Vai trò của tự trị địa phương

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Tự trị địa phương là phương thức xử lý công việc hành chính của địa phương mà ở đó, cộng đồng khu vực xử lý những công việc chung có liên quan mật thiết đến đời sống của người dân một cách tự chủ, dựa trên ý chí và trách nhiệm của người dân khu vực, tách rời với hành chính nhà nước. Chính quyền địa phương là cơ quan thực hiện phương thức tự trị địa phương đó. Do vậy, để nói về vai trò của tự trị địa phương thì trước hết cần phải nhắc đến vai trò và quyền hạn của chính quyền địa phương đối với chính quyền trung ương. 1. Vai trò của chính quyền địa phương - Theo chức năng, chính quyền địa phương có vai trò hỗ trợ chính quyền trung ương thực hiện các công viêc như cụ thể hóa các chính sách mà trung ương đưa ra để phù hợp với địa phương mình. Bên cạnh đó, trừ các công việc về ngoại giao và quốc phòng thì chính quyền địa phương thực hiện các công việc cụ thể như quản lý tài sản, phòng cháy chữa cháy và những công việc tự quản địa phương. Chính phủ Trung ương vận hành nền hành chính với sự tham gia, phối hợp của chính quyền địa phương - đó là những công việc thực thi luật, thực hiện chính sách nhưng việc triển khai thực hiện được tiến hành ở địa phương. Các quy định liên quan đến tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương đều được quyết định bằng luật và phù hợp với nguyên tắc tự quản địa phương. Chính quyền địa phương giải quyết các vấn đề liên quan đến cuộc sống thường ngày của cộng đồng. Chính quyền trung ương tập trung giải quyết các vấn đề vượt ra khỏi tầm kiểm soát của cính quyền địa phương, chính quyền địa phương chịu trách nhiệm điều khiển hoạt động địa phương theo hướng của chính phủ, tuy nhiên, cách thức đi như thế nào thì địa phương có quyền tự quyết định. - Trong quan hệ tài chính, Chính phủ Trung ương hỗ trợ cho chính quyền địa phương dưới hình thức thuế phân bổ địa phương. 40% thuế được thu bởi chính quyền địa phương và 60% thuế được thu bởi chính quyền trung ương. Tuy nhiên, về vấn đề chi tiêu thuế, 60% thuế được chi tiêu bởi chính quyền địa phương, 40% thuế được chi tiêu bởi chính quyền trung ương và 20% thuế còn lại được chuyển giao từ trung ương xuống địa phương do tại Nhật tồn tại các cấp thành phố khác nhau. Thành phố lớn như Tokyo thu được một lượng thuế lớn trong khi đó những vùng nông thôn khác thì không thu được nhiều thuế như vậy. vì vậy mà 20% thuế được chuyển giao kể trên là để cân bằng sự phát triển giữa các thành phố - Về mặt nhân sự, nhiều công chức được Chính phủ phân về Chính quyền địa phương. Họ thường được giao các vị trí quan trọng. Sau vài năm luân chuyển, hầu hết quay lại cơ quan trước đây. Một số ở lại và được bổ nhiệm giữ chức vụ cao hơn. Chính phủ Trung ương cũng chấp nhận công chức đến từ chính quyền địa phương 2. Quyền hạn của chính quyền địa phương Chính quyền địa phương trong chế độ tự trị có các quyền chính sau: quyền chế định văn bản và quyền tự trị lập pháp. - “Quyền chế định điều lệnh (条例制定権) là quyền ban hành các điều lệnh không vi phạm pháp luật và không xung đột với các quy định pháp luật, ngoại trừ các vấn đề ngoại giao và quốc phòng. Tuy nhiên, văn bản của chính quyền địa phương không có nội dung riêng biệt, mà chủ yếu là cụ thể hóa các văn bản của nhà nước, giúp cho người dân có thể hiểu và nắm vững các chính sách của nhà nước. Các thành viên của nghị viện địa phương, trong phạm vi pháp luật được xác định bởi chính phủ, được quyền nộp lệnh phù hợp với những vấn đề và hoàn cảnh khu vực. Nếu được thông qua, nó sẽ được ban hành, thi hành và mở rộng phạm vi thậm chí có thể làm thành pháp lệnh, được áp dụng rộng rãi trên cả nước. - Quyền tự trị lập pháp (自治立法権) là quyền soạn thảo văn bản quy định hình phạt nhất định với một phạm vi nào đó. Điều 94 trong Hiến pháp Nhật Bản quy định, chính quyền địa phương có quyền ban hành các quy