[DEBATE GAME] Nên hay không nên dạy sinh viên kỹ năng giao tiếp trên bàn nhậu?

  1. Giáo dục

  2. Kỹ năng mềm

Kiến nghị: Chúng tôi, với tư cách là những người làm giáo dục Việt Nam, sẽ dạy sinh viên kỹ năng giao tiếp trên bàn nhậu.

Info slide: Kỹ năng giao tiếp trên bàn nhậu là những kỹ năng để làm việc, đàm phán và gây dựng mối quan hệ ở những nơi nằm ngoài môi trường làm việc (thường là bàn nhậu).

Mời các bạn cùng để lại quan điểm của mình với ý kiến thể hiện rõ Ủng hộ hoặc Phản đối.

https://cdn.noron.vn/2022/07/15/kinh-nghiem-tren-ban-nhau--1a724044457201524d6bda729b2a9126-1657876156.webp

---------

Luật chơi của series DEBATE GAME có tại câu hỏi:

Từ khóa: 

kỹ năng giao tiếp

,

debate_game

,

giáo dục

,

kỹ năng mềm

Phần 1: Tổng kết luận điểm

Mình xin phép tổng kết lại một số luận điểm nổi bật từ 2 chiều quan điểm cho chủ đề ''Nên hay không nên dạy sinh viên kỹ năng giao tiếp trên bàn nhậu?''

https://cdn.noron.vn/2022/07/27/4995659325561860-1658894506.jpg
Nguồn ảnh: Vietcetera
1. Ủng hộ
  • ''Khi ăn nhậu đã thành văn hóa trong công việc thì đây cũng là 1 kỹ năng để sinh viên ra trường có thể tồn tại tốt trong 1 cuộc đời khắc nghiệt. Trang bị kỹ năng "nhậu" ko chỉ là kỹ năng giao tiếp, mà còn phải là cách để phòng thủ và phản công nếu cần... Bên cạnh trang bị kỹ năng nhậu nhà trường cũng nên lồng ghép truyền đạt tác hại của rượu bia'' - Nguyễn Quang Vinh
  • ''Nhiều vụ việc gây gổ, mâu thuẫn gay gắt xảy ra trên bàn nhậu, nên người trẻ cần được dạy, giáo dục về văn hóa bàn nhậu để nó thực sự là một hoạt động thư giãn không phải nơi tranh chấp mâu thuẫn.'' - Sweet Cent
  • ''Rất cần, đặc biệt cần dạy cho sv những điều cơ bản để từ chối nhậu hoặc lươn lẹo khi nhậu để bảo vệ sức khỏe của mình mà vẫn làm thỏa mãn sếp hay đối tác'' - Rukahn
  • ''Văn hoá ''giao tiếp trên bàn nhậu'' luôn hiện hữu. Nếu thiếu kĩ năng giao tiếp trong môi trường này vô tình khiến người mới bị đơ, lúng túng dẫn đến mất điểm trong mắt đối tác. Từ đấy có thể tước đi một số cơ hội tốt. Trang bị trước kỹ năng này để sinh viên mới ra trường không bị sốc văn hoá, hiểu rõ hơn về thực tế khi đi làm để tránh các suy nghĩ tiêu cực.'' - Minh Phương
2. Phản đối
  • ''Vô dụng, tốn thời gian vì kỹ năng này quan trọng phải có môi trường thực hành. Sinh viên cần va chạm với các mối quan hệ khác ngoài đời mới có bài học, mới thấm. Youtube, Google, Sách và Internet dạy đủ cả nên không cần thiết học ở trường'' - Võ Thanh Vĩ
  • ''Nhậu nhẹt không phải là một văn hoá tốt, văn hoá công sở, làm ăn ngày càng văn minh nên cũng không nhiều người tìm đến nhậu để tạo các quan hệ làm ăn nữa. Nhậu bây giờ chủ yếu là ''chém giết'' nhau cho vui. Nhậu chỉ là một công cụ để gần hơn với sếp và đối tác, bạn được coi trọng hơn hay không phụ thuộc vào khả năng của bạn. Ngoài nhậu ra thì còn rất nhiều cách khác lành mạnh hơn để mở rộng network, như chơi thể thao, golf, tennis,...'' - Linhhalav
  • ''Coi trọng "nhậu nhẹt" dẫn đến việc nó bị bóp méo thành một nghi thức kết nạp, một kiểu văn hóa đoàn kết đầy áp lực. Thay vì cách giải quyết, bàn bạc công việc bằng rượu nên dạy sinh viên những kĩ năng mềm khác để thu hút đối tác hay cách thuyết phục họ.'' - Trân Trân
  • ''Đàm phán trên bàn nhậu là thiếu minh mẫn vì mọi người thường thiếu tỉnh táo. Việc giáo dục thế hệ sau những kỹ năng không cần thiết như vậy, tạo nên 1 thời đại bất công, khi người thực sự năng lực bị lấn át bởi những người có kỹ năng giao tiếp trên bàn nhậu, mà dân dã hơn, là "đi cửa sau". - Kim Anh
  • ''Việc xây dựng mối quan hệ trên bàn nhậu có thể cho chúng ta những mối quan hệ theo chiều rộng nhưng rất lỏng lẻo, hời hợt, và đa phần là dựa trên lợi ích trước mắt. Chúng ta cần một thế hệ trẻ biết xây đựng các mối quan hệ trong làm ăn, biết kết nối và duy trì những mối quan hệ chất lượng. Nếu có tri thức, chuyên môn trình độ tốt thì một văn hoá xấu như nhậu nhẹt là không cần thiết.'' - Mon Mon
  • ''Nếu bản tính là người không khéo ăn nói, không biết lôi kéo người xung quanh thì uống nhiều rượu cũng không thực sự giúp bạn “biến hình”, trở thành một người có tài ăn nói... Với áp lực cấp bậc, phải hoà đồng để được nhớ mặt, nhớ tên, gây ấn tượng trước sếp, nổi trội hơn đồng nghiệp, quy tắc bất thành văn ''phải uống'' làm các bạn trẻ, đặc biệt là người mới, phải bối rối. Nếu từ chối, các sếp cho rằng không nể mặt, đồng nghiệp đánh giá chảnh choẹ, làm ngắt mạch cuộc vui, đánh mất thiện cảm. Cứ thế, các bạn không giữ được quyền lợi cơ bản của mình là TỪ CHỐI.'' - Anh Phương

