Có thể quên ngôn ngữ mẹ đẻ được không?

  1. Ngoại ngữ

Ví dụ có người đi nước ngoài sinh sống xong gần như ko dùng tiếng mẹ đẻ nữa thì có khả năng nào họ sẽ quên bớt tiếng mẹ đẻ không?

Từ khóa: 

ngoại ngữ

nhiều người sẽ nghĩ rằng phần lớn những người nhập cư, hoặc việt kiều sẽ dễ gặp phải những tình huống mà khó có thể dùng ngôn ngữ mẹ đẻ để diễn tả. Có thể cho rằng càng ở nước ngoài lâu thì tình trạng quên từ hoặc diễn đạt bằng tiếng mẹ đẻ sẽ càng gặp khó khăn hơn. Nhưng thực tế lại không hẳn như vậy, khoa học đã chứng minh rằng thời gian không phải là yếu tố nòng cốt dẫn đến việc chúng ta quên mất ngôn ngữ mẹ đẻ.

Việc quên đi ngôn ngữ được cho là một tình huống phức tạp và thường phản lại trực giác. Tuy nhiên việc tiếp xúc liên tục với người bản địa cùng với những yếu tố cảm xúc như chấn thương tâm lý có thể làm nhiều người mất đi khả năng sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Chính vì vậy, tình trạng quên đi ngôn ngữ không chỉ gặp ở những người nhập cư mà ở tất cả những người biết từ hai ngôn ngữ trở lên.

Nhà nghiên cứu ngôn ngữ học tại đại học University of Essex, Monika Schmid cho hay:”Kể từ giây phút bạn học một ngôn ngữ mới, hai hệ thống ngôn ngữ này đã bắt đầu “tranh giành” vị trí của mình rồi”. Ở phần lớn những người nhập cư, ngôn ngữ mới luôn tồn tại song song với ngôn ngữ mẹ đẻ. Tuy nhiên, khả năng giữ lại toàn vẹn ngôn ngữ ban đầu dựa vào tài năng thiên phú của mỗi cá nhân.

Trên thực tế, những người có khả năng ngôn ngữ cao thường dễ dàng giữ lại toàn vẹn tiếng mẹ đẻ cho dù họ có ở nước ngoài bao lâu đi chăng nữa. Về căn bản, khi biết nhiều hơn một ngôn ngữ bạn phải thêm một “nút” điều chỉnh vào bộ não của mình để mỗi khi miêu tả một vật thể, chiếc nút này sẽ được sử dụng để quyết định xem bạn sẽ nói bằng thứ ngôn ngữ nào.

Điều này tưởng chừng như cực kì dễ dàng với một số người nhưng khi khả năng ngôn ngữ kém hơn một chút, thì công năng hoạt động của chiếc “công tắc” đặc biệt này cũng bị thuyên giảm. Việc sử dụng lẫn lộn hai thứ ngôn ngữ cùng lúc là điều cực kì dễ gặp, đặc biệt ở những đất nước khuyến khích nhập cư. Ngoài ra, khả năng ngôn ngữ của mỗi người là khác nhau và nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

https://cdn.noron.vn/2021/11/11/noi-chuyen-chem-ngoai-ngu-va-hien-tuong-quen-tieng-me-de-1636609569.jpg
Trả lời

nhiều người sẽ nghĩ rằng phần lớn những người nhập cư, hoặc việt kiều sẽ dễ gặp phải những tình huống mà khó có thể dùng ngôn ngữ mẹ đẻ để diễn tả. Có thể cho rằng càng ở nước ngoài lâu thì tình trạng quên từ hoặc diễn đạt bằng tiếng mẹ đẻ sẽ càng gặp khó khăn hơn. Nhưng thực tế lại không hẳn như vậy, khoa học đã chứng minh rằng thời gian không phải là yếu tố nòng cốt dẫn đến việc chúng ta quên mất ngôn ngữ mẹ đẻ.