định quy tắc phù hợp với địa phương và đảm bảo quyền lợi của người dân (quyền lập pháp độc lập). Các quy định nêu trong Hiến pháp được quy định cụ thể trong Luật tự trị địa phương về quyền lập pháp độc lập của chính quyền địa phương dựa trên các quy định của nhà nước. Điều 117 khoản 1 (Luật tự trị địa phương)quy định “các tổ chức chính quyền địa phương được quyền soạn thảo các văn bản luật nhằm trừng phạt các công việc liên quan đến phúc lợi của người dân, quản lý tài sản của địa phương”. Trong Điều 14 khoản 2, đối với những những vi phạm các quy định trừ những vấn đề được quy định đặc biệt trong các luật, thì sẽ phải chịu hai năm tù giam hoặc tù chung thân, nộp 1 triệu yên tiền phạt, nhẹ hơn thì có thể bị giam cầm và chịu xử phạt dân sự không quá 200000 yên. Ngoài ra mức độ vi phạm quá nặng có thể phải chịu xử lý hình sự” . Lấy ví dụ với chính sách phát triển du lịch Nhật Bản, “trong cuộc họp của Hội đồng tầm nhìn du lịch để hỗ trợ tương lai của Nhật Bản (Meeting of the Council for a Tourism Vision to Support the Future of Japan, 2016) đã đưa ra“Tầm nhìn Du lịch” (The Tourism Vision) đề xuất “ba tầm nhìn cơ bản” và “mười cải cách” sau đây và thừa nhận thực tế “du lịch là trụ cột chính trong chiến lược tăng trưởng kinh tế và phục hồi khu vực của Nhật Bản”. Tất cả các cấp chính quyền, các bộ, và khu vực công và tư nhân sẽ hợp tác để tạo ra điểm đến du lịch đẳng cấp thế giới của Nhật Bản - Tầm nhìn 1: Tối đa hóa tính hấp dẫn của các nguồn tài nguyên du lịch để làm cho du lịch cơ sở phục hồi khu vực. * Cải cách 1: Cho phép du khách trong nước và quốc tế vào “các trang web di sản công cộng” * Cải cách 2: Thay đổi sự cân bằng của chính sách di sản từ “chỉ nhấn mạnh vào việc bảo tồn’’ để cho phép khách hàng hiểu rõ hơn về các địa điểm. * Cải cách 3: Biến các “vườn quốc gia” hiện tại thành “vườn quốc gia” đẳng cấp thế giới. * Cải cách 4: Tạo “kế hoạch làm cảnh quan” cho các khu du lịch lớn để cải thiện cảnh quan đô thị. - Tầm nhìn 2: Đẩy mạnh đổi mới trong ngành du lịch để tăng sức cạnh tranh quốc tế và phát triển nó thành một ngành công nghiệp cốt lõi. * Cải cách 5: Rà soát các quy định và hạn chế để ngành công nghiệp du lịch có năng suất cao hơn. * Cải cách 6: Phát triển các thị trường mới mà khách du lịch ở lại trong thời gian dài hơn. * Cải cách 7: Đổi mới và phục hồi các khu nghỉ mát suối nước nóng và các thị trấn địa phương bằng cách quản lý tốt hơn. - Tầm nhìn 3: Đảm bảo tất cả du khách có thể tận hưởng trải nghiệm tham quan, thoải mái và không căng thẳng. * Cải cách 8: Cải thiện cơ sở hạ tầng cứng và mềm để du khách có thể tận hưởng môi trường nghỉ dưỡng dễ chịu nhất trên thế giới. * Cải cách 9: Hoàn thành “hành lang phục hồi khu vực” để cho phép đi du lịch thoải mái đến mọi nơi của Nhật Bản. * Cải cách 10: Cải cách hệ thống “ngày làm việc” và “ngày nghỉ” để thực hiện một xã hội sôi động hơn.” Dựa vào các tầm nhìn chiến lược được đưa ra, từng địa phương tiến hành triển khai những chiến lược riêng của mình. Theo Sách trắng về du lịch Nhật Bản năm 2017, các vùng của Nhật Bản cũng tự đưa ra các chính sách riêng để thúc đẩy sự phát triển về du lịch của mình: vùng Kansai cung cấp wifi miễn phí cho khách du lịch, tại Shikoku có dự án đạp xe vòng quanh hòn đảo để thu hút khách, … Sau đó tại các vùng, mỗi tỉnh lại có những chiến lược dựa theo đó để đưa ra các chiến lược cụ thể phù hợp với địa phương mình. Vì vậy có thể thấy rằng, từ những chính lược của chính phủ, từng địa phương sử dụng quyền chế định điều lệnh của mình để đưa ra được các chính sách thu hút khách du lịch phù hợp với địa phương mình. 3. Kết luận Như vậy có thể thấy rằng chế độ tự trị địa phương có vai trò quan trọng đối với hệ thống hành chính Nhật Bản. Chế độ này giúp cho chính quyền địa phương có nhiều quyền hạn trong việc quyết định các vấn đề của địa phương mình, vai trò của người dân cúng được coi trọng hơn.