3. Phản biện

Nhậu bây giờ chủ yếu là anh em cùng văn phòng hoặc sếp - nhân viên "chém giết" nhau cho vui. - Linhhalav

''Tình trạng "ép uống'' xảy ra vì những định kiến về "đàn ông trên bàn nhậu" và sự thiếu khéo léo không biết từ chối. Và để xử lí tình trạng ép uống này, thì giáo dục sẽ làm được tốt hơn trong cách dạy người ta biết từ chối khéo cũng như sao cho không làm mất lòng đối phương.'' - Hoài Thương

Những thông tin được nêu ra trên bàn nhậu là những thông tin mơ hồ và không được minh mẫn, hiệu suất đàm phán thấp - Kim Anh

''Nếu như không có 1 chút khinh nghiệm đàm phán trên bàn nhậu nào thì những quyết định đưa ra còn bốc đồng và sai lệch đến đâu? Nhưng trong những cuộc họp, những cuộc đàm phán thường họ chỉ đụng chạm đến rượu với số lượng ít và trong tầm kiểm soát của họ hoặc sử dụng rượu nhẹ như rượu vang. Trạng thái "thiếu minh mẫn", "không biết bản thân đang nói gì" thường chỉ xảy ra trong những cuộc liên hoan hay những buổi nhậu sau giờ để xả stress.'' - Hoài Thương

''Một người mang ý định đàm phán, muốn thu lợi thì sẽ ko để bản thân say bí tỉ vì như thế rất dễ họ sẽ bị lợi dụng kí những thoả thuận bất lợi mà thay vào đó sẽ có cách uống chừng mực, những mánh khoé để vừa mang tinh thần xã giao vừa có thể đàm phán trong trạng thái tinh thần tốt nhất => điều này chỉ xảy ra ở thế giới đội ủng hộ, nơi đảm bảo có thề truyền đạt cho sinh viên những kiến thức này.'' - Minh Phương

Nếu kết giao quan hệ bạn bè trên bàn nhậu thì là "đi cửa sau" tạo nên môi trường làm việc không lành mạnh - Kim Anh

''Điều này cũng chưa chính xác, vì môi trường tốt là môi trường đánh giá con người bằng năng lực làm việc và kết quả rõ ràng chứ không phải là nhờ kết giao với sếp trên bàn nhậu mà được sếp thích, sếp thưởng hay tăng lương, tăng chức vì sếp yêu thích.'' - Hoài Thương


Phần 2: Tổng kết trao thưởng

1. Giải thưởng 100 coin cho câu trả lời Mai ấn Tượng nhất

2. Giải thưởng 70 coin cho câu trả lời nhiều Cảm ơn nhất (18 Trái tim)
3. Giải thưởng 50 coin cho câu trả lời nhiều Cảm ơn thứ hai (16 Trái tim)
Trả lời

