Khi bị mất trí nhớ thì chúng ta có còn biết sợ hãi?

  1. Tâm lý học

Không biết thì không sợ, bắt đầu biết thì bắt đầu sợ. Vậy liệu khi bị mất trí nhớ thì những nỗi sợ (độ cao, không gian kín, nhện,...) có thể mất đi luôn không? Những nỗi sợ đấy có thể mất đi nếu người ta không nhớ mình sợ nó không?

Từ khóa: 

tâm lý học

Nỗi sợ ẩn sâu trong tiềm thức và vô thức và tâm trí có một cơ chế che đậy các nỗi sợ rất bền vững nên chúng sẽ không mất đi chỉ do tai nạn. Một biến cố có thể là phép thử để gây sự xáo trộn trong tâm trí, làm một số nỗi sợ bộc lộ hoặc lặn đi.

Nỗi sợ thực sự sẽ mất đi khi bạn đối mặt với nó và thấu hiểu nó hoàn toàn. Ví dụ từ bé mình rất sợ nhện chẳng hạn, mặc dù tự thuyết phục mình là nó chỉ là một loại chân khớp có hình thù như thế hoặc mình đứng né nó sẽ không sao nhưng quả thực nhìn nó vẫn thấy rất gai mắt và sợ không giải thích được. Rồi một hôm nọ mình có giấc mơ, trong đó một ký ức cũ nổi lên chuyện mình là hóa thân của côn trùng và bị nhện bắt ăn. Điều làm phát sinh nỗi sợ ở đây là tâm trạng thấy mình bị trói trong kén và chờ bị tiêu hóa. Nhưng sau khi được làm khán giả bất đắc dĩ xem lại thước phim và tỉnh dậy thì mình thấy đỡ sợ hơn nhiều vì mình hiểu hơn là nỗi sợ kia xuất phát từ đâu.

Trong cuộc sống có khá nhiều nỗi sợ mà bạn không cần thiết phải nằm mơ mới thấy được. Chỉ cần dũng cảm đối mặt với nỗi sợ đó và quan sát chúng như một người xa lạ thì sẽ có nhiều sự thật về chính mình được thể hiện.

Trả lời

Nỗi sợ ẩn sâu trong tiềm thức và vô thức và tâm trí có một cơ chế che đậy các nỗi sợ rất bền vững nên chúng sẽ không mất đi chỉ do tai nạn. Một biến cố có thể là phép thử để gây sự xáo trộn trong tâm trí, làm một số nỗi sợ bộc lộ hoặc lặn đi.

Nỗi sợ thực sự sẽ mất đi khi bạn đối mặt với nó và thấu hiểu nó hoàn toàn. Ví dụ từ bé mình rất sợ nhện chẳng hạn, mặc dù tự thuyết phục mình là nó chỉ là một loại chân khớp có hình thù như thế hoặc mình đứng né nó sẽ không sao nhưng quả thực nhìn nó vẫn thấy rất gai mắt và sợ không giải thích được. Rồi một hôm nọ mình có giấc mơ, trong đó một ký ức cũ nổi lên chuyện mình là hóa thân của côn trùng và bị nhện bắt ăn. Điều làm phát sinh nỗi sợ ở đây là tâm trạng thấy mình bị trói trong kén và chờ bị tiêu hóa. Nhưng sau khi được làm khán giả bất đắc dĩ xem lại thước phim và tỉnh dậy thì mình thấy đỡ sợ hơn nhiều vì mình hiểu hơn là nỗi sợ kia xuất phát từ đâu.

Trong cuộc sống có khá nhiều nỗi sợ mà bạn không cần thiết phải nằm mơ mới thấy được. Chỉ cần dũng cảm đối mặt với nỗi sợ đó và quan sát chúng như một người xa lạ thì sẽ có nhiều sự thật về chính mình được thể hiện.

Tôi hay bạn không ai có thể trả lời chính xác câu hỏi này. Đâu đó trong tôi nghĩ rằng họ vẫn còn biết, còn nhớ một chút, và vẫn còn sợ.

Câu hỏi của bạn làm mình nhớ lại những cảm giác khá buồn bã khi trong gia đình mình có một người như vậy. Đó là một người bác ruột khoảng gần 80 tuổi. Bác bị mất trí nhớ rất nhanh sau khoảng 3 năm thì quên sạch mọi chuyện, thậm chí không nhận biết ra con cái, không biết mình đã ăn cơm chưa, không nhớ cần phải đi vệ sinh hay không.

Nó là một trải nghiệm rất buồn cho cả gia đình và cho cả bác nữa. Một lần mình qua thăm bác thì vẫn mong nhìn thấy trong đôi mắt đó một chút gì đó. Tiếc thay chỉ là những nụ cười gượng gạo, vô hồn, trống rỗng.