Qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài học sinh có thể rút ra được kỹ năng sống gì?

  1. Giáo dục

  2. Phong cách sống

  3. Kỹ năng mềm

Từ khóa: 

giáo dục

,

phong cách sống

,

kỹ năng mềm

Trong bài “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, học sinh có thể rút ra được kỹ năng sống giải quyết vấn đề và kỹ năng phản kháng. Hình ảnh nhân vật Mị, một cô gái xinh đẹp nhưng bị bắt về làm dâu nhà Pá Tra, bị đày đọa, giam hãm, Mị đã từng muốn chết mà không được chết , vì cô vẫn còn đó món nợ của người cha. Tưởng rằng cuộc sống tăm tối, khốn khổ sẽ khiến Mị bị chết dần, chết mòn nhưng tình thần phản kháng của Mị vô cùng mạnh mẽ, ngầm ẩn một sức mạnh tiềm tàng. Khi cơ hội đến – Mị bắt gặp ánh mắt của A Phủ khi bị trói, Mị như thấy lại ánh sáng cuộc đời mình, khát vọng hạnh phúc bất chợt cháy lên, thật nồng nàn và xót xa trong một đêm xuân đầy ắp tiếng gọi của tình yêu. Trước áp bức khắc nghiệt nhưng sức sống của Mị không hề bị mất đi, và Mị lựa chọn cách giải quyết vùng lên đấu tranh, thoát khỏi đau khổ. Qua hình ảnh nhân vật Mị, chúng ta có thể rút ra bài học: dù gặp khó khăn, chông gai hay tuyệt vọng đến nhường nào chúng ta cũng nên cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề phù hợp nhất, cách giải quyết đó không chỉ phải hợp lý giải quyết được vấn đề của bản thân mà còn phải suy nghĩ cho mọi người xung quanh, không nên có những suy nghĩ tiêu cực.
Trả lời
Trong bài “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, học sinh có thể rút ra được kỹ năng sống giải quyết vấn đề và kỹ năng phản kháng. Hình ảnh nhân vật Mị, một cô gái xinh đẹp nhưng bị bắt về làm dâu nhà Pá Tra, bị đày đọa, giam hãm, Mị đã từng muốn chết mà không được chết , vì cô vẫn còn đó món nợ của người cha. Tưởng rằng cuộc sống tăm tối, khốn khổ sẽ khiến Mị bị chết dần, chết mòn nhưng tình thần phản kháng của Mị vô cùng mạnh mẽ, ngầm ẩn một sức mạnh tiềm tàng. Khi cơ hội đến – Mị bắt gặp ánh mắt của A Phủ khi bị trói, Mị như thấy lại ánh sáng cuộc đời mình, khát vọng hạnh phúc bất chợt cháy lên, thật nồng nàn và xót xa trong một đêm xuân đầy ắp tiếng gọi của tình yêu. Trước áp bức khắc nghiệt nhưng sức sống của Mị không hề bị mất đi, và Mị lựa chọn cách giải quyết vùng lên đấu tranh, thoát khỏi đau khổ. Qua hình ảnh nhân vật Mị, chúng ta có thể rút ra bài học: dù gặp khó khăn, chông gai hay tuyệt vọng đến nhường nào chúng ta cũng nên cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề phù hợp nhất, cách giải quyết đó không chỉ phải hợp lý giải quyết được vấn đề của bản thân mà còn phải suy nghĩ cho mọi người xung quanh, không nên có những suy nghĩ tiêu cực.

Chỉ có chính mình mới có thể giải thoát cho chính mình. Mị và A Phủ là hai ví dụ điển hình nhất trong câu chuyện ấy. Mị bị bắt đi làm con dâu gạt nợ nhà thống lý Pá Trá, chính Mị đã bỏ rơi mình, từ sâu thẳm trong tâm hồn của Mị đá chấp nhận cái hiện thực "sẽ chết rũ xương" ở nơi này. Tâm hồn khô quắt tràn ngập nỗi âu sâu. Tâm tư bị kìm nét xuống tận cùng của tâm hồn, chỉ để lại một lớp vỏ nhăn nheo. Chính điều đó đã cản chân chùn bước cô gái trẻ. A Phủ lại là hình mẫu hoàn toàn trái ngược với Mị, A Phủ mang trong mình sức trẻ, nóng rực hệt ngọt núi lửa của Everest, tuổi trẻ cho A Phủ sức mạnh, lòng can đảm để vùng vẫy chạy trốn, tuổi trẻ cho A Phủ khả năng làm tan chảy lớp vỏ khô héo bám quanh người Mị, để rồi cả hai chạy vụt đi, để lại sau là bóng tối.

Con người luôn bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh quanh mình. Mị khi ở làng là người con gái xinh đẹp tươi vui, chỉ qua vài ba dòng chữ ta cũng thấy được, cô gái mang trong mình đầy nhựa sống của tuổi trẻ. Nhưng rồi đến nhà thống lý làm dâu gạt nợ, sống trong bầu không khí căng như dây đàn, sống trong cảnh quần quật như một con ngựa, cô trở nên sợ hãi thu mình "lầm lũi như con rùa". Cô không còn yêu ca hát nhảy múa, không còn yêu tiếng đàn đêm khuya. Ngày ngày Mị chỉ đang cố "tồn tại" mà thôi. Cho tới khi A Phủ đến, mang theo hơi ấm của ánh lửa tuổi trẻ. Tôi nghĩ rằng, trong giây phút cuối cùng, chính A Phủ là động lực để Mị bước tiếp, A Phủ cho Mị sức mạnh để vùng vẫy khỏi địa ngục.