Vì sao Công tác xã hội lại cần thiết trong thời buổi bây giờ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Công tác xã hội là một nghề hướng đến việc hỗ trợ và giúp đỡ những cá nhân, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ vươn lên tái hòa nhập với cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Ngày nay, Công tác xã hội dần trở thành một lĩnh vực không thể thiếu trong quá trình phát triển xã hội nói chung trong đó Công tác xã hội trong lĩnh vực gia đình và trẻ em được đặc biệt chú trọng. Người làm nghề công tác xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ những cá nhân, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn (phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của nạn buôn bán, lạm dụng tình dục…, người nghiện ma túy, người bị nhiễm HIV…). Nhân viên Công tác xã hội thường tham gia rất nhiều hoạt động: vận động xã hội, tham vấn và tư vấn tâm lý, nghiên cứu và tham mưu xây dựng chính sách xã hội. Khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng mà khả năng đáp ứng của ngành y tế chưa theo kịp thì những người làm công tác xã hội (CTXH) có vai trò rất quan trọng. Họ giúp tạo dựng mối quan hệ hài hòa giữa tinh thần và thể chất của người bệnh, giữa người bệnh với người thân, giữa người bệnh với những người chung quanh, giữa người bệnh với cơ sở y tế… Người làm CTXH có thể can thiệp về mặt tâm lý xã hội với vai trò là một phần của kế hoạch điều trị kể cả việc tiếp tục hỗ trợ về mặt xã hội nếu cần các dịch vụ y tế tiếp theo. Hầu hết các bệnh viện (đa khoa, nhi, phụ sản, quân đội, tâm thần, lão khoa, chăm sóc liên tục) và các cơ sở y tế công cộng đều cần cán bộ CTXH. Cán bộ CTXH trong ngành y tế có vai trò lớn trong vấn đề sức khỏe sinh sản. Cùng với y tá và các bác sĩ, cán bộ CTXH cung cấp các thông tin về sức khỏe và tham vấn liên quan đến mảng kế hoạch hóa gia đình, nạo phá thai, hỗ trợ các vấn đề sinh sản và sức khỏe sinh sản. Chính vì những lí do đó mà CTXH cần thiết trong thời buổi ngày nay.
Trả lời
Công tác xã hội là một nghề hướng đến việc hỗ trợ và giúp đỡ những cá nhân, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ vươn lên tái hòa nhập với cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Ngày nay, Công tác xã hội dần trở thành một lĩnh vực không thể thiếu trong quá trình phát triển xã hội nói chung trong đó Công tác xã hội trong lĩnh vực gia đình và trẻ em được đặc biệt chú trọng. Người làm nghề công tác xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ những cá nhân, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn (phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của nạn buôn bán, lạm dụng tình dục…, người nghiện ma túy, người bị nhiễm HIV…). Nhân viên Công tác xã hội thường tham gia rất nhiều hoạt động: vận động xã hội, tham vấn và tư vấn tâm lý, nghiên cứu và tham mưu xây dựng chính sách xã hội. Khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng mà khả năng đáp ứng của ngành y tế chưa theo kịp thì những người làm công tác xã hội (CTXH) có vai trò rất quan trọng. Họ giúp tạo dựng mối quan hệ hài hòa giữa tinh thần và thể chất của người bệnh, giữa người bệnh với người thân, giữa người bệnh với những người chung quanh, giữa người bệnh với cơ sở y tế… Người làm CTXH có thể can thiệp về mặt tâm lý xã hội với vai trò là một phần của kế hoạch điều trị kể cả việc tiếp tục hỗ trợ về mặt xã hội nếu cần các dịch vụ y tế tiếp theo. Hầu hết các bệnh viện (đa khoa, nhi, phụ sản, quân đội, tâm thần, lão khoa, chăm sóc liên tục) và các cơ sở y tế công cộng đều cần cán bộ CTXH. Cán bộ CTXH trong ngành y tế có vai trò lớn trong vấn đề sức khỏe sinh sản. Cùng với y tá và các bác sĩ, cán bộ CTXH cung cấp các thông tin về sức khỏe và tham vấn liên quan đến mảng kế hoạch hóa gia đình, nạo phá thai, hỗ trợ các vấn đề sinh sản và sức khỏe sinh sản. Chính vì những lí do đó mà CTXH cần thiết trong thời buổi ngày nay.