Bạn nghĩ gì về cách học Ngoại ngữ bằng việc "chêm" từ vựng ngoại ngữ vào ngôn ngữ mẹ đẻ?

  1. Giáo dục

Dạo gần đây em có thử cách học "chèn" một số từ vựng mới học vào đoạn văn tiếng Việt, tiếng Anh để nhớ từ vựng và thực hành sử dụng chúng luôn. Có hôm khi giảng viên đang giảng bài, tay em tự động ghi từ vựng mình biết ở cả hai ngôn ngữ. Em thấy cách học này cũng khá hiệu quả vì nhớ từ khá lâu, tăng phản xạ ngôn ngữ. Nhưng giảng viên của em cho rằng làm như vậy sẽ mất đi sự "trong sáng" của ngôn ngữ, và về lâu dài sẽ khiến người học bị rối. Ý kiến của mọi người thế nào ạ?
Từ khóa: 

ngoại ngữ

,

từ vựng

,

ngôn ngữ

,

giáo dục

Việc sử dụng xen kẽ từ vựng của hai ngôn ngữ quả thật là một cách học từ, nhưng đúng là về lâu về dài nó sẽ khiến bạn mất đi độ thuần thục, trôi chảy khi nói tiếng mẹ đẻ. Đặc biệt là nếu sau này bạn có làm nghề dịch hoặc biên tập thì mới thấy rõ cái hại của phương pháp học chêm từ. Sẽ rất khó để tìm được từ tương đương từ ngôn ngữ gốc dịch sang ngôn ngữ đích hoặc diễn đạt sao cho thoát ý (những lúc đó mình thấy mình “dốt” tiếng Việt kinh khủng). Vậy nên mình vẫn luôn cố gắng không chỉ trau dồi vốn từ vựng ngoại ngữ mà còn khảo cứu thêm cả từ vựng Hán-Việt, Hán-Nôm nữa, học ngoại ngữ và học cả cách nói sao cho đẹp tiếng mẹ đẻ.
Trả lời
Việc sử dụng xen kẽ từ vựng của hai ngôn ngữ quả thật là một cách học từ, nhưng đúng là về lâu về dài nó sẽ khiến bạn mất đi độ thuần thục, trôi chảy khi nói tiếng mẹ đẻ. Đặc biệt là nếu sau này bạn có làm nghề dịch hoặc biên tập thì mới thấy rõ cái hại của phương pháp học chêm từ. Sẽ rất khó để tìm được từ tương đương từ ngôn ngữ gốc dịch sang ngôn ngữ đích hoặc diễn đạt sao cho thoát ý (những lúc đó mình thấy mình “dốt” tiếng Việt kinh khủng). Vậy nên mình vẫn luôn cố gắng không chỉ trau dồi vốn từ vựng ngoại ngữ mà còn khảo cứu thêm cả từ vựng Hán-Việt, Hán-Nôm nữa, học ngoại ngữ và học cả cách nói sao cho đẹp tiếng mẹ đẻ.

Theo mình nó không cần thiết và khiến cho khả năng tiếng mẹ đẻ mình bị mai một.

Mình cũng từng thử cách này, nhưng chêm tiếng TBN vào khi dùng tiếng Anh. Nó có thể giúp luyện tập từ vựng cho người mới bắt đầu, nhưng dần dần lại khiến rối, bị dùng trộn lẫn từ vựng 2 ngôn ngữ. Từ đó mình luôn tách biệt các ngôn ngữ khi học.

Trong phần mô tả thêm, bạn nhắc đến việc khi bạn ghi chép, bạn viết từ vựng ở cả 2 ngôn ngữ. Như thế theo mình không có gì sai.

