Vai trò của tiếng mẹ đẻ

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Sưu tầm tài liệu bàn về vai trò của tiếng mẹ đẻ trong việc dạy/học ngoại ngữ. Chuyển di tích cực và chuyển di tiêu cực Quá trình học ngoại ngữ là quá trình nắm bắt một hệ thống thói quen mới. Trong quá trình đó, những thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ đã ảnh hưởng đến ngoại ngữ. Sự ảnh hưởng này có hai khía cạnh: ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực. Ảnh hưởng tích cực gọi là chuyển di tích cực. Đây là hiện tượng chuyển di những hiểu biết và kĩ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ vào quá trình học một ngoại ngữ, nó giúp cho việc học ngoại ngữ trở nên dễ dàng hơn, bởi vì có sự giống nhau giữa tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ cần học. Hiện tượng chuyển di tích cực thể hiện ở tất cả bình diện ngôn ngữ và cả những bình diện ngoài ngôn ngữ như chữ viết và văn hóa. Dưới đây là một số ví dụ minh họa về sự chuyển di tích cực giữa Tiếng Anh với Tiếng Việt * Nét tương đồng thứ nhất, xét về bình diện chữ cái: Chữ quốc ngữ Việt Nam được xây dựng trên hệ thống chữ cái la tinh. Đó là một thuận lợi cho người học khi tiếp cận tiếng Anh vì người học sẽ phát âm dễ dàng và nhanh chóng những âm nào mà tiếng Việt cũng có, như các âm (b), (k), (l), (m), (n), (s)… * Trên bình diện câu: Xét về loại hình trật tự từ thì tiếng Anh và tiếng Việt có cùng chung loại hình đối với thành phần câu, đó là loại hình: S-V-O. Ví du: Tiếng Viêt : Tôi yêu ban. S V O Tiếng Anh: I love you. S V O * Trên bình diện từ loại: Tiếng Việt và tiếng Anh đều có danh từ (N), động từ (V), tính từ (Adj), quan hệ từ, thán từ, trợ từ, số từ. Ví du: Tiếng Việt _ Tiếng Anh Bàn table Ăn eat Tôi I Đẹp beautiful Hai two Ví dụ về trợ từ: Trong tiếng Việt: Anh ấy chỉ ăn một cái kem. Tiếng Anh: He only eats an ice- cream. Only và chỉ đều bổ sung ý nghĩa rằng anh ấy ăn ít. Ngoài những điểm tương đồng, giữa tiếng Anh và tiếng Việt có nhiều điểm khác nhau. Tuy nhiên trong quá trình học tiếng Anh học sinh thường áp đặt tiếng mẹ đẻ. Việc áp dụng đó còn được gọi là chuyển di tiêu cực. Đây là hiện tượng thường gây cản trở và làm chậm quá trình học tập do áp dụng không thích hợp những phương tiện, cấu trúc, quy tắc trong tiếng mẹ đẻ vào quá trình học ngoại ngữ, làm cho việc sử dụng ngôn ngữ đó sai lệch khác với chuẩn ngôn ngữ đích. Chuyển di tiêu cực được thực hiện ở mọi cấp độ và bình diện ngôn ngữ. Như chúng ta đã biết, Tiếng Anh là ngôn ngữ biến hình còn Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập nên xét về bình diện từ loại thì giữa chúng không có sự tương đồng. Một số điểm không tương đồng đó là Tiếng Anh có tiêu chí biến đổi hình thái từ còn Tiếng Việt không có tiêu chí biến đổi hình thái từ. Hơn nữa, Tiếng Anh có một số từ loại mà Tiếng Việt không có như trạng từ (chỉ thể cách) và mạo từ. Chẳng hạn như: Cô ấy giỏi = She is good/ Cô ấy nấu ăn giỏi = She cooks well. Rõ ràng ở hai ví dụ trên Tiếng Việt từ “giỏi” đóng vai trò cả hai chức năng còn Tiếng Anh thì khác biệt (good và well). Xét về chức năng, trong tiếng Anh tính từ luôn đứng trước danh từ để bổ nghĩa cho danh từ đó còn tiếng Việt thì ngược lại Tiếng Anh: I want to buy a house big. Tiếng Việt: Tôi muốn mua một ngôi nhà to. Về động từ nối (Linking verb), “to be” trong tiếng Việt có nghĩa “thì, là, ở”. Tuy nhiên trong tiếng Việt “là” hiếm khi được sử dụng để nối chủ ngữ với tính từ trong câu, do đó người Việt học tiếng Anh thường mô phỏng lối nói trên để áp dụng vào tiếng Anh. Ví dụ: Thay vì viết She is hungry học sinh lại viết She hungry (Cô ấy đói). Đối với câu phức có liên từ phụ thuộc: Cặp quan hệ từ trong tiếng Việt là những quan hệ từ dùng để nối các vế câu trong một câu với nhau như “Bởi vì… cho nên” “Mặc dù…..nhưng”... Các cặp quan hệ từ này không thể tách rời để đảm bảo ngữ nghĩa của câu. Việc vận dụng quy luật này đã tạo ra những lỗi về cách đặt câu như: “Although he was ill, but he went to school”, “Because we didn’t learn hard, so we could not pass the test”. Trong khi diễn đạt đúng bằng tiếng Anh phải là: “Although he was ill, he went to school” và “Because we didn’t learn hard, we could not pass the test”. Tóm lại, giao thoa ngôn ngữ là một hiên tượng không thể tránh khỏi trong quá trình dạy và học ngoại ngữ. Tuy nhiên, chuyển di tích cực sẽ làm cho việc dạy và học ngoại ngữ gặp nhiều thuận lợi hơn ngươc lại chuyển di tiêu cự sẽ gây cản trở rất lớn cho quá trình đó. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả của việc dạy- học ngoại ngữ, giáo viên cần so sánh, đối chiếu để làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn trong quá trình giảng dạy. Điều này góp phần giúp cho học sinh tránh được những lỗi thường gặp cơ bản trong quá trình tiếp thu ngôn ngữ thứ hai. • Chuyển di tiêu cực của tiếng mẹ đẻ trong quá trình dạy và học ngoại ngữ Cập nhật: Thứ ba, 17/12/2013 | 3:41:00 Chiều – trường cán bộ quản lí văn hóa, thể thao và du lịch. Ngày nay, việc nghiên cứu và nắm bắt ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng đã thực sự trở thành một nhu cầu lớn của toàn xã hội thì kiến thức tiếng Việt là hết sức quan trọng. Phần lớn các học giả, các nhà khoa học giáo học pháp trên thế đã chứng minh rằng, tiếng mẹ đẻ sẽ có tác dụng tích cực, sẽ giúp người học nắm bắt ngoại ngữ tốt hơn nếu việc ứng dụng tiếng mẹ đẻ trong giảng dạy ngoại ngữ. Kiến thức và kinh nghiệm sử dụng tiếng mẹ đẻ trong việc diễn đạt các mối quan hệ sẽ bổ trợ và làm nền cho người học ngoại ngữ nhanh chóng nắm bắt ngoại ngữ. Nhưng nếu những kinh nghiệm sử dụng các phạm trù này trong tiếng mẹ đẻ không được định hướng cụ thể thì nó sẽ có ảnh hưởng tiêu cực (hay còn gọi là chuyển di tiêu cực) đến quá trình tiếp thu và thực hành ngoại ngữ của người học. Trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, chúng ta thực sự nhận thấy sự ảnh hưởng của tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ. - Mình hiểu rồi, nhưng bạn phải gửi cho mình cái list hàng đã rồi mới tính được. Đây là một cách trao đổi rất thường gặp trong việc chào hàng, thương thảo mua bán. Trên thực tế, tính thông tin của phát ngôn này là không cao và không có thêm một yếu tố ngữ nghĩa nào cả. Song bản thân từ tiếng Anh “list” (với nghĩa là: đơn chào hàng, danh mục hàng) đã thực sự đáp ứng được cả hai bình diện của phát ngôn tiếng Việt nêu trên. Về ngữ pháp – nó là danh từ đứng ở vị trí bổ nghĩa cho động từ, đồng thời cũng là từ trung tâm của cụm danh cái list hàng; về giao tiếp thì từ list trong ngữ cảnh cụ thể này cũng đã truyền tải đi một thông tin hoàn toàn đầy đủ (là cái đơn chào hàng, cái danh mục hàng). Vì vậy nó không gây một chút hiểu lầm nào cho các thành viên tham gia đối thoại. Còn nếu xét về tần số sử dụng trong lĩnh vực giao tiếp mua bán giữa từ tiếng Anh list và từ tiếng Việt đơn chào hàng, danh mục hàng thật khó xác định từ nào được sử dụng nhiều hơn, nếu không chủ quan mà nói rằng, có lẽ từ list đang thịnh hành theo “mốt ngữ”, “sính ngữ”, mặc dù nó được sử dụng chủ yếu trong hội thoại, khi trao đổi qua e-mail, nhắn tin, viết chát qua mạng cũng rất hay sử dụng từ này. Bên cạnh việc một số các từ của tiếng nước ngoài (đặc biệt là tiếng Anh) đang ngày càng trở nên thường gặp; Thậm chí các yếu tố ngoại lai đã và đang ‘thâm nhập’ sâu vào các kết cấu cú pháp, từ vựng, ngữ nghĩa, phong cách của tiếng Việt, tiếng Anh được sử dụng phần lớn trong các tên công ty, biển quảng cáo, các cửa hàng, siêu thị, biển dẫn chỉ đường v.v., và trên thực tế đang hình thành một thực trạng “song ngữ tiềm ẩn” trong cộng đồng xã hội Việt sử dụng tiếng Mẹ đẻ và Ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh). Quay trở lại với ‘lớp từ sao chép’, việc phân tích các lớp từ này, cùng với các lớp từ ngoại lại đã được thuần Việt, hoặc đang được Việt hóa ở một bình diện nào đó sẽ cho chúng ta thấy được những khuynh hướng giao thoa giữa ngôn ngữ bản địa (tiếng Việt) và ngoại ngữ. Có lẽ, chưa khi nào chúng ta được chứng kiến một sự ‘xô bồ và ào ạt’ của ngoại ngữ xâm nhập vào tiếng Việt như hiện nay. Đây cũng là điều tự nhiên trong quá trình hội nhập văn hóa và giao lưu ngôn ngữ trên thế giới. Nó diễn ra đặc biệt ở các ngôn ngữ đang phát triển. Tuy nhiên, đối với các ngôn ngữ có hệ thống hình thái, cú pháp-từ vựng chặt chẽ, thì quá trình xâm nhập của ngoại ngữ được diễn ra có tổ chức và đi theo những qui phạm ngặt nghèo của ngôn ngữ bản địa từ lĩnh vực hình thái học (loại từ, hình thái từ) cho đến lĩnh vực cú pháp-ngữ nghĩa và phong cách, lĩnh vực sử dụng. Còn đối với những loại hình ngôn ngữ thiếu hệ thống qui phạm