Ngày nay thấy các trường có hình thức xét tuyển kết hợp chứng chỉ như IELTS, xong những bạn có chứng chỉ thì dù điểm các môn khác không cao bằng nhiều thí sinh khác nhưng vẫn chắc suất vào đại học, còn 9 10 toán lý hoá vẫn có người trượt. Các bạn có thấy hình thức xét tuyển này là cần thiết và hợp lý không? Liệu chứng chỉ IELTS đang bị đánh giá quá cao không?
Là một người sống và làm việc ở nước ngoài nhiều năm, hiểu rõ sự cần thiết của tiếng Anh trong môi trường toàn cầu hóa hiện nay... Tôi PHẢN ĐỐI việc đưa chứng chỉ ngoại ngữ vào việc xét tuyển đại học, bởi việc này sẽ đi kèm với việc phổ cập tiếng Anh ở mọi cấp học phổ thông, biến tiếng Anh từ một môn học của sự thông hiểu lẫn nhau thành một môn học cạnh tranh.
Tuy vậy, tôi lại cực kỳ đồng tình với các chương trình như "kỹ sư tài năng" (tiếng Anh là "honor") cần có thêm tiêu chí về tiếng Anh. Đơn giản là vì các chương trình này đôi khi phải học với giảng viên nước ngoài.
Mà chung quy lại, nếu tất cả các trường đại học ở VN đều dạy bằng tiếng Anh mà không dùng tiếng Việt thì hãy nghĩ đến việc xét tuyển có chứng chỉ tiếng Anh, còn không thì miễn đi. Hì hục học tiếng Anh, để xét tuyển, xong rồi vô học bằng tiếng Việt, cuối cùng chỉ tạo con đường cho việc chạy chọt mà thôi. Chứ nếu trường học dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, thì ai cũng biết là có chạy chọt chứng chỉ tiếng Anh thì cũng chẳng học được.
Ngôn ngữ chỉ là công cụ để người ta hiểu nhau, không phải là thứ để khoe.