Trả lời
Tự trị địa phương là phương thức xử lý công việc hành chính của địa phương mà ở đó, cộng đồng khu vực xử lý những công việc chung có liên quan mật thiết đến đời sống của người dân một cách tự chủ, dựa trên ý chí và trách nhiệm của người dân khu vực, tách rời với hành chính nhà nước. Chính quyền địa phương là cơ quan thực hiện phương thức tự trị địa phương đó. Do vậy, để nói về vai trò của tự trị địa phương thì trước hết cần phải nhắc đến vai trò và quyền hạn của chính quyền địa phương đối với chính quyền trung ương. 1. Vai trò của chính quyền địa phương - Theo chức năng, chính quyền địa phương có vai trò hỗ trợ chính quyền trung ương thực hiện các công viêc như cụ thể hóa các chính sách mà trung ương đưa ra để phù hợp với địa phương mình. Bên cạnh đó, trừ các công việc về ngoại giao và quốc phòng thì chính quyền địa phương thực hiện các công việc cụ thể như quản lý tài sản, phòng cháy chữa cháy và những công việc tự quản địa phương. Chính phủ Trung ương vận hành nền hành chính với sự tham gia, phối hợp của chính quyền địa phương - đó là những công việc thực thi luật, thực hiện chính sách nhưng việc triển khai thực hiện được tiến hành ở địa phương. Các quy định liên quan đến tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương đều được quyết định bằng luật và phù hợp với nguyên tắc tự quản địa phương. Chính quyền địa phương giải quyết các vấn đề liên quan đến cuộc sống thường ngày của cộng đồng. Chính quyền trung ương tập trung giải quyết các vấn đề vượt ra khỏi tầm kiểm soát của cính quyền địa phương, chính quyền địa phương chịu trách nhiệm điều khiển hoạt động địa phương theo hướng của chính phủ, tuy nhiên, cách thức đi như thế nào thì địa phương có quyền tự quyết định. - Trong quan hệ tài chính, Chính phủ Trung ương hỗ trợ cho chính quyền địa phương dưới hình thức thuế phân bổ địa phương. 40% thuế được thu bởi chính quyền địa phương và 60% thuế được thu bởi chính quyền trung ương. Tuy nhiên, về vấn đề chi tiêu thuế, 60% thuế được chi tiêu bởi chính quyền địa phương, 40% thuế được chi tiêu bởi chính quyền trung ương và 20% thuế còn lại được chuyển giao từ trung ương xuống địa phương do tại Nhật tồn tại các cấp thành phố khác nhau. Thành phố lớn như Tokyo thu được một lượng thuế lớn trong khi đó những vùng nông thôn khác thì không thu được nhiều thuế như vậy. vì vậy mà 20% thuế được chuyển giao kể trên là để cân bằng sự phát triển giữa các thành phố - Về mặt nhân sự, nhiều công chức được Chính phủ phân về Chính quyền địa phương. Họ thường được giao các vị trí quan trọng. Sau vài năm luân chuyển, hầu hết quay lại cơ quan trước đây. Một số ở lại và được bổ nhiệm giữ chức vụ cao hơn. Chính phủ Trung ương cũng chấp nhận công chức đến từ chính quyền địa phương 2. Quyền hạn của chính quyền địa phương Chính quyền địa phương trong chế độ tự trị có các quyền chính sau: quyền chế định văn bản và quyền tự trị lập pháp. - “Quyền chế định điều lệnh (条例制定権) là quyền ban hành các điều lệnh không vi phạm pháp luật và không xung đột với các quy định pháp luật, ngoại trừ các vấn đề ngoại giao và quốc phòng. Tuy nhiên, văn bản của chính quyền địa phương không có nội dung riêng biệt, mà chủ yếu là cụ thể hóa các văn bản của nhà nước, giúp cho người dân có thể hiểu và nắm vững các chính sách của nhà nước. Các thành viên của nghị viện địa phương, trong phạm vi pháp luật được xác định bởi chính phủ, được quyền nộp lệnh phù hợp với những vấn đề và hoàn cảnh khu vực. Nếu được thông qua, nó sẽ được ban hành, thi hành và mở rộng phạm vi thậm chí có thể làm thành pháp lệnh, được áp dụng rộng rãi trên cả nước. - Quyền tự trị lập pháp (自治立法権) là quyền soạn thảo văn bản quy định hình phạt nhất định với một phạm vi nào đó. Điều 94 trong Hiến pháp Nhật Bản quy định, chính quyền địa phương có quyền ban hành các quy định quy tắc phù hợp với địa phương và