ở các cấp độ, không chặt chẽ về các nguyên tắc cú pháp-từ vựng (kết nối, cấu tạo từ, tạo nghĩa), không đồng bộ và không thống nhất trong nguyên tắc qui nạp các yếu tố ngoại lai, thì quá trình xâm nhập của ngoại ngữ vào bản ngữ sẽ vô cùng bất cập, dẫn đến tình trạng hỗn loạn và lộn xộn như đang diễn ra hiện nay với tiếng Việt. - Những từ và khái niệm mang tính công nghệ mới của tiếng Anh như: internet, website, file, provider, chat, server, printer ↔ hoàn toàn có thể chuyển theo nguyên tắc phiên âm văn tự hoặc mô phỏng phát âm sang tiếng Nga với tương quan 1:1 như: интернет, сайт, файл, провайдер, чаты, сервер, принтер. Nhưng các từ này khi hành chức trong tiếng Nga lại phải tuân thủ theo các nguyên tắc nghiêm ngặt của tiếng Nga về ngữ âm (cách phát âm, trọng âm, ngữ điệu), về hình thái từ (xác định loại từ, biến đổi theo giống, số, cách nếu là danh từ), về cú pháp-ngữ nghĩa (khả năng kết hợp để tạo cụm từ, câu và tạo nghĩa mới). Và khi trải qua các khâu đoạn này, nghiễm nhiên các từ ngoại lai tiếng Anh đã phải “Nga hóa” toàn bộ và thực sự đã làm giàu, làm phong phú thêm cho vốn từ vựng tiếng Nga. - Một câu hỏi được đặt ra – những khái niệm trên đang được xử lí như thế nào khi thâm nhập vào tiếng Việt? Trong khi chưa có một qui chuẩn đồng nhất nào cho việc xử lí các yếu tố ngoại lai tiếng Anh nêu trên, chúng tôi nêu lên một xu hướng thực tế thông thường, đang được chấp nhận trong tiếng Việt hiện nay như sau: a) Tiếng Anh: internet, website, file ↔ Tiếng Việt: internet, website, file – tức là để nguyên dạng thức từ ngôn ngữ gốc; b) Tiếng Anh: chat → Tiếng Việt: chát – có thêm dấu của tiếng Việt (biến đổi trên bình diện ngữ âm); c) Tiếng Anh: server, printer → Tiếng Việt: máy chủ (máy chủ server, máy server, server), máy in (máy printer, printer) – tức là, hoặc chuyển hoàn toàn sang một khái niệm dịch nghĩa tiếng Việt, hoặc đưa thêm một từ tố giải nghĩa tiếng Việt + từ ngoại ngữ nguyên gốc; d) Tiếng Anh: provider → Tiếng Việt: nhà cung cấp – tức là chuyển hoàn toàn sang một khái niệm dịch nghĩa tiếng Việt. Nếu trong tiếng Nga chỉ cần có một qui phạm hình thái duy nhất để “Nga hóa” các từ tiếng Anh nêu trên, thì trong tiếng Việt phải có ít nhất là 4 phương thức “Việt hóa” về mặt hình thái từ. Song vấn đề không chỉ bất cập ở bình diện này, mà sẽ còn thực sự bất cập và có nhiều trường hợp không biết nên sử lí thế nào nếu đưa các khái niệm đã “Việt hóa” đó vào trong cụm từ và câu. Ví dụ: để trả lời câu hỏi – Bạn đang làm gì? Tiếng Nga có thể trả lời và coi đó là câu trả lời chuẩn như sau: Я в интернете. Nhưng tiếng Việt thì không thể coi câu trả lời “Tôi đang internet” là chuẩn được, bởi cách nói này có thể hiểu được, nhưng sẽ vi phạm, trước tiên là chuẩn mực kết cấu cú pháp cơ bản trong câu đơn tiếng Việt: Ai + đang + làm gì (vị trí của động từ) – Vậy, có thể coi từ Internet (mail) trong tiếng Việt vừa là danh từ, vừa là động từ được không? Mà nếu coi Internet (mail) là có “sắc thái hành động, quá trình” thì liệu có thể chấp nhận không (?) kiểu câu như thế này: Tôi sẽ internet cho anh // Tôi sẽ mail cho anh. Trên thực tế giao tiếp tiếng Việt hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều hơn những cách nói không qui phạm, làm thô thiển, tối nghĩa và thui chột tiếng Việt. Ví dụ: Các cháu rất thích ăn ka ép xê – đây là từ viết tắt “KFC” (Kentucky Fried Chicken) trên các quán ăn nhanh món gà chiên mà văn phòng chính của thương hiệu này nằm tại Bang Kentucky của Mĩ; Diễn viên này đang hót lắm đấy; Trông cậu này còn bây bi quá, v.v. Điều này cho thấy một vấn đề nan giải và thực sự nổi cộm là phải nghiên cứu và giải quyết được thỏa đáng mối quan hệ qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau của tiếng Việt với các ngoại ngữ khác, mà cơ bản nhất là với tiếng Anh hiện nay. Đồng thời vai trò của Nhà nước trong việc hoạch định một chính sách ngôn ngữ, ngoại ngữ đúng đắn, không nửa vời, thả nổi sẽ là quyết định sáng suốt cho vận mệnh của ngôn ngữ tiếng Việt. Việc soạn thảo và ban hành Luật ngôn ngữ qui định và qui chuẩn các vấn đề có liên quan đến ngôn ngữ văn hóa Việt và ngoại ngữ là một vấn đề thực sự cấp bách, tạo nền tảng cho sự phát triển đúng hướng của tiếng Việt trong một hành lang ngôn ngữ quốc gia và quốc tế, trong một bối cảnh liên kết văn hóa, phát triển