Từ sách lên phim?

  1. Phim ảnh

Mình từng đọc ở đâu đó rằng " Phim ảnh mang văn học đến gần công chúng". Bản thân mình không hoàn toàn đồng ý với ý kiên này, còn các bạn thì sao?

Bản thân mình là một Bookaholic và cũng có một thời gian ngắn làm việc về mảng phim ảnh nên rất rât quan tâm đến chủ đề này. Những kịch bản chuyển thể nổi tiếng có thể kể tới " The Great Gatsby", " Mean Girl", " Forrest Gupm", loạt phim " Harry Potter", ... Những năm gần đây các kịch bản chuyển thể thật sự lên ngôi với hàng loạt tác phẩm được đánh giá cao : " Me Before You", " La La Land" , siêu phẩm kinh dị "IT", kịch bản chuyển thể đoạt giải Oscar 90 " Call me by your name".

Không thể phủ nhận rằng những bộ phim kể trên và vô số bộ phim chuyển thể khác đã góp phần mang các tác phẩm văn học đến gần công chúng hơn, nhưng cũng có một số phim được cho là ăn theo bóng của các tác phẩm văn học vốn dĩ đã ăn khách chẳng hạng như loạt phim " 50 Sắc Thái", hay gần đây nhất là "bom xịt" của Disney : " A Wrinkle in Time- Nếp Gấp Thời Gian".

Nói chung mình nghĩ cả phim lẫn sách đều có những thế mạnh riêng. Phim ảnh lúc nào cũng trực quan hơn, cảm xúc hơn. Sách giấy thì lúc nào cũng chi tiết rõ ràng hơn. Còn chiều sâu và phần hồn cho kịch bản thì mình nghĩ phần lớn là do đạo diễn / biên kịch tạo nên. Mà đâu phải tự dưng Oscar năm nào cũng có hạng mục " Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất." đâu nhỉ?

Từ khóa: 

phim ảnh

,

phim ảnh

Mình cũng có chung góc nhìn với bạn, phim ảnh hay văn học đều là cách mà các tác giả kể câu chuyện của mình. Có thể cùng chung một câu chuyện; nhưng đem vào văn học nó được kể khác; đem lên phim ảnh , phim điện ảnh sẽ khác với phim truyền hình, khác với sitcom hay web drama. Chưa kể với phim ảnh, qua lăng kính, qua góc nhìn của biên kịch, của đạo diễn khác nhau sẽ khác nhau .

Với mình, khi mình đọc truyện xong nếu có phim, mình sẽ thường muốn đi xem để xem cách biên kịch & đạo diễn kể chuyện khác truyện ntn . Có 1 số phim xem xong hay quá, xem xong lại muốn đi tìm truyện đọc để xem truyện gốc thế nào. Về cơ bản, phim ảnh sinh động và khiến người ta dễ tiếp cận hơn nên nó là 1 cách thức để câu chuyện đến gần với công chúng hơn.

Trả lời

Mình cũng có chung góc nhìn với bạn, phim ảnh hay văn học đều là cách mà các tác giả kể câu chuyện của mình. Có thể cùng chung một câu chuyện; nhưng đem vào văn học nó được kể khác; đem lên phim ảnh , phim điện ảnh sẽ khác với phim truyền hình, khác với sitcom hay web drama. Chưa kể với phim ảnh, qua lăng kính, qua góc nhìn của biên kịch, của đạo diễn khác nhau sẽ khác nhau .

Với mình, khi mình đọc truyện xong nếu có phim, mình sẽ thường muốn đi xem để xem cách biên kịch & đạo diễn kể chuyện khác truyện ntn . Có 1 số phim xem xong hay quá, xem xong lại muốn đi tìm truyện đọc để xem truyện gốc thế nào. Về cơ bản, phim ảnh sinh động và khiến người ta dễ tiếp cận hơn nên nó là 1 cách thức để câu chuyện đến gần với công chúng hơn.