đảm bảo quyền lợi của người dân (quyền lập pháp độc lập). Các quy định nêu trong Hiến pháp được quy định cụ thể trong Luật tự trị địa phương về quyền lập pháp độc lập của chính quyền địa phương dựa trên các quy định của nhà nước. Điều 117 khoản 1 (Luật tự trị địa phương)quy định “các tổ chức chính quyền địa phương được quyền soạn thảo các văn bản luật nhằm trừng phạt các công việc liên quan đến phúc lợi của người dân, quản lý tài sản của địa phương”. Trong Điều 14 khoản 2, đối với những những vi phạm các quy định trừ những vấn đề được quy định đặc biệt trong các luật, thì sẽ phải chịu hai năm tù giam hoặc tù chung thân, nộp 1 triệu yên tiền phạt, nhẹ hơn thì có thể bị giam cầm và chịu xử phạt dân sự không quá 200000 yên. Ngoài ra mức độ vi phạm quá nặng có thể phải chịu xử lý hình sự” . Lấy ví dụ với chính sách phát triển du lịch Nhật Bản, “trong cuộc họp của Hội đồng tầm nhìn du lịch để hỗ trợ tương lai của Nhật Bản (Meeting of the Council for a Tourism Vision to Support the Future of Japan, 2016) đã đưa ra“Tầm nhìn Du lịch” (The Tourism Vision) đề xuất “ba tầm nhìn cơ bản” và “mười cải cách” sau đây và thừa nhận thực tế “du lịch là trụ cột chính trong chiến lược tăng trưởng kinh tế và phục hồi khu vực của Nhật Bản”. Tất cả các cấp chính quyền, các bộ, và khu vực công và tư nhân sẽ hợp tác để tạo ra điểm đến du lịch đẳng cấp thế giới của Nhật Bản - Tầm nhìn 1: Tối đa hóa tính hấp dẫn của các nguồn tài nguyên du lịch để làm cho du lịch cơ sở phục hồi khu vực. * Cải cách 1: Cho phép du khách trong nước và quốc tế vào “các trang web di sản công cộng” * Cải cách 2: Thay đổi sự cân bằng của chính sách di sản từ “chỉ nhấn mạnh vào việc bảo tồn’’ để cho phép khách hàng hiểu rõ hơn về các địa điểm. * Cải cách 3: Biến các “vườn quốc gia” hiện tại thành “vườn quốc gia” đẳng cấp thế giới. * Cải cách 4: Tạo “kế hoạch làm cảnh quan” cho các khu du lịch lớn để cải thiện cảnh quan đô thị. - Tầm nhìn 2: Đẩy mạnh đổi mới trong ngành du lịch để tăng sức cạnh tranh quốc tế và phát triển nó thành một ngành công nghiệp cốt lõi. * Cải cách 5: Rà soát các quy định và hạn chế để ngành công nghiệp du lịch có năng suất cao hơn. * Cải cách 6: Phát triển các thị trường mới mà khách du lịch ở lại trong thời gian dài hơn. * Cải cách 7: Đổi mới và phục hồi các khu nghỉ mát suối nước nóng và các thị trấn địa phương bằng cách quản lý tốt hơn. - Tầm nhìn 3: Đảm bảo tất cả du khách có thể tận hưởng trải nghiệm tham quan, thoải mái và không căng thẳng. * Cải cách 8: Cải thiện cơ sở hạ tầng cứng và mềm để du khách có thể tận hưởng môi trường nghỉ dưỡng dễ chịu nhất trên thế giới. * Cải cách 9: Hoàn thành “hành lang phục hồi khu vực” để cho phép đi du lịch thoải mái đến mọi nơi của Nhật Bản. * Cải cách 10: Cải cách hệ thống “ngày làm việc” và “ngày nghỉ” để thực hiện một xã hội sôi động hơn.” Dựa vào các tầm nhìn chiến lược được đưa ra, từng địa phương tiến hành triển khai những chiến lược riêng của mình. Theo Sách trắng về du lịch Nhật Bản năm 2017, các vùng của Nhật Bản cũng tự đưa ra các chính sách riêng để thúc đẩy sự phát triển về du lịch của mình: vùng Kansai cung cấp wifi miễn phí cho khách du lịch, tại Shikoku có dự án đạp xe vòng quanh hòn đảo để thu hút khách, … Sau đó tại các vùng, mỗi tỉnh lại có những chiến lược dựa theo đó để đưa ra các chiến lược cụ thể phù hợp với địa phương mình. Vì vậy có thể thấy rằng, từ những chính lược của chính phủ, từng địa phương sử dụng quyền chế định điều lệnh của mình để đưa ra được các chính sách thu hút khách du lịch phù hợp với địa phương mình. 3. Kết luận Như vậy có thể thấy rằng chế độ tự trị địa phương có vai trò quan trọng đối với hệ thống hành chính Nhật Bản. Chế độ này giúp cho chính quyền địa phương có nhiều quyền hạn trong việc quyết định các vấn đề của địa phương mình, vai trò của người dân cúng được coi trọng hơn.