du lịch, hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng. Tuy nhiên, tầng lớp tri thức, có văn hóa trong xã hội vẫn phải đóng vai trò tiên phong, đi đầu và là một yếu tố quan trọng nhất, đóng vai trò chủ đạo trong việc ‘cho phép’ và ‘cho phép đến mức nào’ sự xâm nhập của các yếu tố ngoại lai. Những hiện tượng làm cho ngôn ngữ tiếng Việt bị xáo trộn nêu trên chỉ mang tính chất tạm thời và sẽ bị triệt tiêu, nếu các nhà ngôn ngữ hàng đầu của Việt ngữ học qui chuẩn được, hoạch định được những biện pháp ngôn ngữ chuyên nghiệp trong thời gian tới. Một thực tế không thể phủ nhận được – đó là cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ trong nước và trên thế giới, việc học tập và nghiên cứu ngoại ngữ của lớp trẻ sẽ ngày một bài bản và khoa học hơn, đặc biệt là các thế hệ trẻ được học tập và tu nghiệp ở nước ngoài. Nhờ đó, trình độ nắm bắt ngoại ngữ của xã hội Việt nói chung sẽ được nâng cao đáng kể, đặc biệt sẽ tập trung nhiều hơn vào từng nhóm người nhất định. Song tính quyết định cho sự trường tồn, trong sáng của tiếng Việt văn hóa lại phụ thuộc trước tiên vào việc nắm vững các chuẩn mực, qui phạm của tiếng Việt, vào ý thức của cộng đồng Việt tôn trọng, nâng niu sử dụng ngôn ngữ ruột thịt của chính mình. Chỉ có như vậy, ngôn ngữ Mẹ đẻ mới có được những ảnh hưởng thực sự tích cực cho quá trình học ngoại ngữ, mới làm cho ngoại ngữ trở nên dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp thu đối với từng chủ thể nhất định. Các nhà giáo học pháp đi theo khuynh hướng giao tiếp tích cực thì cho rằng, sự có mặt của tiếng mẹ đẻ trong các giờ học ngoại ngữ sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình nắm bắt ngoại ngữ của người học do có những chuyển di tiêu cực của tiếng mẹ đẻ. Chẳng hạn, trong giờ học từ vựng của ngoại ngữ (từ mới, khái niệm mới, cách diễn nghĩa mới) người học thường không tính đến được các nét nghĩa đặc thù, các hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa của các từ ngoại ngữ so với các từ, các khái niệm tương đương trong tiếng mẹ đẻ, từ đó dẫn đến việc ghép từ sai với các nguyên tắc cú pháp-ngữ nghĩa của ngoại ngữ. Ví dụ: trong tiếng Việt, hoàn toàn có thể chấp nhận được cả về kết cấu cũng như sự kết hợp nghĩa khi ghép hai từ nội dung + giảng dạy để tạo thành cụm từ nội dung giảng dạy. Nhưng trong tiếng Nga và tiếng Anh thì không thể chấp nhận cụm từ ghép содержание преподавания và the content of teaching, mà phải chuyển sang một cụm từ khác tương đương về nghĩa như учебная программа và training program. Người Việt học ngoại ngữ trong môi trường thiếu vắng ngoại ngữ, thậm chí cả những người thầy dạy ngoại ngữ nhiều năm cũng thường xuyên để xảy ra những lỗi ghép từ tương tự như thế. Mà những lỗi này, hiển nhiên cho thấy sự ảnh hưởng trực tiếp của tư duy tiếng Mẹ đẻ (tiếng Việt) gây nên. Những ảnh hưởng tiêu cực của tiếng mẹ đẻ cũng dễ nhận thấy trong địa hạt cú pháp ngoại ngữ. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào những chuyển di tiêu cực của tiếng mẹ đẻ để hoàn toàn muốn triệt tiêu tiếng mẹ đẻ trong giờ học ngoại ngữ là không khách quan và không phù hợp với thực tiễn dạy và học ngoại ngữ. Sự có mặt của tiếng mẹ đẻ, đặc biệt trong giai đoạn đầu học ngoại ngữ là rất cần thiết, bởi khi học các kiến thức từ vựng, ngữ pháp của ngoại ngữ, chắc chắn người học sẽ dựa vào những kiến thức và kinh nghiệm đã thu được thông qua tiếng mẹ đẻ để đối chiếu, so sánh với kiến thức ngoại ngữ. Trong quá trình nhận biết này, người học ngoại ngữ cũng sẽ tìm ra và ghi nhận được sự giống nhau cũng như khác nhau giữa các yếu tố ngoại ngữ và tiếng mẹ đẻ, làm phong phú thêm vốn từ vựng và kiến thức ngữ pháp. Đồng thời, trên cơ sở của những sự tương phản đó, người học sẽ nhanh chóng nắm bắt và ghi nhớ lâu hơn các yếu tố ngoại ngữ đặc thù chỉ được sử dụng trong ngoại ngữ. Trên cơ sở những phân tích trên cho thấy sự ảnh hưởng tiêu cực của tiếng mẹ đẻ đối với quá trình học ngoại ngữ là không lớn và chỉ mang tính tình huống nhất định. Điều đó cho thấy sự đúng đắn và cần thiết phải kết hợp các phương pháp dạy và học ngoại ngữ là một giải pháp thực sự hữu hiệu, trang bị một khối lượng kiến thức ngoại ngữ cơ bản làm cơ sở cho người học có khả năng thực hành được ngoại ngữ và tiếp tục hoàn thiện kiến thức ngoại ngữ đã học trong những tình huống giao tiếp tự nhiên.
