượng. Khi các cơ xung quanh thấu kính mắt co lại, nó trở nên cong hơn để tập trung vào những đối tượng ở gần. Khi các cơ xung quanh thấu kính mắt giãn ra, nó trở nên phẳng hơn để tập trung vào những đối tượng ở xa. Thông tin về hoạt động của các cơ này được truyền về não bộ và tạo ra tri giác về khoảng cách. Sự hội tụ là khả năng hai mắt dịch chuyển để tập trung hình ảnh về đối tượng lên võng mạc. Khi quan sát những vật ở gần hơn, hai mắt phải hội tụ nhiều hơn. Thông tin về hoạt động này của hai mắt được truyền về não bộ và tạo ra tri giác về khoảng cách. Sự khác biệt giữa hai mắt là sự khác biệt về hình ảnh xuất hiện trên hai võng mạc. Những đối tượng càng ở xa thì sự khác biệt giữa hai hình ảnh của nó trên hai võng mạc càng nhỏ. Dựa vào số lượng những sự khác biệt này mà bộ não tổng hợp tạo nên tri giác về đối tượng có chiều sâu, chiều cao và chiều rộng.