Phần 1: Tổng kết luận điểm

Mình xin phép tổng kết lại một số luận điểm nổi bật từ 2 chiều quan điểm cho chủ đề ''Nên hay không nên dạy sinh viên kỹ năng giao tiếp trên bàn nhậu?''

https://cdn.noron.vn/2022/07/27/4995659325561860-1658894506.jpg
Nguồn ảnh: Vietcetera
1. Ủng hộ
  • ''Khi ăn nhậu đã thành văn hóa trong công việc thì đây cũng là 1 kỹ năng để sinh viên ra trường có thể tồn tại tốt trong 1 cuộc đời khắc nghiệt. Trang bị kỹ năng "nhậu" ko chỉ là kỹ năng giao tiếp, mà còn phải là cách để phòng thủ và phản công nếu cần... Bên cạnh trang bị kỹ năng nhậu nhà trường cũng nên lồng ghép truyền đạt tác hại của rượu bia'' - Nguyễn Quang Vinh
  • ''Nhiều vụ việc gây gổ, mâu thuẫn gay gắt xảy ra trên bàn nhậu, nên người trẻ cần được dạy, giáo dục về văn hóa bàn nhậu để nó thực sự là một hoạt động thư giãn không phải nơi tranh chấp mâu thuẫn.'' - Sweet Cent
  • ''Rất cần, đặc biệt cần dạy cho sv những điều cơ bản để từ chối nhậu hoặc lươn lẹo khi nhậu để bảo vệ sức khỏe của mình mà vẫn làm thỏa mãn sếp hay đối tác'' - Rukahn
  • ''Văn hoá ''giao tiếp trên bàn nhậu'' luôn hiện hữu. Nếu thiếu kĩ năng giao tiếp trong môi trường này vô tình khiến người mới bị đơ, lúng túng dẫn đến mất điểm trong mắt đối tác. Từ đấy có thể tước đi một số cơ hội tốt. Trang bị trước kỹ năng này để sinh viên mới ra trường không bị sốc văn hoá, hiểu rõ hơn về thực tế khi đi làm để tránh các suy nghĩ tiêu cực.'' - Minh Phương
2. Phản đối
  • ''Vô dụng, tốn thời gian vì kỹ năng này quan trọng phải có môi trường thực hành. Sinh viên cần va chạm với các mối quan hệ khác ngoài đời mới có bài học, mới thấm. Youtube, Google, Sách và Internet dạy đủ cả nên không cần thiết học ở trường'' - Võ Thanh Vĩ
  • ''Nhậu nhẹt không phải là một văn hoá tốt, văn hoá công sở, làm ăn ngày càng văn minh nên cũng không nhiều người tìm đến nhậu để tạo các quan hệ làm ăn nữa. Nhậu bây giờ chủ yếu là ''chém giết'' nhau cho vui. Nhậu chỉ là một công cụ để gần hơn với sếp và đối tác, bạn được coi trọng hơn hay không phụ thuộc vào khả năng của bạn. Ngoài nhậu ra thì còn rất nhiều cách khác lành mạnh hơn để mở rộng network, như chơi thể thao, golf, tennis,...'' - Linhhalav
  • ''Coi trọng "nhậu nhẹt" dẫn đến việc nó bị bóp méo thành một nghi thức kết nạp, một kiểu văn hóa đoàn kết đầy áp lực. Thay vì cách giải quyết, bàn bạc công việc bằng rượu nên dạy sinh viên những kĩ năng mềm khác để thu hút đối tác hay cách thuyết phục họ.'' - Trân Trân
  • ''Đàm phán trên bàn nhậu là thiếu minh mẫn vì mọi người thường thiếu tỉnh táo. Việc giáo dục thế hệ sau những kỹ năng không cần thiết như vậy, tạo nên 1 thời đại bất công, khi người thực sự năng lực bị lấn át bởi những người có kỹ năng giao tiếp trên bàn nhậu, mà dân dã hơn, là "đi cửa sau". - Kim Anh
  • ''Việc xây dựng mối quan hệ trên bàn nhậu có thể cho chúng ta những mối quan hệ theo chiều rộng nhưng rất lỏng lẻo, hời hợt, và đa phần là dựa trên lợi ích trước mắt. Chúng ta cần một thế hệ trẻ biết xây đựng các mối quan hệ trong làm ăn, biết kết nối và duy trì những mối quan hệ chất lượng. Nếu có tri thức, chuyên môn trình độ tốt thì một văn hoá xấu như nhậu nhẹt là không cần thiết.'' - Mon Mon
  • ''Nếu bản tính là người không khéo ăn nói, không biết lôi kéo người xung quanh thì uống nhiều rượu cũng không thực sự giúp bạn “biến hình”, trở thành một người có tài ăn nói... Với áp lực cấp bậc, phải hoà đồng để được nhớ mặt, nhớ tên, gây ấn tượng trước sếp, nổi trội hơn đồng nghiệp, quy tắc bất thành văn ''phải uống'' làm các bạn trẻ, đặc biệt là người mới, phải bối rối. Nếu từ chối, các sếp cho rằng không nể mặt, đồng nghiệp đánh giá chảnh choẹ, làm ngắt mạch cuộc vui, đánh mất thiện cảm. Cứ thế, các bạn không giữ được quyền lợi cơ bản của mình là TỪ CHỐI.'' - Anh Phương

