Trường phái trị liệu nhận thức (3) - Quan điểm về nhân cách và rối loạn tâm lý

  1. Tâm lý học

Mô hình nhận thức chung

Quan điểm của các nhà trị liệu nhận thức cho rằng nhân cách được hình thành dựa trên sự tương tác giữa những thứ thiên phú, được sắp đặt sẵn với môi trường bên ngoài. Các đặc tính nhân cách phụ thuộc vào các sơ cấu nhận thức cơ bản, hay là các chiên lược liên nhân cách được phát triển với mục đích phản ứng với kích thích từ môi trường bên ngoài, các phản ứng của cá nhân phụ thuộc vào cái gọi là lịch sử học tập của họ và được hình thành trong suốt quá trình sống. Tiếp cận này cũng chú trọng đến bản chất cá nhân chủ từ từng nhận thức, cho rằng, một sự kiện có thể có những ý nghĩa khác nhau đối với cá nhân khác nhau.
https://cdn.noron.vn/2022/03/22/9482262954449574-1647941835.jpg
Trong mô hình nhận thức của mình, Beck cho rằng cảm xúc hành vi chịu ảnh hưởng của sự tri giác và đánh giá sự kiện, ông đưa ra 3 mức độ nhận biết: sơ cấu nhận thức, xử lý thông tin và những niềm tin trung gian ( bao gồm những quy tắc, nhận định, thái độ lệch lạc), ý nghĩ tự động. 

 

Năm 1963, Beck cho rằng mỗi cá nhân có các sơ cấu nhận thức riêng biệt chứa đựng các niềm tin nền tảng và các giả định được hình thành rất sớm từ trải nghiệm và sự đồng nhất của họ với những người quan trọng. Những sơ cấu nhận thức này thường được ở dạng tiềm tàng chúng chỉ kích hoạt khi thân chủ đối mặt với những kích thích gây stress. Chúng cũng dể bị tổn thương một khi cá nhân gặp phải những tình huống không giống với những niềm tin và giả định đã được cài đặt trước đó trong tâm trí họ.

