Vì sao bệnh tâm lý rất khó chữa?

  1. Tâm lý học

Mình chưa bị bao giờ nhưng mình hiểu là những bệnh đấy rất khó khăn để chữa khỏi hoàn toàn. Vì sao bộ não lại phức tạp vậy?

Từ khóa: 

tâm lý học

Theo mình thì có nhiều lí do tại sao bệnh tâm lý là một loại bệnh khó chữa:

  1. Bệnh tâm lý ít được phát hiện và điều trị kịp thời. Đến khi bệnh trở nặng thì quá trình điều trị sẽ trở nên rất gian nan. Ví dụ dấu hiệu của bệnh trầm cảm như buồn bã, cáu giận, mất hứng thú,... có ít nhiều tương đồng với những cảm xúc bình thường của con người nên người bệnh có thể không nhận ra. Bên cạnh đó, hiểu biết về các căn bệnh tâm lí còn hạn chế, nhiều người còn có thái độ kì thị khiến người bệnh kể cả thấy bản thân có dấu hiệu mắc bệnh đi nữa cũng bị cảm giác xấu hổ giày vò nên giấu không dám nói.

  2. Nguyên nhân gây bệnh tâm lí rất phức tạp. Đó có thể là yếu tố di truyền, môi trường độc hại hoặc là những tổn thương tâm lí đã ăn sâu bén rễ từ thời thơ ấu, sự ngược đãi, bỏ bê về mặt cảm xúc,... Để tháo dỡ những nút thắt tâm lí này thực sự là một việc rất khó.

  3. Tỉ lệ tái phát bệnh cao. Những triệu chứng kéo dài, lặp đi lặp lại gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tinh thần người bệnh.

  4. Bệnh tâm lí kéo theo một loạt các bệnh lí khác. Ví dụ như bệnh nhân mắc rối loạn lo âu có nguy cơ cao mắc trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống và rối loạn nhân cách bên cạnh đó là bệnh đột quỵ, bệnh tim, các chứng bệnh lây nhiễm khác,...

  5. Chữa trị bệnh tâm lí cần thời gian dài và sự kiên trì phi thường để theo được phác đồ điều trị. Điều này phụ thuộc rất lớn vào ý chí của người bệnh và sự quan tâm, chăm sóc của gia đình. Có rất nhiều bệnh nhân bỏ giữa chừng dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc và bệnh tình trở nên tồi tệ hơn trước. Ngoài ra, các loại thuốc chữa bệnh tâm lí có nhiều tác dụng phụ gây ra ít nhiều hệ lụy cho sức khỏe.

https://cdn.noron.vn/2021/07/20/90679239831788454-1626752741_1024.jpg
Trả lời

Theo mình thì có nhiều lí do tại sao bệnh tâm lý là một loại bệnh khó chữa:

  1. Bệnh tâm lý ít được phát hiện và điều trị kịp thời. Đến khi bệnh trở nặng thì quá trình điều trị sẽ trở nên rất gian nan. Ví dụ dấu hiệu của bệnh trầm cảm như buồn bã, cáu giận, mất hứng thú,... có ít nhiều tương đồng với những cảm xúc bình thường của con người nên người bệnh có thể không nhận ra. Bên cạnh đó, hiểu biết về các căn bệnh tâm lí còn hạn chế, nhiều người còn có thái độ kì thị khiến người bệnh kể cả thấy bản thân có dấu hiệu mắc bệnh đi nữa cũng bị cảm giác xấu hổ giày vò nên giấu không dám nói.

  2. Nguyên nhân gây bệnh tâm lí rất phức tạp. Đó có thể là yếu tố di truyền, môi trường độc hại hoặc là những tổn thương tâm lí đã ăn sâu bén rễ từ thời thơ ấu, sự ngược đãi, bỏ bê về mặt cảm xúc,... Để tháo dỡ những nút thắt tâm lí này thực sự là một việc rất khó.

  3. Tỉ lệ tái phát bệnh cao. Những triệu chứng kéo dài, lặp đi lặp lại gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tinh thần người bệnh.

  4. Bệnh tâm lí kéo theo một loạt các bệnh lí khác. Ví dụ như bệnh nhân mắc rối loạn lo âu có nguy cơ cao mắc trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống và rối loạn nhân cách bên cạnh đó là bệnh đột quỵ, bệnh tim, các chứng bệnh lây nhiễm khác,...

  5. Chữa trị bệnh tâm lí cần thời gian dài và sự kiên trì phi thường để theo được phác đồ điều trị. Điều này phụ thuộc rất lớn vào ý chí của người bệnh và sự quan tâm, chăm sóc của gia đình. Có rất nhiều bệnh nhân bỏ giữa chừng dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc và bệnh tình trở nên tồi tệ hơn trước. Ngoài ra, các loại thuốc chữa bệnh tâm lí có nhiều tác dụng phụ gây ra ít nhiều hệ lụy cho sức khỏe.

https://cdn.noron.vn/2021/07/20/90679239831788454-1626752741_1024.jpg