Trịnh Doanh đại chiến Nguyễn Huệ, ai sẽ thắng?

  1. Lịch sử

Như chúng ta đã biết, dưới thời cai trị của chúa Trịnh Giang:

Dân đói dắt nhau đi xin ăn đầy đường. Giá gạo tăng vọt, một trăm quan tiền không đổi lấy bữa no. Dân phần nhiều ăn khoai, đến nỗi có cả người ăn thịt rắn, thịt chuột cho qua ngày. Bệnh tật cả phát, xác chết chồng lên nhau, xương trắng đầy đồng. Số người sống sót không đến một phần mười, khói bếp tiêu điều lạnh lẽo; những nơi sầm uất hóa ra gò đống.”

Chính vì thế Đàng Ngoài trở nên hỗn loạn chưa từng thấy, quân khởi nghĩa mọc lên ầm ầm, trong đó nổi lên không ít những cao thủ lừng lẫy khuynh đảo võ lâm như Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Công Chất, Nguyễn Danh Phương, hay Lê Duy Mật. Trịnh Giang vốn không có tài, nên… bó tay luôn. Cuối đời Giang chui xuống cung Thưởng Trì sống. Cơ nghiệp nhà Trịnh lúc bấy giờ do em trai Doanh gánh, và thật sự đó là một may mắn cho họ. Trịnh Doanh là một tay đánh dẹp khởi nghĩa chuyên nghiệp.

Từ vùng núi xa xôi cho đến tận 4 trấn xung quanh Thăng Long, đâu cũng thấy phản. Tuy nhiên tiềm lực Đàng Ngoài vẫn còn mạnh, Trịnh Doanh lại dũng mãnh, ông ta quạt chả hết. Quân Ngân Già và Ninh Xá bị đập banh xác, cả Nguyễn Hữu Cầu lẫn Nguyễn Danh Phương đều bị lôi cổ về ép hầu rượu rồi chém tại kinh đô. Trong tay Trịnh Doanh sở hữu lính Thanh - Nghệ nổi tiếng thiện chiến, lại được hỗ trợ bởi các siêu nhân văn võ song toàn như Lê Quý Đôn, Phạm Đình Trọng, Hoàng Ngũ Phúc Nguyễn Nghiễm.

Giả sử quân Tây Sơn ra Bắc trong thời Trịnh Doanh chứ không phải Trịnh Khải thì sao?

“Cảm công đức vua Lê dám phụ

Lộng quyền hành họ Trịnh khó nghe

Ngôi hoàng đế đặt không, há nước thấp lao lung thấy đặng

Tội Hoàng Sào chẳng có, lòng trinh thêu dệt vào bình”

Đây là bài hịch đánh Trịnh của Nguyễn Huệ. Sáng sớm ngày 11 tháng 7 năm 1786, quân Trịnh bị bất ngờ vì quân Tây Sơn tiến quá nhanh, đều tan vỡ bỏ chạy. Tây Sơn nổi tiếng với tốc độ hành quân, pháo binh và công binh. Trần Quang Diệu có thể xây dựng hàng loạt lũy trong thời gian kỷ lục. Nguyễn Huệ lại là tay dụng quân thần sầu quỷ khốc, thích nghi với mọi loại địa hình.

Cho rằng thời gian giao tranh là sau khi Nguyễn Huệ chiếm được Phú Xuân và quyết ý Bắc tiến. Vậy bạn nghĩ ai sẽ chiếm nhiều phần thắng hơn?

Nếu bạn là Trịnh Doanh, bạn sẽ đối phó với đoàn quân Đàng Trong này ra sao?

Nếu bạn là Nguyễn Huệ, có cách nào để thắng ông trùm Đàng Ngoài trong độ sung mãn chứ?

Từ khóa: 

,

lịch sử

Trận chiến sẽ nghiêng theo 3 hướng Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa.