3. Phản biện

Nhậu bây giờ chủ yếu là anh em cùng văn phòng hoặc sếp - nhân viên "chém giết" nhau cho vui. - Linhhalav

''Tình trạng "ép uống'' xảy ra vì những định kiến về "đàn ông trên bàn nhậu" và sự thiếu khéo léo không biết từ chối. Và để xử lí tình trạng ép uống này, thì giáo dục sẽ làm được tốt hơn trong cách dạy người ta biết từ chối khéo cũng như sao cho không làm mất lòng đối phương.'' - Hoài Thương

Những thông tin được nêu ra trên bàn nhậu là những thông tin mơ hồ và không được minh mẫn, hiệu suất đàm phán thấp - Kim Anh

''Nếu như không có 1 chút khinh nghiệm đàm phán trên bàn nhậu nào thì những quyết định đưa ra còn bốc đồng và sai lệch đến đâu? Nhưng trong những cuộc họp, những cuộc đàm phán thường họ chỉ đụng chạm đến rượu với số lượng ít và trong tầm kiểm soát của họ hoặc sử dụng rượu nhẹ như rượu vang. Trạng thái "thiếu minh mẫn", "không biết bản thân đang nói gì" thường chỉ xảy ra trong những cuộc liên hoan hay những buổi nhậu sau giờ để xả stress.'' - Hoài Thương

''Một người mang ý định đàm phán, muốn thu lợi thì sẽ ko để bản thân say bí tỉ vì như thế rất dễ họ sẽ bị lợi dụng kí những thoả thuận bất lợi mà thay vào đó sẽ có cách uống chừng mực, những mánh khoé để vừa mang tinh thần xã giao vừa có thể đàm phán trong trạng thái tinh thần tốt nhất => điều này chỉ xảy ra ở thế giới đội ủng hộ, nơi đảm bảo có thề truyền đạt cho sinh viên những kiến thức này.'' - Minh Phương

Nếu kết giao quan hệ bạn bè trên bàn nhậu thì là "đi cửa sau" tạo nên môi trường làm việc không lành mạnh - Kim Anh

''Điều này cũng chưa chính xác, vì môi trường tốt là môi trường đánh giá con người bằng năng lực làm việc và kết quả rõ ràng chứ không phải là nhờ kết giao với sếp trên bàn nhậu mà được sếp thích, sếp thưởng hay tăng lương, tăng chức vì sếp yêu thích.'' - Hoài Thương


Phần 2: Tổng kết trao thưởng

1. Giải thưởng 100 coin cho câu trả lời Mai ấn Tượng nhất

2. Giải thưởng 70 coin cho câu trả lời nhiều Cảm ơn nhất (18 Trái tim)
3. Giải thưởng 50 coin cho câu trả lời nhiều Cảm ơn thứ hai (16 Trái tim)

*Lười đọc cứ kéo xuống dưới cùng*

Có câu thế này, ko biết có đúng thực tế ko: Người Bắc đi nhậu để ký hợp đồng, người Nam ký hợp đồng xong đi nhậu, còn người miền Trung trước, trong và sau ký hợp đồng đều nhậu. 2 đầu Đất Nước thì mình ko biết (vì chưa làm việc), nhưng vế thứ 3 thì mình nghĩ là đúng sau 1 thời gian tiếp xúc. Ngay cả đến những ngành nghề đc ấn định là ko nhậu như giáo viên (giảng viên thì ko cần nói nhé).

Ngành nghề của mình cũng nhậu nhẹt khá nhiều dù đã hạn chế rất nhiều. Thực sự nếu ai đọc những câu trả lời của mình về vấn đề nhậu nhẹt trên Noron đều sẽ thấy cái quan trọng của việc nhậu trong công việc. Với mình, "tiếp khách" cũng là 1 phần tăng ca trong công việc.

Thực trạng mình thấy, sinh viên ra trường đều được trang bị sẵn 1 số kỹ năng "nhậu" vì sinh viên, nhất là nam sinh, đều có thể uống, nhất là bên mảng tự nhiên.