Việc quên đi ngôn ngữ được cho là một tình huống phức tạp và thường phản lại trực giác. Tuy nhiên việc tiếp xúc liên tục với người bản địa cùng với những yếu tố cảm xúc như chấn thương tâm lý có thể làm nhiều người mất đi khả năng sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Chính vì vậy, tình trạng quên đi ngôn ngữ không chỉ gặp ở những người nhập cư mà ở tất cả những người biết từ hai ngôn ngữ trở lên.

Nhà nghiên cứu ngôn ngữ học tại đại học University of Essex, Monika Schmid cho hay:”Kể từ giây phút bạn học một ngôn ngữ mới, hai hệ thống ngôn ngữ này đã bắt đầu “tranh giành” vị trí của mình rồi”. Ở phần lớn những người nhập cư, ngôn ngữ mới luôn tồn tại song song với ngôn ngữ mẹ đẻ. Tuy nhiên, khả năng giữ lại toàn vẹn ngôn ngữ ban đầu dựa vào tài năng thiên phú của mỗi cá nhân.

Trên thực tế, những người có khả năng ngôn ngữ cao thường dễ dàng giữ lại toàn vẹn tiếng mẹ đẻ cho dù họ có ở nước ngoài bao lâu đi chăng nữa. Về căn bản, khi biết nhiều hơn một ngôn ngữ bạn phải thêm một “nút” điều chỉnh vào bộ não của mình để mỗi khi miêu tả một vật thể, chiếc nút này sẽ được sử dụng để quyết định xem bạn sẽ nói bằng thứ ngôn ngữ nào.

Điều này tưởng chừng như cực kì dễ dàng với một số người nhưng khi khả năng ngôn ngữ kém hơn một chút, thì công năng hoạt động của chiếc “công tắc” đặc biệt này cũng bị thuyên giảm. Việc sử dụng lẫn lộn hai thứ ngôn ngữ cùng lúc là điều cực kì dễ gặp, đặc biệt ở những đất nước khuyến khích nhập cư. Ngoài ra, khả năng ngôn ngữ của mỗi người là khác nhau và nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

https://cdn.noron.vn/2021/11/11/noi-chuyen-chem-ngoai-ngu-va-hien-tuong-quen-tieng-me-de-1636609569.jpg

Thật ra chúng ta có thể quên ngôn ngữ mẹ đẻ của mình cũng như cách mà chúng ta quên những sự kiện đã từng trải qua trong cuộc sống của mình. Hay nói cách khác, khả năng ngôn ngữ cũng là một phần của trải nghiệm tâm lý và nhận thức mà nếu không được sử dụng/gợi mở lại thường xuyên sẽ bị lãng quên.

https://cdn.noron.vn/2021/11/10/multilingualism-1636514503.png

Một trong những ví dụ thường thấy nhất là khi một người nhập cư, đặc biệt khi độ tuổi còn nhỏ, đi đến một quốc gia không sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ trong cả bối cảnh xã hội lẫn trong gia đình một khoảng thời gian dài sẽ dần mất đi khả năng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Ở mức độ nhẹ có thể xuất hiện các sự bóp méo trong cách phát âm, hoặc trộn ngôn ngữ (lồng ghép từ vựng ở cả 2 ngôn ngữ vào với nhau), nặng hơn là gần như quên đi kiến thức và tính phản xạ ở một mức độ nào đấy. (Tuy nhiên nó không có nghĩa mọi kiến thức về ngôn ngữ đó bị xoá sạch khỏi bộ não của bạn. Với sự luyện tập, bạn vẫn có thể nói lại ngôn ngữ mẹ đẻ của mình).

Tuy nhiên, một trường hợp mà chúng ta thấy gần đây, mặc dù đã tồn tại và được thực hành bởi nhiều nhóm người từ trước đến nay, chính là sử dụng lồng ghép giữa hai ngôn ngữ khác nhau, cụ thể là tiếng Anh và tiếng Việt.