Nguyễn Huệ sẽ thắng nếu:

  • Thiên thời: tốc độ hành quân đủ nhanh để ông không bị chặn đứng trước khi kịp tiến quân ra Bắc, Trịnh Doanh rất mạnh, ông ta có thể "tiên hạ thủ vi cường" bất cứ lúc nào. Chưa kể quân đồn trú lúc đó do ko bị rối ren, hoàn toàn có thể làm giảm tốc độ hoặc nếu có Hoàng Ngũ Phúc chỉ huy, thì họ thậm chí đẩy bật quân Tây Sơn. Tình thế tệ nhât vẫn có thể cầm chân Tây Sơn, tạo thời gian cho Trinh Doanh tiêu diệt hết các thế lực chống đối và chuẩn bị đầy đủ. Do đó thiên thời có cho Nguyễn Huệ đụng Hoàng Ngũ Phúc trước khi bước chân ra Bắc hay không còn tùy thuộc vào vận mệnh của ông ta.
  • Địa lợi: Đất Bắc Hà gần như chỗ nào cũng có thể thủ được, nếu Nguyễn Huệ chiếm tiên cơ, đánh bất ngờ trước khi Trinh Doanh nghĩ đến, thì có cơ may "thần tốc". Còn không thì khó à.
  • Nhân Hòa: cái này sẽ là điểm mấu chốt quyết định quân Tây Sơn sau khi đã đổ bộ thành công ra bắc hà, có chiến thắng vẻ vang hay chôn thây không sót một ai hay không. Nếu Nguyễn Huệ ko được lòng sĩ phu bắc hà ( cái này thì chắc 70-80% rồi đó), nếu Nguyễn Huệ ko hợp tác được với các thế lực phản loạn ngoài bắc là Hoàng Công chất và Lê Duy Mật ( cái này cũng khó, vì mục đích khác nhau, động cơ cũng khác nhau) thì thật sự ko đến lượt Trinh Doanh ra tay...

Quân Tây Sơn quân số có thể bằng quân Trịnh, nhưng chất lượng lại kém hơn, trong khi họ chả có cái gì gọi là chính nghĩa lúc đó cả ( nếu là đánh Mãn Thanh còn có thể). Lòng người đã không theo thì mộ quân, trưng lương, cứu thương, vận chuyển bằng gì?

Trả lời

Trận chiến sẽ nghiêng theo 3 hướng Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa.

Nguyễn Huệ sẽ thắng nếu:

  • Thiên thời: tốc độ hành quân đủ nhanh để ông không bị chặn đứng trước khi kịp tiến quân ra Bắc, Trịnh Doanh rất mạnh, ông ta có thể "tiên hạ thủ vi cường" bất cứ lúc nào. Chưa kể quân đồn trú lúc đó do ko bị rối ren, hoàn toàn có thể làm giảm tốc độ hoặc nếu có Hoàng Ngũ Phúc chỉ huy, thì họ thậm chí đẩy bật quân Tây Sơn. Tình thế tệ nhât vẫn có thể cầm chân Tây Sơn, tạo thời gian cho Trinh Doanh tiêu diệt hết các thế lực chống đối và chuẩn bị đầy đủ. Do đó thiên thời có cho Nguyễn Huệ đụng Hoàng Ngũ Phúc trước khi bước chân ra Bắc hay không còn tùy thuộc vào vận mệnh của ông ta.
  • Địa lợi: Đất Bắc Hà gần như chỗ nào cũng có thể thủ được, nếu Nguyễn Huệ chiếm tiên cơ, đánh bất ngờ trước khi Trinh Doanh nghĩ đến, thì có cơ may "thần tốc". Còn không thì khó à.
  • Nhân Hòa: cái này sẽ là điểm mấu chốt quyết định quân Tây Sơn sau khi đã đổ bộ thành công ra bắc hà, có chiến thắng vẻ vang hay chôn thây không sót một ai hay không. Nếu Nguyễn Huệ ko được lòng sĩ phu bắc hà ( cái này thì chắc 70-80% rồi đó), nếu Nguyễn Huệ ko hợp tác được với các thế lực phản loạn ngoài bắc là Hoàng Công chất và Lê Duy Mật ( cái này cũng khó, vì mục đích khác nhau, động cơ cũng khác nhau) thì thật sự ko đến lượt Trinh Doanh ra tay...

Quân Tây Sơn quân số có thể bằng quân Trịnh, nhưng chất lượng lại kém hơn, trong khi họ chả có cái gì gọi là chính nghĩa lúc đó cả ( nếu là đánh Mãn Thanh còn có thể). Lòng người đã không theo thì mộ quân, trưng lương, cứu thương, vận chuyển bằng gì?