Nhưng nhậu sinh viên với nhau thì khác hoàn toàn so với nhậu cùng đối tác, thường là những người già rơ (giơ) hơn, tửu lượng tốt hơn, và vị thế cao hơn. Lúc này sinh viên hoặc là ngồi "câm như hến" hoặc là dễ bị thất thố và bị "chỉnh", nhất là khi gặp người khó tính. Những điều này sẽ khiến dễ say hơn hoặc thất thế hơn trước đối tác.

Đó là chưa kể với sinh viên nữ, việc uống nhậu lúc đi học hầu như rất ít, nên các bạn nữ 1-2 chai đã đỏ lừ, ngất ngư là chuyện "bình thường như ở huyện". Mà cuộc sống thì biết bao cạm bẫy đang chờ những con cừu non như vậy. Mình ko có con số thống kê (và bạn cũng có thể cho là mình xem phim quá nhiều) nhưng đó là nguy cơ có thật.

Vậy thì trang bị kỹ năng "nhậu" cho sinh viên, ko chỉ là kỹ năng giao tiếp, mà còn phải là cách để phòng thủ và phản công nếu cần. Nhậu nhẹt trong khi làm việc đã trở thành 1 văn hóa, nên mới có cái câu nói lúc mở đầu, văn hóa này có thể xấu, nhưng ai cũng theo văn hóa đó, vậy thì "đời đục cả 1 mình ta trong, đời say cả 1 mình ta tỉnh" thì chỉ có đường nhảy sông như Khuất Nguyên mà thôi.

Do đó, sinh viên cần đc chuẩn bị sớm để tránh bị đào thải, trường đại học dạy con người kiến thức, nhưng cũng là bước hành trang chuẩn bị để sinh viên vào đời. Và đời bắt nhậu thì sinh viên cần phải biết nhậu.

Bên cạnh đó, chúng ta đều biết rượu bia nhiều ko tốt, việc giáo dục cho sinh viên về tác hại của rượu bia cũng hoàn toàn có thể lồng ghép trong đây. Sinh viên chỉ cần nhận ra "uống là để làm việc chứ ko phải uống để cho chết" là xã hội đã đỡ 1 phần lớn tác hại rượu bia rồi.

Cách thức truyền đạt cũng là điều cần lưu ý, việc dạy trên giảng đường về nhậu nhẹt là 1 điều phản cảm. Nên theo mình thì cần có những buổi ngoại khóa kết hợp tuyên truyền về rượu bia cả lợi ích và tác hại, hoặc là sự lồng ghép của giảng viên,... Nhưng nhìn chung là chỉ giảng lý thuyết, những điều cơ bản, giống như dạy phép công trừ nhân chia rồi học sinh tự làm toán, sinh viên nào có đầu óc vận dụng tốt hơn thì sẽ có kỹ năng cao hơn. Còn thực hành thì chiều tan học về tự thực hành nhé 🤣🤣. Cái này nếu muốn đưa vào thì có lẽ các nhà giáo dục sẽ có biện pháp đúng đắn hơn mình.

Việc leo lên bằng con đường nhậu nhẹt cũng ko phải là thứ đáng để lưu tâm. Người ta lão làng ko bao giờ vì chuyện "Ô, thằng này uống đc, mai sang anh đưa việc cho làm", hão huyền. Họ chỉ dùng cuộc nhậu để tìm hiểu nhau thôi. Còn bạn phải giỏi, đc việc người ta mới giao cho, công việc là tiền là tù cả, ai dám giao cho 1 con sâu rượu mà ko biết khả năng ra làm sao. Đừng nghĩ xấu rằng ng ta uống tốt mới lên đc đó, đây là suy nghĩ của người thua cuộc thôi. Thực sự ng ta vừa giỏi vừa uống tốt, bỏ bao nhiêu chất xám, bao nhiêu men gan mới leo đc lên đấy.

Tóm lại, bên cạnh kiến thức, sinh viên còn cần trang bị nhiều kỹ năng nhất có thể trước khi vào đời. Khi ăn nhậu đã thành văn hóa trong công việc thì đây cũng là 1 kỹ năng để sinh viên ra trường có thể tồn tại tốt trong 1 cuộc đời khắc nghiệt. Có thể nghe phản cảm, nhưng nếu là 1 quý tộc, bạn có dạy con mình cách ăn uống, cầm dao-nĩa,... trong 1 bữa tiệc hoàng gia ko? Thất thố trong bữa ăn với Vua là mất đầu, thất thố trong cuộc nhậu với đối tác là mất việc. Chẳng ai lại muốn học trò mình dạy ra lại nhảy sông như Khuất Nguyên hay bị họ chuốc say rồi xảy ra những việc ko mong muốn đâu nhỉ.