Trả lời
Sưu tầm tài liệu bàn về vai trò của tiếng mẹ đẻ trong việc dạy/học ngoại ngữ. Chuyển di tích cực và chuyển di tiêu cực Quá trình học ngoại ngữ là quá trình nắm bắt một hệ thống thói quen mới. Trong quá trình đó, những thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ đã ảnh hưởng đến ngoại ngữ. Sự ảnh hưởng này có hai khía cạnh: ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực. Ảnh hưởng tích cực gọi là chuyển di tích cực. Đây là hiện tượng chuyển di những hiểu biết và kĩ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ vào quá trình học một ngoại ngữ, nó giúp cho việc học ngoại ngữ trở nên dễ dàng hơn, bởi vì có sự giống nhau giữa tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ cần học. Hiện tượng chuyển di tích cực thể hiện ở tất cả bình diện ngôn ngữ và cả những bình diện ngoài ngôn ngữ như chữ viết và văn hóa. Dưới đây là một số ví dụ minh họa về sự chuyển di tích cực giữa Tiếng Anh với Tiếng Việt * Nét tương đồng thứ nhất, xét về bình diện chữ cái: Chữ quốc ngữ Việt Nam được xây dựng trên hệ thống chữ cái la tinh. Đó là một thuận lợi cho người học khi tiếp cận tiếng Anh vì người học sẽ phát âm dễ dàng và nhanh chóng những âm nào mà tiếng Việt cũng có, như các âm (b), (k), (l), (m), (n), (s)… * Trên bình diện câu: Xét về loại hình trật tự từ thì tiếng Anh và tiếng Việt có cùng chung loại hình đối với thành phần câu, đó là loại hình: S-V-O. Ví du: Tiếng Viêt : Tôi yêu ban. S V O Tiếng Anh: I love you. S V O * Trên bình diện từ loại: Tiếng Việt và tiếng Anh đều có danh từ (N), động từ (V), tính từ (Adj), quan hệ từ, thán từ, trợ từ, số từ. Ví du: Tiếng Việt _ Tiếng Anh Bàn table Ăn eat Tôi I Đẹp beautiful Hai two Ví dụ về trợ từ: Trong tiếng Việt: Anh ấy chỉ ăn một cái kem. Tiếng Anh: He only eats an ice- cream. Only và chỉ đều bổ sung ý nghĩa rằng anh ấy ăn ít. Ngoài những điểm tương đồng, giữa tiếng Anh và tiếng Việt có nhiều điểm khác nhau. Tuy nhiên trong quá trình học tiếng Anh học sinh thường áp đặt tiếng mẹ đẻ. Việc áp dụng đó còn được gọi là chuyển di tiêu cực. Đây là hiện tượng thường gây cản trở và làm chậm quá trình học tập do áp dụng không thích hợp những phương tiện, cấu trúc, quy tắc trong tiếng mẹ đẻ vào quá trình học ngoại ngữ, làm cho việc sử dụng ngôn ngữ đó sai lệch khác với chuẩn ngôn ngữ đích. Chuyển di tiêu cực được thực hiện ở mọi cấp độ và bình diện ngôn ngữ. Như chúng ta đã biết, Tiếng Anh là ngôn ngữ biến hình còn Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập nên xét về bình diện từ loại thì giữa chúng không có sự tương đồng. Một số điểm không tương đồng đó là Tiếng Anh có tiêu chí biến đổi hình thái từ còn Tiếng Việt không có tiêu chí biến đổi hình thái từ. Hơn nữa, Tiếng Anh có một số từ loại mà Tiếng Việt không có như trạng từ (chỉ thể cách) và mạo từ. Chẳng hạn như: Cô ấy giỏi = She is good/ Cô ấy nấu ăn giỏi = She cooks well. Rõ ràng ở hai ví dụ trên Tiếng Việt từ “giỏi” đóng vai trò cả hai chức năng còn Tiếng Anh thì khác biệt (good và well). Xét về chức năng, trong tiếng Anh tính từ luôn đứng trước danh từ để bổ nghĩa cho danh từ đó còn tiếng Việt thì ngược lại Tiếng Anh: I want to buy a house big. Tiếng Việt: Tôi muốn mua một ngôi nhà to. Về động từ nối (Linking verb), “to be” trong tiếng Việt có nghĩa “thì, là, ở”. Tuy nhiên trong tiếng Việt “là” hiếm khi được sử dụng để nối chủ ngữ với tính từ trong câu, do đó người Việt học tiếng Anh thường mô phỏng lối nói trên để áp dụng vào tiếng Anh. Ví dụ: Thay vì viết She is hungry học sinh lại viết She hungry (Cô ấy đói). Đối với câu phức có liên từ phụ thuộc: Cặp quan hệ từ trong tiếng Việt là những quan hệ từ dùng để nối các vế câu trong một câu với nhau như “Bởi vì… cho nên” “Mặc dù…..nhưng”... Các cặp quan hệ từ này không thể tách rời để đảm bảo ngữ nghĩa của câu. Việc vận dụng quy luật này đã tạo ra những lỗi về cách đặt câu như: “Although he was ill, but he went to school”, “Because we didn’t learn hard, so we could not pass the test”. Trong khi diễn đạt đúng bằng tiếng Anh phải là: “Although he was ill, he went to school” và “Because we didn’t learn hard, we could not pass the test”. Tóm lại, giao thoa ngôn ngữ là một hiên tượng không thể tránh khỏi trong quá trình dạy và học ngoại ngữ. Tuy nhiên, chuyển di tích cực sẽ làm cho việc dạy và học ngoại ngữ gặp nhiều thuận lợi hơn ngươc lại chuyển di tiêu cự sẽ gây cản trở rất lớn cho quá trình đó. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả của việc dạy- học ngoại ngữ, giáo viên cần so sánh, đối chiếu để làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn trong quá trình giảng dạy. Điều này góp phần giúp cho học sinh tránh được những lỗi thường gặp cơ bản trong quá trình tiếp thu ngôn ngữ thứ hai. • Chuyển di tiêu cực của tiếng mẹ đẻ trong quá trình dạy và học ngoại ngữ Cập nhật: Thứ ba, 17/12/2013 | 3:41:00 Chiều – trường cán bộ quản lí văn hóa, thể thao và du lịch. Ngày nay, việc nghiên cứu và nắm bắt ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng đã thực sự trở thành một nhu cầu lớn của toàn xã hội thì kiến thức tiếng Việt là hết sức quan trọng. Phần lớn các học giả, các nhà khoa học giáo học pháp trên thế đã chứng minh rằng, tiếng mẹ đẻ sẽ có tác dụng tích cực, sẽ giúp người học nắm bắt ngoại ngữ tốt hơn nếu việc ứng dụng tiếng mẹ đẻ trong giảng dạy ngoại ngữ. Kiến thức và kinh nghiệm sử dụng tiếng mẹ đẻ trong việc diễn đạt các mối quan hệ sẽ bổ trợ và làm nền cho người học ngoại ngữ nhanh chóng nắm bắt ngoại ngữ. Nhưng nếu những kinh nghiệm sử dụng các phạm trù này trong tiếng mẹ đẻ không được định hướng cụ thể thì nó sẽ có ảnh hưởng tiêu cực (hay còn gọi là chuyển di tiêu cực) đến quá trình tiếp thu và thực hành ngoại ngữ của người học. Trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, chúng ta thực sự nhận thấy sự ảnh hưởng của tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ. - Mình hiểu rồi, nhưng bạn phải gửi cho mình cái list hàng đã rồi mới tính được. Đây là một cách trao đổi rất thường gặp trong việc chào hàng, thương thảo mua bán. Trên thực tế, tính thông tin của phát ngôn này là không cao và không có thêm một yếu tố ngữ nghĩa nào cả. Song bản thân từ tiếng Anh “list” (với nghĩa là: đơn chào hàng, danh mục hàng) đã thực sự đáp ứng được cả hai bình diện của phát ngôn tiếng Việt nêu trên. Về ngữ pháp – nó là danh từ đứng ở vị trí bổ nghĩa cho động từ, đồng thời cũng là từ trung tâm của cụm danh cái list hàng; về giao tiếp thì từ list trong ngữ cảnh cụ thể này cũng đã truyền tải đi một thông tin hoàn toàn đầy đủ (là cái đơn chào hàng, cái danh mục hàng). Vì vậy nó không gây một chút hiểu lầm nào cho các thành viên tham gia đối thoại. Còn nếu xét về tần số sử dụng trong lĩnh vực giao tiếp mua bán giữa từ tiếng Anh list và từ tiếng Việt đơn chào hàng, danh mục hàng thật khó xác định từ nào được sử dụng nhiều hơn, nếu không chủ quan mà nói rằng, có lẽ từ list đang thịnh hành theo “mốt ngữ”, “sính ngữ”, mặc dù nó được sử dụng chủ yếu trong hội thoại, khi trao đổi qua e-mail, nhắn tin, viết chát qua mạng cũng rất hay sử dụng từ này. Bên cạnh việc một số các từ của tiếng nước ngoài (đặc biệt là tiếng Anh) đang ngày càng trở nên thường gặp; Thậm chí các yếu tố ngoại lai đã và đang ‘thâm nhập’ sâu vào các kết cấu cú pháp, từ vựng, ngữ nghĩa, phong cách của tiếng Việt, tiếng Anh được sử dụng phần lớn trong các tên công ty, biển quảng cáo, các cửa hàng, siêu thị, biển dẫn chỉ đường v.v., và trên thực tế đang hình thành một thực trạng “song ngữ tiềm ẩn” trong cộng đồng xã hội Việt sử dụng tiếng Mẹ đẻ và Ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh). Quay trở lại với ‘lớp từ sao chép’, việc phân tích các lớp từ này, cùng với các lớp từ ngoại lại đã được thuần Việt, hoặc đang được Việt hóa ở một bình diện nào đó sẽ cho chúng ta thấy được những khuynh hướng giao thoa giữa ngôn ngữ bản địa (tiếng Việt) và ngoại ngữ. Có lẽ, chưa khi nào chúng ta được chứng kiến một sự ‘xô bồ và ào ạt’ của ngoại ngữ xâm nhập vào tiếng Việt như hiện nay. Đây cũng là điều tự nhiên trong quá trình hội nhập văn hóa và giao lưu ngôn ngữ trên thế giới. Nó diễn ra đặc biệt ở các ngôn ngữ đang phát triển. Tuy nhiên, đối với các ngôn ngữ có hệ thống hình thái, cú pháp-từ vựng chặt chẽ, thì quá trình xâm nhập của ngoại ngữ được diễn ra có tổ chức và đi theo những qui phạm ngặt nghèo của ngôn ngữ bản địa từ lĩnh vực hình thái học (loại từ, hình thái từ) cho đến lĩnh vực cú pháp-ngữ nghĩa và phong cách, lĩnh vực sử dụng. Còn đối với những loại hình ngôn ngữ thiếu hệ thống qui phạm ở các cấp độ, không chặt chẽ về các