Vì sao nói ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp thiết yếu của con người?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Giao tiếp là hoat động trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe nhằm đạt được mục đích nhất định. Chúng ta không thể phủ định được, ngoài ngôn ngữ ra thì chúng ta còn có rất nhiều phương tiện khác để giao tiếp, ví dụ như sử dụng biểu cảm, nhưng không phải khi sử dụng phương thức này chúng ta sẽ có 1 ý hiểu giống nhau. Cụ thể hơn, cùng là lắc đầu nhưng người Việt Nam thì hiểu đó là không đồng ý nhưng với người Ấn Độ thì nó lại biểu đạt sự đồng ý. Ngoài ra, hội họa hay âm nhạc cũng có thể được xem là phương thức giao tiếp, nhưng như chúng ta đã biết, không phải ai cũng có khả năng thưởng thức hội họa hay âm nhạc, vậy nên không phải lúc nào ý tưởng của họa sĩ, nhạc sĩ và người xem, người nghe cũng trùng nhau khi thưởng thức 1 bức họa hay 1 bản nhạc. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng của con người vì: Phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ ngay cả những bộ lạc lạc hậu nhất mà người ta mới phát hiện ra cũng dùng ngôn ngữ để nói chuyện với nhau. Chính những ngôn ngữ mà con người có thể hiểu nhau trong quá trình sinh hoạt và lao động, mà người ta có thể diễn đạt và làm cho người khác hiểu được tư tưởng, tình cảm, trạng thái và nguyện vọng của mình. Có hiểu biết lẫn nhau thì con người mới có thể đồng tâm hiệp lực chinh phục thiên nhiên, chinh phục xã hội và cho xã hội ngày càng phát triển hơn. + Ngôn ngữ có tính vượt không gian, vượt thời gian Theo thời gian, ngôn ngữ không hề mất đi mà chỉ càng ngày càng phát triển. Cùng với sự phát triển thêm 1 số lớp từ mới là sự ít đi của những lớp từ cổ. VD: nếu như ngày xưa, vợ chồng sẽ gọi nhau là chàng,- thiếp thì ngày nay người ta sẽ đơn thuần gọi là vợ - chồng hoặc ông xã, bà xã. Những từ như chàng và thiếp không vì thế mà mất đi, nó vẫn tồn tại nhưng với tần xuất sử dụng ít hơn. +Ngôn ngữ là công cụ đấu tranh, sản xuất. Ngôn ngữ là một công cụ đấu tranh sản xuất. Tuy ngôn ngữ không sản xuất ra của cải vật chất, nhưng nó có thể hiện hoạt động sản xuất, có thể giúp người ta giành lấy tri thức cần thiết để đấu tranh sản xuất, có thể giúp người ta cùng hợp tác sản xuất do đó thúc đấy sản xuất ngày càng phát triển. + Ngôn ngữ không có tính giai cấp, nhưng lại là một công cụ đấu tranh giai cấp. Các giai cấp khác nhau thường cùng sử dụng ngôn ngữ để đấu tranh với nhau. Đảng và Nhà nước ta luôn luôn chủ trương dùng ngôn ngữ dân tộc làm vũ khí tuyên truyền, giáo dục tư tưởng cách mạng tập hợp quần chúng vào mặt trận chung thống nhất để đấu tranh kẻ thù. Ngôn ngữ dân tộc đã được sử dụng rộng rãi để tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và chính phủ, để động viên quần chúng tích cực tham gia đấu tranh cách mạng. =>ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu của con người.
Trả lời
Giao tiếp là hoat động trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe nhằm đạt được mục đích nhất định. Chúng ta không thể phủ định được, ngoài ngôn ngữ ra thì chúng ta còn có rất nhiều phương tiện khác để giao tiếp, ví dụ như sử dụng biểu cảm, nhưng không phải khi sử dụng phương thức này chúng ta sẽ có 1 ý hiểu giống nhau. Cụ thể hơn, cùng là lắc đầu nhưng người Việt Nam thì hiểu đó là không đồng ý nhưng với người Ấn Độ thì nó lại biểu đạt sự đồng ý. Ngoài ra, hội họa hay âm nhạc cũng có thể được xem là phương thức giao tiếp, nhưng như chúng ta đã biết, không phải ai cũng có khả năng thưởng thức hội họa hay âm nhạc, vậy nên không phải lúc nào ý tưởng của họa sĩ, nhạc sĩ và người xem, người nghe cũng trùng nhau khi thưởng thức 1 bức họa hay 1 bản nhạc. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng của con người vì: Phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ ngay cả những bộ lạc lạc hậu nhất mà người ta mới phát hiện ra cũng dùng ngôn ngữ để nói chuyện với nhau. Chính những ngôn ngữ mà con người có thể hiểu nhau trong quá trình sinh hoạt và lao động, mà người ta có thể diễn đạt và làm cho người khác hiểu được tư tưởng, tình cảm, trạng thái và nguyện vọng của mình. Có hiểu biết lẫn nhau thì con người mới có thể đồng tâm hiệp lực chinh phục thiên nhiên, chinh phục xã hội và cho xã hội ngày càng phát triển hơn. + Ngôn ngữ có tính vượt không gian, vượt thời gian Theo thời gian, ngôn ngữ không hề mất đi mà chỉ càng ngày càng phát triển. Cùng với sự phát triển thêm 1 số lớp từ mới là sự ít đi của những lớp từ cổ. VD: nếu như ngày xưa, vợ chồng sẽ gọi nhau là chàng,- thiếp thì ngày nay người ta sẽ đơn thuần gọi là vợ - chồng hoặc ông xã, bà xã. Những từ như chàng và thiếp không vì thế mà mất đi, nó vẫn tồn tại nhưng với tần xuất sử dụng ít hơn. +Ngôn ngữ là công cụ đấu tranh, sản xuất. Ngôn ngữ là một công cụ đấu tranh sản xuất. Tuy ngôn ngữ không sản xuất ra của cải vật chất, nhưng nó có thể hiện hoạt động sản xuất, có thể giúp người ta giành lấy tri thức cần thiết để đấu tranh sản xuất, có thể giúp người ta cùng hợp tác sản xuất do đó thúc đấy sản xuất ngày càng phát triển. + Ngôn ngữ không có tính giai cấp, nhưng lại là một công cụ đấu tranh giai cấp. Các giai cấp khác nhau thường cùng sử dụng ngôn ngữ để đấu tranh với nhau. Đảng và Nhà nước ta luôn luôn chủ trương dùng ngôn ngữ dân tộc làm vũ khí tuyên truyền, giáo dục tư tưởng cách mạng tập hợp quần chúng vào mặt trận chung thống nhất để đấu tranh kẻ thù. Ngôn ngữ dân tộc đã được sử dụng rộng rãi để tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và chính phủ, để động viên quần chúng tích cực tham gia đấu tranh cách mạng. =>ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu của con người.