Nhiều góc nhìn mang đậm chủ nghĩa dân tộc cho rằng việc sử dụng lồng ghép 2 hoặc nhiều hơn các ngoại ngữ với tiếng mẹ đẻ của mình là thiếu tôn trọng, không có tinh thần giữ gìn bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, đứng dưới góc nhìn của Tâm lý học và Ngôn ngữ học, việc một người sử dụng nhiều hơn một ngôn ngữ trong đời sống có xu hướng sử dụng lồng ghép các ngôn ngữ với nhau là hoàn toàn bình thường.

https://cdn.noron.vn/2021/11/10/20b67e41918860b160fce5a52836c530-1636514488-1636514488.jpg

Để giải thích ngắn gọn, mỗi ngôn từ và ngôn ngữ đều đóng một vai trò nhất định trong việc định hình nhận thức của người sử dụng về thế giới. Hay cụ thể hơn, mỗi sự vật, sự việc, cảm xúc, hiện tượng, hay ý niệm trong đời sống mỗi người đều được định hình và truyền tải bằng những từ ngữ khác nhau. Khi một người sử dụng nhiều hơn một ngôn ngữ, thì đồng nghĩa với việc, ví dụ, một sự vật có nhiều hơn 1 cách để diễn đạt.

Do đó, việc một người sử dụng song ngữ hay đa ngôn ngữ cần đến những từ vựng từ những ngôn ngữ khác nhau để diễn đạt một vấn đề là hoàn toàn bình thường. Điều duy nhất mà những người này cần lưu ý là nên có cách nói như thế nào sao cho phù hợp với từng thời điểm và đối tượng lắng nghe để đảm bảo sự tôn trọng, lịch sự tối thiểu nhất cũng như người nghe có thể hiểu được những gì bạn nói.

Bạn mình có lần kể là khi mới học tiếng Tây Ban Nha được 3 tháng xong tự nhiên nó bị lậm khi nói tiếng mẹ đẻ dù ko cố tình, ngồi nói chuyện vs bọn mình mà cứ mở mồm ra là cứ aquí, porqué, đến lúc học đc lâu lâu là lại bình thường, hết lậm.

Không thể quên, vì đó là phản xạ vô điều kiện và có điều kiện, cũng như kỹ năng kỷ xảo và kiến thức ngôn ngữ in hằn sâu vào tiềm thức, ghi đè lên lớp não cố định. Nhưng có thể cố tình giả bộ quên, hay k muốn sử dụng... blah blah blah. Từ chối nguồn gốc mình sinh ra...

Mình nghĩ là không quên đâu, tại đọc cmt mọi người vụ Chi Pu mới sang Mỹ mà đã tạo nét chêm tiếng Anh xong nói tiếng Việt cứ lơ lớ ấy =))) thì mình thấy có người kể là họ sang nước ngoài 20 năm rồi, dù không dùng tiếng mẹ đẻ nhiều nhưng vẫn không quên, chỉ là nói không sõi như chúng ta được vì bị quên nhiều từ, nhưng vẫn chửi lộn vô tư =)))

Có chứ bạn, bây giờ hỏi "drama, crush, deadline" là từ gì trong tiếng Việt thì cũng đủ khiến không ít bạn phải ngồi ngẫm nghĩ một hồi, mặc dù sống ở Việt Nam và nói tiếng Việt mỗi ngày.

Có đó, nếu họ ko thường xuyên dc sử dụng tiếng đó. Nhưng sẽ ko phải quên hẳn mà kiểu nói nửa tây nửa ta mà đang bị lên án ấy, thực ra mình có học 1 thứ tiếng khác nữa, nên dù đang ở vn nhưng có đoạn thời gian mình tập trrung nhiều thời gian vào thứ tiếng đó quá, mình bị quên mất 1 vài từ trong tiếng việt, nó kiểu tư duy ngôn ngữ mà ko nhảy số kịp ấy, hoặc cũng có thể do mình đọc ko nhiều sách tiếng việt mình kém 😔😔😔😔

Mọi người ơi cho tui hỏi là có cách nào quên đi nhiều ngôn ngữ hoàn toàn ko ạ ? Có cách quên đi ngôn ngữ mẹ đẻ khi mà chính bản thân ở đất nước mẹ đẻ hay không ? Hay cần thiết phải chuyển qua nơi khác ? Ai đã có những vấn đề về ngôn ngữ như hay quên thì cho mình một lời khuyên không ? Mình cảm ơn rất nhiều