Ok đầu tiên phải giả sử thêm 1 số tình tiết nữa mà mình thiên về cảnh này do nó có vẻ hấp dẫn nhất. Đầu tiên là phải xét tình hình Đàng Trong lúc này như thế nào. Chúa Nguyễn Phúc Khoát lúc này đang độ hưng thịnh ko giặc cỏ không ngoại xâm, Trương Phúc Loan chưa nắm quyền nên việc quân Tây Sơn lập nghiệp còn khó chứ đừng nói đánh Đàng Trong. Khả quan nhất là 3 ae lập nghiệp ở đất Nghệ Tĩnh vùng Đàng Ngoài với danh phò Lê diệt Trịnh, vùng này lắm sĩ phu nên lấy danh phò Lê dễ hơn cả. Liên kết với các lộ khác để tạo thế cầm chừng, dùng kế ly gián Lê Trịnh, tung tin Doanh bắt giam Giang trái lý để thâu quyền, phê phán Ý Tông, mang danh phò Duy Mật, nếu cần thì liên hệ chúa Nguyễn thỏa thuận trợ giúp. Mọi thứ chỉ có khả năng khi Tây Sơn thắng được Trịnh Doanh khi phản công hay chiếm được Thanh Hóa và thâu tóm được binh Hải Dương của Hoàng Công Chất. Trong trường hợp ngon lành nhất là hợp tác với Lê Duy Mật và không bị Đàng Trong lật lọng thì sẽ ép được binh Trịnh Doanh về Thăng Long. Mọi thứ rối ren từ giây phút này. Tây Sơn sẽ phải đối diện giữa lựa chọn thực sự theo phò Lê Duy Mật để rồi bị nguy cơ làm chốt thí khi quân Đàng Trong đánh ra, chơi Hán Sở tranh hùng với Lê Duy Mật đồng thời đề phòng chúa Nguyễn, phò Ý Tông đánh Duy Mật và đóng vai Nguyễn Kim thời đại mới khi canh gác xứ Thuận Hóa. Tới đây mời bác nào viết tiếp em nghĩ được có tới đây.

Hí His~

klq nhưng mà trong mấy chúa Trịnh em thấy thương nhất cụ Khải :((

Nếu tình hình là Trịnh Doanh thì chắc Nguyễn Huệ sẽ không đánh vì lòng dân và phủ chúa chưa lung lay .

Có lẽ ổng không Bắc tiến mà bình định miền Nam, cục diện lịch sử sẽ thay đổi hoàn toàn. Mà nếu đánh, Nguyễn Huệ sẽ chắc thắng mới đánh.

đất nước đang bị chia 2.

3 anh em Tây Sơn mà thành công thì đất nước chia 3.

còn khổ hơn

Thắc mắc của em là liệu Nguyễn Huệ (giả dụ) đánh thắng Trịnh Doanh rồi thì có giữ nổi được Đàng Ngoài hay không? :/ :/

Anh Hùng biết chọn thời cơ mà hành sự nếu là Trịnh Doanh chắc chắn Nguyễn Huệ sẽ không đánh ra Đàng Ngoài và chờ thời cơ thời cơ như chúng ta đã thấy trong lịch sử

Lịch sử có ghi rồi mà. Hoàng Ngũ Phúc nhà Trịnh thổi bay quân Tây Sơn. Nguyễn Nhạc phải xin hàng đầu quân nhà Trịnh đi đánh dẹp Nguyễn.

Theo ý kiến chủ quan của em thì việc quân cơ Nguyễn Huệ nhỉnh hơn, vì Nguyễn Huệ quy mô đánh trận trải dài từ Nam ra Bắc, đánh trên bộ có, trên thủy có, từng công thành, chiến vs các đội quân có tổ chức như quân Thanh, Xiêm vs cả việc binh quý thần tốc, mà đó là việc tiêu biểu của Nguyễn Huệ, còn Trịnh Doanh mặc dù clear nhiều quân phiến loạn, tướng giỏi nhưng vẫn có lần bị phục binh, hao binh hao tướng vs cả quân phiến loạn đều xuất phát từ việc suy vong của Trịnh Giang, nên binh không khỏe, phiến quân chưa được tinh huấn, vũ khí sơ sài lại còn chiến đấu trên đất họ Trịnh thống lĩnh lâu năm.