[Từ đoạn này trở đi là ý chia sẻ bổ sung cho vui, không phải ngụy biện người rơm] Nếu chêm vào khi đang nói tiếng Việt thì theo mình là có hại. Mình dùng chữ "hại" vì mình theo hướng quy phạm đối với những từ vựng tiếng Anh có tiếng Việt tương đương; và theo hướng miêu tả khi bàn đến những từ vựng tiếng Việt không có tương đương. Ví dụ các từ vựng chuyên ngành thì đồng ý có thể mượn. Nhiều người dùng những từ tiếng Anh khi tiếng Việt có hàng tá từ tương đương và giàu nghĩa (ví dụ trên mạng thì like thay vì thích, share thay vì chia sẻ, comment thay vì bình luận;...ra ngoài đời dần mọi người dùng chêm các từ tiếng Anh đó luôn)

Mình có từng làm thêm với người Việt ở tiệm ăn và mọi người có thói quen nói tiếng Việt nhưng chêm vào nhiều từ tiếng Anh. Xấp xỉ 50% số lần khi mình dùng tiếng Việt tương ứng cho những từ người ta hay quen tiếng Anh, người ta bị khựng lại hiểu chậm đi. Thậm chí có người phải hỏi lại bằng tiếng Anh (Ví dụ như: đặt, kêu, gọi = order / mang đi, mang về = to-go). Như thế đâu có lợi :-? Mình từng nghe câu đùa là khi quên từ vựng của cả 2 ngôn ngữ mình biết vì bị lẫn lộn thì không phải "bilingual" mà là "bye-lingual" =))))))

Em ko đọc dc phản hồi của các bác, dù có thông báo trên hệ thống nhưng click vào thì ko đọc được. Nó ra 1 trang như thế này. Ko có cách click để nhìn thấy phản hồi.

Giảng viên của bạn đúng.

Chèn từ vựng ngoại ngữ vào đoạn văn tiếng Việt là một cách học, tôi thấy cách học đó tốt, nó giúp dễ nhớ vì có văn cảnh. Tuy nhiên, học và dùng là hai chuyện khác nhau. Lúc ghi bài là lúc bạn dùng ngôn ngữ.

Việc bạn "tự động ghi từ" cho thấy bạn vô thức dùng từ của hai ngôn ngữ lẫn lộn với nhau. Không phải là về lâu dài mới khiến người học bị rối, mà bạn đã bị rối rồi. Nếu bạn cố ý chèn từ và khi viết một cách nghiêm túc vẫn có thể viết được những văn bản hoàn chỉnh ở hai ngôn ngữ thì là chuyện khác. Ở đây bạn vô thức viết chèn. Tôi thấy việc giảng viên của bạn nói đúng là rõ như ban ngày.

Ngôn ngữ tiếng Việt có đến 40%-50% các từ gốc hán, ví dụ như phụ mẫu, sư phụ, trung dung, quan khán, v...v... Ko lẽ chúng ta lội về quá khứ để trách các cụ nói tiếng Việt ko lành mạnh.
Tiếng Hàn hiện đại vay mượn rất nhiều các từ tiếng Anh, được "Hàn hoá" theo cách đọc của người Hàn và văn hoá Hàn Quốc chẳng thui chột đi chút nào, thậm chí nó còn ảnh hưởng lên cả châu Á.
Hãy nghĩ tích cực hơn, rằng chúng ta đang tích hợp các ngôn ngữ khác vào tiếng Việt, giống ngày xưa chúng ta đã tích hợp tiếng Hán vào tiếng Việt Nam, những ghi-đông, ban công, la-va-bô vào tiếng Việt. Có rất nhiều từ thật sự nếu dịch sang tiếng Việt rất khó dùng từ tương đương, ví dụ concept, insight, mindset, inquiry... Thay vì làm đa dạng ngôn ngữ, tại sao lại đi ngăn chặn những thứ thuộc về sự tất yếu của quá trình toàn cầu hoá. 
Thời gian ấy, tập trung để viết ra những thứ đáng đọc, khiến người ta thấy vui hơn với ngôn ngữ Việt Nam có khi còn hiệu quả hơn. 
giáo viên của bạn đúng đấy

Mình thấy đấy cũng là một cách hay để học ngoại ngữ nhưng mình chưa thực hành nên không biết được.

Với mình, mình luôn cố gắng tìm cách nói được từ mới đó thường xuyên. Chỉ đơn giản vậy thôi.

Nghe rất là sến xẩm