Túm hết lại phát nữa cho ai lười đọc, trang bị kỹ năng giao tiếp trên bàn nhậu và cả kỹ năng nhậu cho sinh viên là cần thiết, nhưng phải có phương pháp phù hợp.

- Không nên dạy sinh viên kỹ năng giao tiếp trên bàn nhậu.

- Nếu trường hợp có dạy đi chăng nữa cũng vô dụng, tốn thời gian. Vì kỹ năng là yếu tố do luyện tập, làm nhiều ghim não và được lặp đi, lặp lại thành thục thì thành kỹ năng thôi. 

- Cho là có dạy đi, nhưng khi dạy kỹ năng này đi, nhưng dạy rồi sinh viên áp dụng được lại một chuyện khác. Buổi dạy mà đông người thường chỉ dạy chung chung, cơ bản hoặc nguyên lý giao tiếp thôi. 

- Bên cạnh đó, trên bàn nhậu có nhiều kiểu người, vô vàn diễn biến sự việc, tâm trạng, mỗi lúc mỗi khác và cách xử lý cũng khác nữa.

- Chưa kể khả năng giao tiếp mỗi người cũng khác nhau. Nên cái cần là giáo viên chủ nghiệm định hướng phương pháp sinh viên xác định bản thân mình giao tiếp bao nhiêu điểm trong mắt đối tượng thôi. Sinh viên biết mà cải thiện.

- Ngoài ra, chỉ cần sinh viên đi thực tập với công ty là có nhậu, đi chơi bạn bè cũng có nhậu, đi gặp khách hàng cũng có nhậu. Va chạm nhiều các mối quan hệ mới có bài học, mới thấm.

- Từ đó sinh viên mới học cách giao tiếp phù hợp với vô vàn đối tượng khác nhau trong xã hội.

- Chứ chả to tát đến nỗi phải dạy làm gì cho mệt.

- Hơn nữa, trên Youtube, Google, Sách và Internet vô vàn kiến thức để hỗ trợ kỹ năng giao tiếp trên bàn nhậu. Có đầy sao không tự học được. 

- Cái cần là có môi trường thực hành thôi. Chứ kỹ năng giao tiếp mà dạy thì chỉ là kiến thức được truyền đạt. Vậy chẳng khác nào thổi sáo rỗng cho sinh viên nghe qua loa, đối phó trên giảng bục qua môn thôi. 

Vĩ Content - Sứ Giả Content 

👉Nhớ follow mình nha. Cảm ơn bạn ^^

Mình ủng hộ kiến nghị này, bởi lẽ: việc dạy sinh viên kỹ năng giao tiếp trên bàn nhậu là một việc nên làm. Nó trang bị/cung cấp cho sinh viên những điều cần biết, cách ứng biến thực tế ở ngoài đời sống chứ không chỉ riêng gì kiến thức trên sách vở, giúp sinh viên mai này làm việc khi gặp khách hàng/đối tác cũng không phải bỡ ngỡ hay bị "chuốc" say mà không hay biết gì đúng không nè.
Mình thấy văn hóa bàn nhậu của nhiều người chưa thực sự tốt, có nhiều vụ việc gây gổ, mâu thuẫn gay gắt trên bàn nhậu, mình nghĩ thế hệ trẻ ngày nay cần được dạy, giáo dục về văn hóa bàn nhậu để nó thực sự là một hoạt động thư giãn không phải nơi tranh chấp mâu thuẫn.

Rất cần, đặc biệt cần dạy cho sv những điều cơ bản để từ chối nhậu hoặc lươn lẹo khi nhậu để bảo vệ sức khỏe của mình mà vẫn làm thỏa mãn sếp hay đối tác

