Vì sao trẻ sơ sinh hay quấy khóc?

  1. Sức khoẻ

Trẻ khóc nhiều nhất trong giai đoạn từ 0 đến 2 tuổi, ở độ tuổi này, khó khăn lớn nhất là trẻ chưa thể nói cho người lớn biết chúng khóc vì điều gì. Vậy nguyên nhân khiến trẻ khóc có thể là gì?
Từ khóa: 

sức khoẻ

Trẻ hay quấy khóc có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể nhận biết được nguyên nhân qua biểu hiện tiếng khóc của trẻ. 

Đói là nguyên nhân đầu tiên. Trẻ quấy khóc, làm huyên náo, ầm ĩ, thường tìm vú mẹ khi mẹ bồng, điều đầu tiên nên xem là trẻ có đói không. Thức ăn không làm trẻ ngưng khóc ngay, do đó để cho trẻ ăn đến no, khi đó trẻ sẽ hết khóc.

Tã ướt hoặc bẩn cũng là nguyên nhân khiến trẻ khóc quấy.Bởi vì khi tã bẩn, ướt sẽ làm lạnh cơ thể, gây khó chịu cho trẻ. Do đó, cần chú ý thay tã cho trẻ vì trẻ cần được giữ ấm, sạch sẽ và thoải mái.

Khóc cũng có thể do trẻ đang muốn được bế bồng. Với trẻ nhỏ, các bé rất thích được nâng niu, nhìn mặt bố mẹ, lắng nghe giọng nói, nhịp tim của mẹ, thậm chí thích mùi của mẹ, đặc biệt mùi sữa mẹ. 

Khi đi nghỉ mát với các thành viên trong gia đình, trẻ có dấu hiệu khóc nhiều hơn bình thường, có lẽ trẻ đã nhận nhiều kích thích như ánh sáng, tiếng ồn, nhiều người bồng bế và trở nên quá tải với nhiều hoạt động. Muốn bé nín khóc, người lớn có thể giữ yên bé hoặc cho bé ngủ.

Bố mẹ nên chủ động kiểm tra thân nhiệt để biết bé có dấu hiệu sốt hay không. Cần phân biệt tiếng khóc bình thường với kiểu khóc thét đau bụng, đau đầu, hoặc cơn khóc đêm do hạ canxi máu.

Trẻ cũng có thể khóc do côn trùng cắn (kiến, bọ chét), khóc do đang bị chạm phải những vật thể sắc nhọn, chạm phải những vật dụng có nhiệt độ cao... Ngoài ra, bé cũng có thể khóc khi chuẩn bị mọc răng.

Cuối cùng, khi tìm mọi cách dỗ dành mà bé vẫn không nín hoặc bé khóc kéo dài có kèm sốt thì nên đưa đến bác sĩ để được thăm khám.

Trả lời

Trẻ hay quấy khóc có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể nhận biết được nguyên nhân qua biểu hiện tiếng khóc của trẻ. 

Đói là nguyên nhân đầu tiên. Trẻ quấy khóc, làm huyên náo, ầm ĩ, thường tìm vú mẹ khi mẹ bồng, điều đầu tiên nên xem là trẻ có đói không. Thức ăn không làm trẻ ngưng khóc ngay, do đó để cho trẻ ăn đến no, khi đó trẻ sẽ hết khóc.

Tã ướt hoặc bẩn cũng là nguyên nhân khiến trẻ khóc quấy.Bởi vì khi tã bẩn, ướt sẽ làm lạnh cơ thể, gây khó chịu cho trẻ. Do đó, cần chú ý thay tã cho trẻ vì trẻ cần được giữ ấm, sạch sẽ và thoải mái.

Khóc cũng có thể do trẻ đang muốn được bế bồng. Với trẻ nhỏ, các bé rất thích được nâng niu, nhìn mặt bố mẹ, lắng nghe giọng nói, nhịp tim của mẹ, thậm chí thích mùi của mẹ, đặc biệt mùi sữa mẹ. 

Khi đi nghỉ mát với các thành viên trong gia đình, trẻ có dấu hiệu khóc nhiều hơn bình thường, có lẽ trẻ đã nhận nhiều kích thích như ánh sáng, tiếng ồn, nhiều người bồng bế và trở nên quá tải với nhiều hoạt động. Muốn bé nín khóc, người lớn có thể giữ yên bé hoặc cho bé ngủ.

Bố mẹ nên chủ động kiểm tra thân nhiệt để biết bé có dấu hiệu sốt hay không. Cần phân biệt tiếng khóc bình thường với kiểu khóc thét đau bụng, đau đầu, hoặc cơn khóc đêm do hạ canxi máu.

Trẻ cũng có thể khóc do côn trùng cắn (kiến, bọ chét), khóc do đang bị chạm phải những vật thể sắc nhọn, chạm phải những vật dụng có nhiệt độ cao... Ngoài ra, bé cũng có thể khóc khi chuẩn bị mọc răng.

Cuối cùng, khi tìm mọi cách dỗ dành mà bé vẫn không nín hoặc bé khóc kéo dài có kèm sốt thì nên đưa đến bác sĩ để được thăm khám.