Việc giao dịch với nước ngoài thời phong kiến Việt Nam?

  1. Lịch sử

Mình có 2 vấn đề muốn thảo luận về giai đoạn Đại Việt tiếp xúc với ngoại quốc:

1- Khi buôn bán thì sẽ thanh toán đồng tiền thế nào với Nhật, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Anh, vân vân? Ai quy định tỷ giá chênh lệch tiền tệ (ví dụ khi nhà Nguyễn bồi thường cho Pháp thì tính 1 piastre khoảng 0,7 lạng bạc)? Hồ Quý Ly khi lưu hành tiền giấy thì chưa có hệ thống ngân hàng để đảm bảo nên dân không tin vào đồng tiền đó.

2- Alexandre de Rhodes tự học tiếng Việt trong 6 tháng để truyền giáo, ông có thể nói chuyện lưu loát với chúa Trịnh Tráng, tặng cái đồng hồ phương Tây khiến chúa rất hài lòng. Nhưng thực sự không phải ai cũng giỏi ngoại ngữ như de Rhodes. Vậy nghề phiên dịch và các lớp dạy ngoại ngữ xuất hiện chưa do Kẻ Chợ, Phố Hiến, Hội An nườm nượp khách nước ngoài? Cung đình Đại Việt có bộ phận chuyên học ngoại ngữ để phiên dịch không? Vì khi chúa Nguyễn Ánh sinh hoạt ở Siam cũng được vua Rama cử một phiên dịch viên tên Phra Ratchamontri theo giúp.

Từ khóa: 

lịch sử

"piastre" có từ khi nào anh nhỉ? hình như trong khoảng đầu những năm 1600 có loại tiền gọi là "florins" giá trị cao hơn cả "piastre"

Trả lời

"piastre" có từ khi nào anh nhỉ? hình như trong khoảng đầu những năm 1600 có loại tiền gọi là "florins" giá trị cao hơn cả "piastre"

Thời phong kiến, giao thương - ngoại thương chủ yếu được thực hiện qua đường hàng hải.  Góp vào sự phồn thịnh của kinh tế ngoại thương và cả nền kinh tế Đại Việt trong thời kỳ phong kiến là sự xuất hiện của các thương diếm với vị trí như những trung tâm thương mại, tổ chức việc buôn bán giữa Đại Việt với các nước phương Tây. Các thường điếm thường là của các  thương nhân Hà Lan, Anh, Pháp ở những đô thị lớn, như Kẻ Chợ (Thăng Long), Phố Hiến và Hội An...

Lái buôn thường đem đến tiền, bạc, đồng, kim loại, vũ khí... & đổi lại là tơ lụa, gốm sứ. Nhưng vụ quy định tỷ giá chênh lệch và giá trị của các món hàng như câu hỏi của bạn đúng là vấn đề?

Nhưng quay trở lại bối cảnh thời phong kiến, có thể thấy việc buôn bán, ngoại thương ko xuất phát từ nhu cầu chung của nền kinh tế - ko theo quy luật cung cầu mà nó xuất phát từ nhu cầu, lợi ích của chính quyền phong kiến - ví dụ như là nhu cầu về vũ khí (ví dụ triều Lê - Trịnh , rất cần sự giúp đỡ về vũ khí quân sự nên rất cởi mở và mở cho thương nhân Hà Lan buôn bán ở Đàng Ngoài) ; các hoạt động ngoại thương cũng đóng mở tùy giai đoạn, tùy chính quyền. Vì vậy, các quy định về tỷ giá chênh lệch mình nghĩ do thương thảo giữa thương nhân & chính quyền nhiều hơn là có cơ chế rõ ràng.