nguyên tắc cú pháp-từ vựng (kết nối, cấu tạo từ, tạo nghĩa), không đồng bộ và không thống nhất trong nguyên tắc qui nạp các yếu tố ngoại lai, thì quá trình xâm nhập của ngoại ngữ vào bản ngữ sẽ vô cùng bất cập, dẫn đến tình trạng hỗn loạn và lộn xộn như đang diễn ra hiện nay với tiếng Việt. - Những từ và khái niệm mang tính công nghệ mới của tiếng Anh như: internet, website, file, provider, chat, server, printer ↔ hoàn toàn có thể chuyển theo nguyên tắc phiên âm văn tự hoặc mô phỏng phát âm sang tiếng Nga với tương quan 1:1 như: интернет, сайт, файл, провайдер, чаты, сервер, принтер. Nhưng các từ này khi hành chức trong tiếng Nga lại phải tuân thủ theo các nguyên tắc nghiêm ngặt của tiếng Nga về ngữ âm (cách phát âm, trọng âm, ngữ điệu), về hình thái từ (xác định loại từ, biến đổi theo giống, số, cách nếu là danh từ), về cú pháp-ngữ nghĩa (khả năng kết hợp để tạo cụm từ, câu và tạo nghĩa mới). Và khi trải qua các khâu đoạn này, nghiễm nhiên các từ ngoại lai tiếng Anh đã phải “Nga hóa” toàn bộ và thực sự đã làm giàu, làm phong phú thêm cho vốn từ vựng tiếng Nga. - Một câu hỏi được đặt ra – những khái niệm trên đang được xử lí như thế nào khi thâm nhập vào tiếng Việt? Trong khi chưa có một qui chuẩn đồng nhất nào cho việc xử lí các yếu tố ngoại lai tiếng Anh nêu trên, chúng tôi nêu lên một xu hướng thực tế thông thường, đang được chấp nhận trong tiếng Việt hiện nay như sau: a) Tiếng Anh: internet, website, file ↔ Tiếng Việt: internet, website, file – tức là để nguyên dạng thức từ ngôn ngữ gốc; b) Tiếng Anh: chat → Tiếng Việt: chát – có thêm dấu của tiếng Việt (biến đổi trên bình diện ngữ âm); c) Tiếng Anh: server, printer → Tiếng Việt: máy chủ (máy chủ server, máy server, server), máy in (máy printer, printer) – tức là, hoặc chuyển hoàn toàn sang một khái niệm dịch nghĩa tiếng Việt, hoặc đưa thêm một từ tố giải nghĩa tiếng Việt + từ ngoại ngữ nguyên gốc; d) Tiếng Anh: provider → Tiếng Việt: nhà cung cấp – tức là chuyển hoàn toàn sang một khái niệm dịch nghĩa tiếng Việt. Nếu trong tiếng Nga chỉ cần có một qui phạm hình thái duy nhất để “Nga hóa” các từ tiếng Anh nêu trên, thì trong tiếng Việt phải có ít nhất là 4 phương thức “Việt hóa” về mặt hình thái từ. Song vấn đề không chỉ bất cập ở bình diện này, mà sẽ còn thực sự bất cập và có nhiều trường hợp không biết nên sử lí thế nào nếu đưa các khái niệm đã “Việt hóa” đó vào trong cụm từ và câu. Ví dụ: để trả lời câu hỏi – Bạn đang làm gì? Tiếng Nga có thể trả lời và coi đó là câu trả lời chuẩn như sau: Я в интернете. Nhưng tiếng Việt thì không thể coi câu trả lời “Tôi đang internet” là chuẩn được, bởi cách nói này có thể hiểu được, nhưng sẽ vi phạm, trước tiên là chuẩn mực kết cấu cú pháp cơ bản trong câu đơn tiếng Việt: Ai + đang + làm gì (vị trí của động từ) – Vậy, có thể coi từ Internet (mail) trong tiếng Việt vừa là danh từ, vừa là động từ được không? Mà nếu coi Internet (mail) là có “sắc thái hành động, quá trình” thì liệu có thể chấp nhận không (?) kiểu câu như thế này: Tôi sẽ internet cho anh // Tôi sẽ mail cho anh. Trên thực tế giao tiếp tiếng Việt hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều hơn những cách nói không qui phạm, làm thô thiển, tối nghĩa và thui chột tiếng Việt. Ví dụ: Các cháu rất thích ăn ka ép xê – đây là từ viết tắt “KFC” (Kentucky Fried Chicken) trên các quán ăn nhanh món gà chiên mà văn phòng chính của thương hiệu này nằm tại Bang Kentucky của Mĩ; Diễn viên này đang hót lắm đấy; Trông cậu này còn bây bi quá, v.v. Điều này cho thấy một vấn đề nan giải và thực sự nổi cộm là phải nghiên cứu và giải quyết được thỏa đáng mối quan hệ qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau của tiếng Việt với các ngoại ngữ khác, mà cơ bản nhất là với tiếng Anh hiện nay. Đồng thời vai trò của Nhà nước trong việc hoạch định một chính sách ngôn ngữ, ngoại ngữ đúng đắn, không nửa vời, thả nổi sẽ là quyết định sáng suốt cho vận mệnh của ngôn ngữ tiếng Việt. Việc soạn thảo và ban hành Luật ngôn ngữ qui định và qui chuẩn các vấn đề có liên quan đến ngôn ngữ văn hóa Việt và ngoại ngữ là một vấn đề thực sự cấp bách, tạo nền tảng cho sự phát triển đúng hướng của tiếng Việt trong một hành lang ngôn ngữ quốc gia và quốc tế, trong một bối cảnh liên kết văn hóa, phát triển du