Theo mình nhậu nhẹt không phải là một văn hoá tốt, và hiện nay khi mọi người đều dần quan tâm đến sức khoẻ hơn, thì văn hoá công sở, làm ăn cũng văn minh và cũng không nhiều người tìm đến nhậu để tạo các quan hệ làm ăn nữa. Theo mình quan sát thì thấy thực ra nhậu bh chủ yếu là anh em cùng văn phòng hoặc sếp-nhân viên "chém giết" nhau cho vui.
Nhậu có lợi ích gì? 1 buổi nhậu có thể giúp kết nối khoảng cách của bạn gần hơn với đối tác, sếp, đồng nghiệp. Nhưng đó chỉ là 1 phần công cụ, bạn có được đối tác chọn lựa hay không, sếp coi trọng hay đồng nghiệp quý mến hay không còn phụ thuộc vào khả năng thực sự của bạn nữa. (Không đề cập đến những chuyện nịnh hot này kia xong được sếp quý rồi tăng lương thăng chức nhé, chuyện đấy ko phải là một điều nên khuyến khích).
Cách giải quyết công việc trên bàn nhậu là một cách làm lỗi thời rồi.
Ngoài nhậu ra thì còn rất nhiều cách khác để mở rộng network, như chơi thể thao, golf, tennis, (như sếp cũ của mình bảo thì đi đánh golf với nhau 4-5h chẳng nhẽ không nói gì với nhau, những cuộc nói chuyện như thế chất lượng hơn những cuộc nói chuyện trên bàn nhậu nhiều). 
Nói chung là nhậu ko phải là một văn hoá cần được khuyến khích, dạy kỹ năng giao tiếp trên bàn nhậu là một điều không cần thiết. Thay vào đó nên dạy kỹ năng ko cần nhậu mà vẫn được việc :)))).
Lập trường: Mình ủng hộ việc dạy sinh viên kĩ năng giao tiếp trên bàn nhậu như một cách trang bị thêm cho họ khi cần thiết, không đồng nghĩa với việc chúng tôi cổ súy cho sự phát triển mạnh mẽ của "giao tiếp trên bàn nhậu" hay thay giao tiếp chính thống (ở văn phòng,..) hoàn toàn bằng "bàn nhậu" nên bất cứ ý kiến phản biện nào về việc này sẽ tạo thế hệ ỷ lại "bàn nhậu" sẽ không được ghi nhận.
Bối cảnh: Xã hội hiện nay, khi mà các thương vụ kinh doanh đều có một "quy tắc ngầm" chung là nên có những cuộc tiếp đãi trên bàn nhậu. Nó xuất phát từ việc tổ chức kinh doanh Việt Nam thường ở mức vừa hoặc nhỏ, nên từ đó nhu cầu giao lưu tập thể xuất hiện, sau đó đem đặt vào mục đích kinh doanh dẫn đến sự ra đời của hình thức"đàm phán trên bàn nhậu". Đó là thực trạng của xã hội hiện nay, điều mà cả hai bên thế giới ko thể thay đổi đc bởi vì thực chất "đàm phán trên bàn nhậu" vẫn luôn xảy ra. Nếu ko có bàn nhậu, chỉ có giao tiếp chính thống (văn phòng,v.v...) thì đã ko có motion này và ko có chuyện chúng ta tranh cãi về việc nên hay ko nên. Và đặt trong bối cảnh cả hai bên thế giới đều xảy ra "giao tiếp trên bàn nhậu", tôi tin rằng Thế giới đội Ủng Hộ là bên mà lợi ích của học sinh sẽ đc đảm bảo hơn cả.
Cụ thể hoá: Dạy giao tiếp trên bàn nhậu không chỉ bao gồm cách nói, đàm phán hiệu quả mà còn bao gồm việc sử dụng rượu, bia hợp lí, hay các mánh khoé (tham gia nhưng ko say,...) để hỗ trợ việc đàm phán diễn ra tốt nhất.
Luận điểm: Việc dạy kĩ năng giao tiếp trên bàn nhậu sẽ đem lại lợi ích cho chính bản thân sinh viêntrong tương lai.
Như đã chỉ ra ở bối cảnh, rằng "giao tiếp trên bàn nhậu" là luôn luôn hiện hữu.Nên khi thực sự dấn thân vào thương vụ kinh doanh, không khó để học sinh sau này gặp phải trường hợp làm việc với đối tác trên bàn nhậu.Và việc thiếu kĩ năng giao tiếp trong môi trường này vô tình khiến họ bị "đơ", lúng túng, không biết phải làm gì-mất điểm trong mắt đối tác vì đối tác có thể nghĩ theo kiểu"à thằng này, nó không nể mình, nên nó mới không uống hay ko nói gì" chứ ko phải đơn thuần nghĩ là vì bạn ko biết => theo mạch đó thì thì khi các cá nhân ngang bằng nhau về kinh nghiệm, đối tác sẽ có xu hướng chọn người nào đem lại cho họ cảm giác thoải mái, đc tôn trọng hơn trên bàn nhậu => tước đi cơ hội của một số sinh viên chỉ vì họ ko biết cách giao tiếp trên bàn nhậu.
Trong khi bên thế giới của đội ủng hộ, sinh viên đc tiếp xúc và giảng dạy điều này từ trc, họ sẽ nhận thức đc là sau này đôi lúc làm việc có trường hợp"bàn nhậu", nếu thiếu sót, thiệt thòi sẽ về mình, nên có tâm thế chuẩn bị => tốt hơn cho tương lai.
Tiếp theo sinh viên cũng sẽ nhận thức đc là kinh doanh trong tương lai ko phải là bức tranh màu hồng, nơi chỉ có qua toà ốc, văn phòng sang trọng mà còn có ở cả những bàn nhậu cóc trên vỉa hè, ngoài đường => tránh sốc tâm lí, vì nếu ko đc dạy, ko tiếp xúc thì sinh viên có thể sẽ ko biết về sự tồn tại các hình thức đàm phán trên bàn nhậu cho đến khi ra đời, đối mặt với thực tế sẽ dễ sốc và hình thành nên suy nghĩ, bởi vì mình làm kém nên ngta mới tiếp mình ở nơi "bàn nhậu" xô bồ, thiếu trang trọng => nghi ngờ giá trị bản thân => lâu dần mất động lực làm việc và nếu tiếp khách trên bàn nhậu thất bại thì tâm lí còn nặng nề hơn nữa.
Các bạn phản đối có thể nói về việc sẽ xảy ra hiện tượng quá chén dẫn đến hiệu suất đàm phán thấp và gây ra hành động kém văn minh. Nhưng một người mang ý định đàm phán, muốn thu lợi thì sẽ ko để bản thân say bí tỉ vì như thế rất dễ họ sẽ bị lợi dụng kí những thoả thuận bất lợi mà thay vào đó sẽ có cách uống chừng mực, những mánh khoé để vừa mang tinh thần xã giao vừa có thể đàm phán trong trạng thái tinh thần tốt nhất => điều này chỉ xảy ra ở thế giới đội ủng hộ, nơi đảm bảo có thề truyền đạt cho sinh viên những kiến thức này.
Với luận điểm trên đây, nếu tôi là những người làm giáo dục VN, sẽ dạy sinh viên kĩ năng giao tiếp trên bàn nhậu.
https://cdn.noron.vn/2022/07/21/shutterstock1069783745-1-1658387125.jpg

