Vài nét về Hồi giáo ở Thái Lan

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Mọi người đều biết rằng Phật giáo ở Thái Lan chiếm một tỉ lệ rất lớn, khoảng hơn 85% dân số cả nước.Mặc dù Hồi giáo ở quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á này không nhiều, khoảng hơn 6 triệu tín đồ (10% dân số) nhưng lại là vấn đề đáng quan tâm vì đó là một bộ phận quan trọng góp phần vào sự ổn định của đất nước Thái Lan. Người Hồi giáo sống ở nhiều khu vực nhưng chủ yếu ở một số tỉnh miền Nam Thái Lan. Trong những năm qua, tình hình ở khu vực này có những diễn biến phức tạp, có lúc khá căng thẳng do một bộ phận người dân theo đạo Hồi có những hoạt động chống chính phủ và đòi ly khai. Vấn đề phức tạp đó có một phần do lịch sử để lại, liên quan đến tôn giáo và văn hóa Hồi giáo. Hồi giáo ở Thái Lan xuất hiện từ trước khi hình thành Vương quốc Sụ-khô-thay, chủ yếu do người gốc Mã Lai du nhập vào. Thời kỳ đầu, Hồi giáo phổ biến ở tỉnh Pa-tha-ni nằm sát biên giới Thái Lan và Ma-lai-xi-a, sau đó lan rộng sang một số tỉnh khác ở miền Nam như: Na-ra-thi-vắt, Y-a-la,…Trong cộng đồng Hồi giáo ở Thái Lan hiện nay thì số người Hồi giáo gốc Mã Lai chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Cộng đồng Hồi giáo lớn thứ hai ở Thái Lan, sau cộng đồng Hồi giáo gốc Mã Lai phải kể đến cộng đồng có nguồn gốc từ đảo Gia-va của In-đô-nê-xi-a nhập cư vào Thái Lan từ thời Vua Chu-la-long-con vào nửa cuối thế kỷ XIX. Những người Hồi giáo này tìm đến Vương quốc Xiêm để kiếm việc làm vì thu nhập ở đây cao hơn nhiều so với ở đảo Gia-va. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Nhật Bản đã đem tù binh từ Gia-va đến Thái Lan để phục vụ việc xây dựng tuyến đường sắt bắc qua sông Quai nối Thái lan với Mi-an-ma. Sau khi quân đội Nhật Bản thua trận, những người Hồi giáo gốc Gia-va ở lại Thái Lan và sau này sống chủ yếu ở Băng-cốc. Một bộ phận khá đông người Hồi giáo có nguồn gốc từ Ba-tư (I-ran ngày nay). Khoảng 400 năm trước, những thương gia Ba-tư đầu tiên đã đến Vương quốc Xiêm buôn bán, trong đó có nhà buôn A-mát Cu-mi được coi là người đầu tiên truyền bá đạo Hồi (dòng Si-ai) vào Thái Lan và được Vua Song Tham tin dùng, giao cho quyền cai quản việc buôn bán của các tàu thuyền ra vào cảng Xiêm. Nhà buôn này cũng là người đã lập ra những cộng đồng Hồi giáo gốc Ba-tư giàu có sinh sống dọc theo sông Chao Phray-a, cửa ngõ của các tàu buôn quốc tế tấp nập ra vào Thái Lan lúc đó. Nhóm thứ tư có nguồn gốc từ Nam Á, chủ yếu là Ấn Độ, Băng-la-đét, Pa-ki-xtan và Áp-ga-ni-xtan. Một tầng lớp thương nhân Ấn Độ giàu có theo Hồi giáo được hình thành dưới triều đại A-dút-thay-a và nhanh chóng mở rộng ra khắp cả vương quốc. Cũng có một nhóm Hồi giáo xuất hiện từ thời Vua E-kha-tho-sa-rốt là những người Căm-pu-chia gia nhập quân đội Xiêm và là những chiến binh dưới triều đại Vua Chu-la-long-con. Ngoài ra còn có