Sai lệch nhận thức

Những ý nghĩ tự động được hiểu là một dòng các suy nghĩ không nhất thiết phải hoàn toàn do ý thức, do chú ý mà nhiều khi do liên tưởng hầu như do tự phát. Các vấn đề bệnh lý đều nằm cùng một phổ với những phản ứng cảm xúc thông thường, tuy nhiên, chúng bị làm quá mức và cứng nhắc.Ví dụ: trầm cảm thì sự buồn chán và mất hứng thú được đẩy lên mức cao và kéo dài, trong hưng cảm thì người bệnh lại chú trọng vào việc đề cao bản thân và trong lo âu thì cảm giác về sự mong manh và sự sợ hãi được đẩy lên cực điểm.Cá nhân sẽ nhận thấy sự kiệt quệ về mặt tâm lý khi họ tri giác các tình thế có thể đe dọa đến lợi ích sống còn của họ. Ở những thời điểm đó, sự nhận thức và diễn giải của họ về các sự kiện được chọn lọc rất cao, bảo thủ, cứng nhắc, suy luận chủ quan và khái quát hóa mạnh mẽ, trong khi đó, các chức năng khác của nhận thức như sự dập tắt tư duy sai biệt, suy luận logic, phân tích, so sánh và kiểm chứng thực tế lại suy giảm.Không có một nguyên nhân nhất định nào cho các vấn đề bệnh lý, tuy nhiên thân chủ trong quá trình phát triển đã gặp phải trải nghiệm thất bại gây nên những tổn thương nhất định trong cấu trúc nhận thức, tạo nên sự diễn dịch sai lệch thực tế. Một số sai lệch nhận thức cơ bản đã được
Beck chỉ ra sau đây:
  • Suy luận tùy tiện: đưa ra kết luận mà không có bằng chứng hoặc thậm chí là có bằng chứng đối lập, chẳng hạn thân chủ có suy nghĩ chồng mình ngoại tình vì đi tắt máy điện thoại khi đi công tác.
  • Khái quát hóa có chọn lọc: nhận thức này sẽ là do thân chủ thiếu thông tin nhưng đã khái quát hóa lên thành một suy nghĩ và tìm những bằng chứng để củng cố niềm tin ấy mà bỏ qua những thông tin khác, những thông tin này thường mang tính trực quan.
  • Mở rộng thái quá: khái quát một quy luật từ một hoặc một vài sự kiện hoặc chi tiết đơn lẻ. Chẳng hạn thân chủ đã nhận định mình sẽ không lấy chồng, sợ lấy chồng vì nhỡ đâu mình sẽ lấy phải người giống bố thường xuyên bạo hành vợ con.
  • Phóng đại: khi thân chủ nhìn nhận một sự việc có ý nghĩa quá lên so với thực tế mà nó vốn có. Chẳng hạn như thân chủ luôn nghĩ nếu như mình không đạt được học bổng sẽ là một con người kém cỏi, vô dụng.
  • Tối thiểu hóa: thân chủ sẽ nhìn nhận một sự việc nào đó ít ý nghĩa hơn rất nhiều so với thực tế. Khi người vợ xuất hiện những cơn đau so sinh đẻ, chồng nói ai cũng đẻ có thấy kêu như cô đâu? Suy nghĩ này làm giảm nghiêm trọng cơn đau của vợ nhưng có thể sẽ làm cô ấy bị tổn thương khi không được chồng đồng cảm.
  • Tự vận vào mình: thân chủ tự gán những tính chất của sự việc bên ngoài cho cá nhân mình mà không có bằng chứng chứng minh mối liên hệ giữa chúng. Thân chủ luôn có suy nghĩ trong đầu rằng bất cứ khi nào đồng nghiệp túm tụm lại nói chuyện là đang nói xấu mình.
  • Tư duy phân cực: thân chủ sẽ có tư duy mang tính cực đoan theo cách phân loại các trải nghiệm vào một trong hai cực, ví dụ thân chủ đã từng bị phân biệt đối xử trong lớp học bên giàu bên nghèo, từ đó thân chủ luôn căm ghét những người có nhiều tiền và xuất hiện hành vi né tránh, ngại giao tiếp với những người mà thân chủ cảm thấy là giàu có.
  • Tư duy cực điểm: thân chủ suy nghĩ bị đẩy lên đến giới hạn cao nhất của một cực, do thất bại trong tình yêu mà thân chủ nghĩ mình là một người tồi tệ, không có bất kỳ giá trị nào.Cầu toàn: thân chủ đòi hỏi sự hoàn hảo đối với mọi việc, mọi người, mọi mối quan hệ.
Trong quá trình trị liệu chúng ta sẽ liệt kê danh sách những câu nói, niềm tin sai lệch và sửa lại bằng một câu nói khác tích cực hơn.
Mô hình nhận thức các rối loạn tâm lý
Đối với từng trường phái trị liệu sẽ có những cách xây dựng mô hình bệnh lý của bệnh nhân nếu phân tâm là cấu trúc tâm trí, hành vi là hành vi sai lệch thì nhận thức đối với từng dạng bênh lý sẽ có những niềm tin mang tính đặc thù. Các nghiên cứu về nhân cách của bệnh nhân trầm cảm phát hiện ra rằng: cá nhân có tính phụ thuộc xã hội, thường trở nên suy sụp khi các mối quan hệ của họ bị gián đoạn, còn những người tự chủ lại rơi vào trầm cảm khi họ thất bại trong việc đạt mục tiêu mà họ mong muốn. Các tác giả cho rằng phụ thuộc xã hội hay tự chủ không phải là cấu trúc cố định của nhân cách mà đó là kiểu hành vi mà hầu hết chúng ta đều có một vài biểu hiện, sự khác biệt ở chỗ, người trầm cảm có cái nhìn tiêu cực về bản thân và thế giới, họ cho rằng bản thân không có giá trị, tương lai của họ là không thể cải thiện được. Chính những giải định này lại được củng cố thêm bởi các triệu chứng về cảm xúc và hành vi, kết quả cuối cùng càng làm trầm trọng thêm các vấn đề về cảm xúc, động cơ, hành vi.
Theo Beck, Weishaar (2008) nhận định lo âu là khi các cơ chế sinh tồn bình thường bị vận hành quá mức hoặc bị lỗi. Khi nhận thức của thân chủ về các mối đe dọa được xây dựng trên giả định sai so với thực tế theo hướng phóng đại chúng lên, trong đó lại tối thiểu hóa khả năng ứng phó của bản thân.