Mình không đồng ý với việc dạy sinh viên về "kĩ năng giao tiếp" này bởi theo mình mình văn hóa nhậu nhẹt không hề tốt. Khi ngồi trên bàn nhậu đồng nghĩa với việc cơ thể ta sẽ phải "hấp thụ" một lượng lớn lượng rượu bia và gây tổn hại đến cho sức khỏe, dạ dày. 

Nếu nói nhậu là một loại "kĩ năng"? Vậy theo bạn "kĩ năng" này đem lại cho con người ta điều gì? Không thể phủ nhận rằng việc nhậu giúp gắn kết các quan hệ làm ăn lại với nhau; nhậu say rồi lời ra tiếng vào dễ nói ra khiến con người ta trở nên thân thiết với nhau hơn. Mối quan hệ vì thế cũng phát triển. Tuy nhiên đôi khi việc coi trọng "nhậu nhẹt" dẫn đến việc nó bị bóp méo thành một nghi thức kết nạp, một kiểu văn hóa đoàn kết đầy áp lực. 

https://cdn.noron.vn/2022/07/17/499561862115341146-1658027923.jpg

Thực ra có có nhiều người cho rằng muốn kí kết hợp đồng thành công, làm thân với sếp, đồng nghiệp thì hãy cứ chọn bàn nhậu. Nhưng đó chỉ một phần bởi bạn muốn được niềm tin yêu của khách hàng, đối tác hay sự tín nhiệm của sếp, đồng nghiệp đều phụ thuộc vào tài năng cũng cách nói chuyện, thu hút mọi người xung quanh.

Thay vì cách giải quyết, bàn bạc công việc bằng rượu sao ta lại không dạy sinh viên những kĩ năng mềm khác để thu hút đối tác hay cách thuyết phục họ. Cách làm sao để bộc lộ được thế mạnh ở phía mình, cách khiến khách hàng có thể đặt trọn niềm tin vào ta, cách ứng xử trong các tình huống khác nhau với các loại khách hàng khác nhau. Cũng có thể dạy họ cách tiếp cận với khách hàng bằng những bộ môn thể theo lành mạnh như tennis, golf.... thay vì nhậu nhẹt gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. 

Nói tóm lại theo mình "kĩ năng" không nên được khuyến khích. 

Câu hỏi rất thú vị. Mình đồng ý vì đây là kĩ năng cần có trong văn hoá công sở Việt Nam.
làm sao phải dậy, chúng tôi học kỹ thuật ngày xưa đi học đầu tiên nhập môn đã có môn học là "Đương đầu với rượu" rồi, hay bây giờ bộ giáo dục họ bỏ rồi🤔