một vài nhóm nhỏ khác. Mặc dù có nguồn gốc khác nhau nhưng người Hồi giáo ở Thái Lan đều có chung những phong tục tập quán truyền thống như những người Hồi giáo bình thường khác trên thế giới. Có chăng, nhiều người Hồi giáo ở ba tỉnh phía Nam là Pa-tha-ni, Na-ra-thi-vắt và Y-a-la vẫn sử dụng tiếng Mã Lai (gọi là Yawl) và trong các cộng đồng Hồi giáo ở Thái Lan thì cộng đồng Hồi giáo gốc Mã Lai vẫn có những khác biệt như: ăn mặc và sinh hoạt theo phong tục tập quán truyền thống của người Mã Lai. Nhìn chung, các cộng đồng Hồi giáo ở Thái Lan đều hòa nhập vào cuộc sống xã hội mặc dù điều kiện sống ở mỗi vùng miền có khác nhau. Cộng đồng Hồi giáo ở miền Nam chủ yếu làm nghề nông và đánh cá nên nghèo hơn ở những tỉnh khác, cộng đồng ở miền Bắc và Đông Bắc sống chủ yếu bằng nghề chăn nuôi gia súc, ở miền Trung và xung quanh thủ đô Băng-cốc sống dọc theo các con sông và kênh rạch,… Để đảm bảo cuộc sống bình thường về vật chất và tinh thần của người dân theo Hồi giáo ở Thái Lan, Chủ tịch Hội đồng Hồi giáo quốc gia có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chính phủ, chính quyền địa phương trong các hoạt dộng hỗ trợ các cộng đồng Hồi giáo trong cả nước. Vấn đề mâu thuẫn nảy sinh giữa các cộng đồng tôn giáo, sắc tộc trong những năm qua đang được Chính phủ Thái lan, chính quyền địa phương và các cồng đồng Hồi giáo tập trung tháo gỡ để tránh những vấn đề phức tạp mới, khôi phục sự ổn định, đảm bảo cuộc sống yên bình cho người dân./.
Trả lời
Mọi người đều biết rằng Phật giáo ở Thái Lan chiếm một tỉ lệ rất lớn, khoảng hơn 85% dân số cả nước.Mặc dù Hồi giáo ở quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á này không nhiều, khoảng hơn 6 triệu tín đồ (10% dân số) nhưng lại là vấn đề đáng quan tâm vì đó là một bộ phận quan trọng góp phần vào sự ổn định của đất nước Thái Lan. Người Hồi giáo sống ở nhiều khu vực nhưng chủ yếu ở một số tỉnh miền Nam Thái Lan. Trong những năm qua, tình hình ở khu vực này có những diễn biến phức tạp, có lúc khá căng thẳng do một bộ phận người dân theo đạo Hồi có những hoạt động chống chính phủ và đòi ly khai. Vấn đề phức tạp đó có một phần do lịch sử để lại, liên quan đến tôn giáo và văn hóa Hồi giáo. Hồi giáo ở Thái Lan xuất hiện từ trước khi hình thành Vương quốc Sụ-khô-thay, chủ yếu do người gốc Mã Lai du nhập vào. Thời kỳ đầu, Hồi giáo phổ biến ở tỉnh Pa-tha-ni nằm sát biên giới Thái Lan và Ma-lai-xi-a, sau đó lan rộng sang một số tỉnh khác ở miền Nam như: Na-ra-thi-vắt, Y-a-la,…Trong cộng đồng Hồi giáo ở Thái Lan hiện nay thì số người Hồi giáo gốc Mã Lai chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Cộng đồng Hồi giáo lớn thứ hai ở Thái Lan, sau cộng đồng Hồi giáo gốc Mã Lai phải kể đến cộng đồng có nguồn gốc từ đảo Gia-va của In-đô-nê-xi-a nhập cư vào Thái Lan từ thời Vua Chu-la-long-con vào nửa cuối thế kỷ XIX. Những người Hồi giáo này tìm đến Vương quốc Xiêm để kiếm việc làm vì thu nhập ở đây cao hơn nhiều so với ở đảo Gia-va. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Nhật Bản đã đem tù binh từ Gia-va đến Thái Lan để phục vụ việc xây dựng tuyến đường sắt bắc qua sông Quai nối Thái lan với Mi-an-ma. Sau khi quân đội Nhật Bản thua trận, những người Hồi giáo gốc Gia-va ở lại Thái Lan và sau này sống chủ yếu ở Băng-cốc. Một bộ phận khá đông người Hồi giáo có nguồn gốc từ Ba-tư (I-ran ngày nay). Khoảng 400 năm trước, những thương gia Ba-tư đầu tiên đã đến Vương quốc Xiêm buôn bán, trong đó có nhà buôn A-mát Cu-mi được coi là người đầu tiên truyền bá đạo Hồi (dòng Si-ai) vào Thái Lan và được Vua Song Tham tin dùng, giao cho quyền cai quản việc buôn bán của các tàu thuyền ra vào cảng Xiêm. Nhà buôn này cũng là người đã lập ra những cộng đồng Hồi giáo gốc Ba-tư giàu có sinh sống dọc theo sông Chao Phray-a, cửa ngõ của các tàu buôn quốc tế tấp nập ra vào Thái Lan lúc đó. Nhóm thứ tư có nguồn gốc từ Nam Á, chủ yếu là Ấn Độ, Băng-la-đét, Pa-ki-xtan và Áp-ga-ni-xtan. Một tầng lớp thương nhân Ấn Độ giàu có theo Hồi giáo được hình thành dưới triều đại A-dút-thay-a và nhanh chóng mở rộng ra khắp cả vương quốc. Cũng có một nhóm Hồi giáo xuất hiện từ thời Vua E-kha-tho-sa-rốt là những người Căm-pu-chia gia nhập quân đội Xiêm và là những chiến binh dưới triều đại Vua Chu-la-long-con. Ngoài ra còn có một vài nhóm nhỏ khác. Mặc dù có nguồn gốc khác nhau nhưng người Hồi giáo ở Thái Lan đều có chung những phong tục tập quán truyền thống như những người Hồi giáo bình thường khác trên thế giới. Có chăng, nhiều người Hồi giáo ở ba tỉnh phía Nam là Pa-tha-ni, Na-ra-thi-vắt và Y-a-la vẫn sử dụng tiếng Mã Lai (gọi là Yawl) và trong các cộng đồng Hồi giáo ở Thái Lan thì cộng đồng Hồi giáo gốc Mã Lai vẫn có những khác biệt như: ăn mặc và sinh hoạt theo phong tục tập quán truyền thống của người Mã Lai. Nhìn chung, các cộng đồng Hồi giáo ở Thái Lan đều hòa nhập vào cuộc sống xã hội mặc dù điều kiện sống ở mỗi vùng miền có khác nhau. Cộng đồng Hồi giáo ở miền Nam chủ yếu làm nghề nông và đánh cá nên nghèo hơn ở những tỉnh khác, cộng đồng ở miền Bắc và Đông Bắc sống chủ yếu bằng nghề chăn nuôi gia súc, ở miền Trung và xung quanh thủ đô Băng-cốc sống dọc theo các con sông và kênh rạch,… Để đảm bảo cuộc sống bình thường về vật chất và tinh thần của người dân theo Hồi giáo ở Thái Lan, Chủ tịch Hội đồng Hồi giáo quốc gia có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chính phủ, chính quyền địa phương trong các hoạt dộng hỗ trợ các cộng đồng Hồi giáo trong cả nước. Vấn đề mâu thuẫn nảy sinh giữa các cộng đồng tôn giáo, sắc tộc trong những năm qua đang được Chính phủ Thái lan, chính quyền địa phương và các cồng đồng Hồi giáo tập trung tháo gỡ để tránh những vấn đề phức tạp mới, khôi phục sự ổn định, đảm bảo cuộc sống yên bình cho người dân./.