Chúng ta có bảng nhận thức sai lệch của từng dạng rối loạn theo Beck và Weishaar, năm 2008:

Rối loạn và định kiến hệ thống trong quá trình xử lý thông tinTrầm cảm: Thân chủ luôn có cái nhìn tiêu cực về cái Tôi, về các trải nghiệm, về tương lai, đôi khi phóng đại về bản thân và tương lại.
Rối loạn lo âu: Cảm nhận về các mối nguy hiểm thực thể hoặc tâm lý.Rối loạn hoảng sợ: Sự diễn giải phóng đại về các cảm nhận cơ thể/tâm thần.
  • Ám sợ: Cảm giác sợ đối với các tình huống cụ thể mà cá nhân né tránh.
  • Hoang tưởng: Gán các định kiến cho người khác.
  • Hysteria: Sự bất thường về vận động hoặc cảm giác.
  • Ám ảnh: Sự báo động liên hồi hoặc lo âu về sự an toàn.
  • Cưỡng bức: Nhằm loại bỏ các nhận thức về mối nguy hại.
  • Hành vi tự sát: Sự vô vọng và thiếu hụt khả năng giải quyết vấn đề.
  • Chán an tâm thần: Nỗi sợ bị mập, nghĩ mình sẽ mập.
  • Nghi bệnh: Có các rối loạn y khoa nghiêm trọng.
Đối với hưng cảm mô hình nhận thức của thân chủ trái ngược với trầm cảm, theo đó thân chủ tập trung tối đa vào những trải nghiệm tích cực hay những thành tích của bản thân, trong khi lại tảng lờ đi hoặc tích cực hóa những trải nghiệm tiêu cực. Chính vì vậy, thân chủ thường kỳ vọng thái quá, phi thực tế vào năng lực, giá trị của bản thân và những thành tựu bản thân có thể đạt được. 

 

Đối với rối loạn hoảng sợ, nhận thức tập trung thái quá vào các cảm giác không thể giải thích được của cơ thể, coi đó là một dấu hiệu thảm họa sắp xảy ra. Beck và Weshaar cho rằng mỗi thân chủ có các định khuôn khác nhau về dấu hiệu của tai họa, ví dụ đối với người này khó chịu ở ngực hay dạ dày đồng nghĩa với cơi trụy tim, đối với người khác là thở gấp có nghĩa là tắc thở,... đối với thân chủ rối loạn hoảng sợ nếu không được chữa trị sẽ phát triển thành ám ảnh sợ không gian. Thân chủ có xu hướng né tránh những tình huống gây hoảng loạn, đối với sợ khoảng chống sẽ thu mình trong nhà, từ chối ra ngoài, sợ đi chợ, xe bus,...Ám ảnh cưỡng bức: thân chủ không thể dừng lại những hành vi nghi thức, thậm trí còn được khuyếch đại và tiếp diễn có dấu hiệu không dừng lại, họ tin rằng mình cần phải làm điều này nếu không mình sẽ họ có thể bị hại. Điều đáng nói là về mặt lý trí, thân chủ ý thức được nỗi sợ của mình là vô lý.
Hoang tưởng: có xu hương gán thành kiến cho người khác, thân chủ tin rằng có ai đó đang phê phán hay có ý định làm hại họ. Nếu trầm cảm cho rằng việc họ bị đối xử tệ bạc là hợp lý thì thân chủ hoang tưởng tin rằng họ đang bị đối xử bất công và phi lý. Họ quan tâm mạnh mẽ đến việc loại bỏ sự bất công đó. Hành vi tự sát có đặc điểm là sự tuyệt vọng tột cùng, thứ hai là thiếu hụt nhận thức về cách thức giải quyết vấn đề.Chán ăn tâm thần: nhận thức sai lệch dẫn đến hình ảnh méo mó về bản thân và niềm tin cho rằng cân nặng của họ liên quan đến sự thành công hay thất bại liên quan đến giá trị xã hội của họ.
Ellis cho rằng có 2 loại rối loạn cảm xúc đó là nhiễu loạn cái tôi và nhiễu loạn khó chịu. Nhiễu loạn cái tôi là do cá nhân có nhu cầu về bản thân mình, khi không đáp ứng nhu cầu đó họ sẽ đánh giá bản thân tiêu cực, vô giá trị dẫn đến mặc cảm tội lỗi, tự ti và là nguyên nhân của trầm cảm. Nhiễu loạn khó chịu là khi cá nhân có những yêu cầu tuyệt đối nào đó đối với bản thân mình về sự thoải mái và an toàn, họ sẽ cảm thấy không thoải mái nến như những nhu cầu đó không được thực hiện. Thân chủ không thể chịu đựng được các cảm giác khó chịu tạm thời để thực hiện mục tiêu lâu dài. Ông đồng quan điểm với phân tâm về lợi ích của các cơ chế phòng vệ.
Tài liệu tham khảo: Giáo trình tâm lý học lâm sàng, Nguyễn Thị Minh Hằng (2014)
----
Đọc thêm:
Từ khóa: 

tâm lý học

,

trường phái nhận thức

,

rối loạn tâm lý

,

tâm lý học