lịch, hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng. Tuy nhiên, tầng lớp tri thức, có văn hóa trong xã hội vẫn phải đóng vai trò tiên phong, đi đầu và là một yếu tố quan trọng nhất, đóng vai trò chủ đạo trong việc ‘cho phép’ và ‘cho phép đến mức nào’ sự xâm nhập của các yếu tố ngoại lai. Những hiện tượng làm cho ngôn ngữ tiếng Việt bị xáo trộn nêu trên chỉ mang tính chất tạm thời và sẽ bị triệt tiêu, nếu các nhà ngôn ngữ hàng đầu của Việt ngữ học qui chuẩn được, hoạch định được những biện pháp ngôn ngữ chuyên nghiệp trong thời gian tới. Một thực tế không thể phủ nhận được – đó là cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ trong nước và trên thế giới, việc học tập và nghiên cứu ngoại ngữ của lớp trẻ sẽ ngày một bài bản và khoa học hơn, đặc biệt là các thế hệ trẻ được học tập và tu nghiệp ở nước ngoài. Nhờ đó, trình độ nắm bắt ngoại ngữ của xã hội Việt nói chung sẽ được nâng cao đáng kể, đặc biệt sẽ tập trung nhiều hơn vào từng nhóm người nhất định. Song tính quyết định cho sự trường tồn, trong sáng của tiếng Việt văn hóa lại phụ thuộc trước tiên vào việc nắm vững các chuẩn mực, qui phạm của tiếng Việt, vào ý thức của cộng đồng Việt tôn trọng, nâng niu sử dụng ngôn ngữ ruột thịt của chính mình. Chỉ có như vậy, ngôn ngữ Mẹ đẻ mới có được những ảnh hưởng thực sự tích cực cho quá trình học ngoại ngữ, mới làm cho ngoại ngữ trở nên dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp thu đối với từng chủ thể nhất định. Các nhà giáo học pháp đi theo khuynh hướng giao tiếp tích cực thì cho rằng, sự có mặt của tiếng mẹ đẻ trong các giờ học ngoại ngữ sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình nắm bắt ngoại ngữ của người học do có những chuyển di tiêu cực của tiếng mẹ đẻ. Chẳng hạn, trong giờ học từ vựng của ngoại ngữ (từ mới, khái niệm mới, cách diễn nghĩa mới) người học thường không tính đến được các nét nghĩa đặc thù, các hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa của các từ ngoại ngữ so với các từ, các khái niệm tương đương trong tiếng mẹ đẻ, từ đó dẫn đến việc ghép từ sai với các nguyên tắc cú pháp-ngữ nghĩa của ngoại ngữ. Ví dụ: trong tiếng Việt, hoàn toàn có thể chấp nhận được cả về kết cấu cũng như sự kết hợp nghĩa khi ghép hai từ nội dung + giảng dạy để tạo thành cụm từ nội dung giảng dạy. Nhưng trong tiếng Nga và tiếng Anh thì không thể chấp nhận cụm từ ghép содержание преподавания và the content of teaching, mà phải chuyển sang một cụm từ khác tương đương về nghĩa như учебная программа và training program. Người Việt học ngoại ngữ trong môi trường thiếu vắng ngoại ngữ, thậm chí cả những người thầy dạy ngoại ngữ nhiều năm cũng thường xuyên để xảy ra những lỗi ghép từ tương tự như thế. Mà những lỗi này, hiển nhiên cho thấy sự ảnh hưởng trực tiếp của tư duy tiếng Mẹ đẻ (tiếng Việt) gây nên. Những ảnh hưởng tiêu cực của tiếng mẹ đẻ cũng dễ nhận thấy trong địa hạt cú pháp ngoại ngữ. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào những chuyển di tiêu cực của tiếng mẹ đẻ để hoàn toàn muốn triệt tiêu tiếng mẹ đẻ trong giờ học ngoại ngữ là không khách quan và không phù hợp với thực tiễn dạy và học ngoại ngữ. Sự có mặt của tiếng mẹ đẻ, đặc biệt trong giai đoạn đầu học ngoại ngữ là rất cần thiết, bởi khi học các kiến thức từ vựng, ngữ pháp của ngoại ngữ, chắc chắn người học sẽ dựa vào những kiến thức và kinh nghiệm đã thu được thông qua tiếng mẹ đẻ để đối chiếu, so sánh với kiến thức ngoại ngữ. Trong quá trình nhận biết này, người học ngoại ngữ cũng sẽ tìm ra và ghi nhận được sự giống nhau cũng như khác nhau giữa các yếu tố ngoại ngữ và tiếng mẹ đẻ, làm phong phú thêm vốn từ vựng và kiến thức ngữ pháp. Đồng thời, trên cơ sở của những sự tương phản đó, người học sẽ nhanh chóng nắm bắt và ghi nhớ lâu hơn các yếu tố ngoại ngữ đặc thù chỉ được sử dụng trong ngoại ngữ. Trên cơ sở những phân tích trên cho thấy sự ảnh hưởng tiêu cực của tiếng mẹ đẻ đối với quá trình học ngoại ngữ là không lớn và chỉ mang tính tình huống nhất định. Điều đó cho thấy sự đúng đắn và cần thiết phải kết hợp các phương pháp dạy và học ngoại ngữ là một giải pháp thực sự hữu hiệu, trang bị một khối lượng kiến thức ngoại ngữ cơ bản làm cơ sở cho người học có khả năng thực hành được ngoại ngữ và tiếp tục hoàn thiện kiến thức ngoại ngữ đã học trong những tình huống giao tiếp tự nhiên.