Vó bè, vó tép đánh bắt cá

  1. Nông nghiệp

https://cdn.noron.vn/2021/08/05/53951740913641891-1628177217.jpg

Vó bè là ngư cụ dùng để khai thác các loài thủy sản ở cửa sông, cửa cống lớn, đón bắt cá di chuyển theo dòng nước. Nguyên lý đánh bắt bị động theo kiểu đón lõng. Vó bè thường hoạt động vào mùa mưa, cá di chuyển theo dòng chảy.

Cấu tạo vó bè gồm 4 bộ phận chính: lưới, gọng, giá kéo và bè.

Lưới vó bè có dạng hình vuông; được chia ra 2 phần: thân vó và tai vó. Thân vó có số mắt lưới tăng dần từ rốn đến miệng, kích thước mắt lưới cũng tăng dần; rốn vó có kích thước mắt lưới nhỏ nhất 2a = 10-12mm; miệng vó có kích thước mắt lưới lớn nhất 2a = 37-40mm.

Gọng vó làm bằng tre dài, chắc và thẳng thường làm từ 4 cây tre quay ngọn về phía mắc lưới, phần bắt chéo nhau thường ốp thêm tre bên ngoài để đảm bảo độ bền.

Bè để đỡ gía kéo và di chuyển vị trí vó trên mặt nước. Bè làm bằng nứa hoặc các loại tre có sức nổi lớn.

Vó bè khi thao tác chỉ cần một người, với khoảng thời gian nhất định dùng dây và đối trọng để kéo vó lên. Khi miệng giỏ nâng lên khỏi mặt nước thì ngừng kéo, cá dồn xuống giỏ, thu cá, buông dây kéo đặt lại vó. Nghề vó bè cho năng suất và sản lượng không nhiều.

https://cdn.noron.vn/2021/08/05/30691858612741659-1628177221.jpg

Đánh bắt cá bằng vó bè không phải tạo mồi như đánh bắt bằng rọ tôm hay câu cá, chỉ cần hạ lưới xuống nước sâu chừng 4 - 5 mét và treo bóng điện chiếu sáng bên trên mặt nước trong phạm vi giữa vó để thu hút cá đến; sau mỗi giờ đồng hồ kéo vó một lần, mỗi lần được 5kg đến 10kg cá. Do mắt lưới nhỏ nên thu được tất cả các loại cá từ ngón tay đến trọng lượng vài kg/con; số lượng đánh bắt được tùy theo mùa và mực nước sông lên, xuống; các loại cá đánh bắt được thường là cá mương, cá thiểu, cá chép, cá trắm, cá rô, tép dầu, tép mương... Nhiều nhất là các loại kích thước bằng ngón tay.

Đánh bắt bằng vó bè chủ yếu được các loại cá nhỏ... Bởi cá nhỏ thường kiếm ăn theo đàn nên dễ dụ vào lưới, còn cá to thỉnh thoảng mới bắt được.

https://cdn.noron.vn/2021/08/05/bnachiecvodenbatcamuonganhhophuong4298985127112018-1628179840.jpg

Chiếc lưới để làm vó là vật liệu đắt tiền nhất trong chiếc vó đèn. Mỗi chiếc lưới rộng từ 300 đến 400m2, giá chừng 2,5 - 4 triệu đồng. Ảnh: Hồ Phương

Vó bè thông thường có bốn cái gọng, được chuốt từ thân tre già, bẻ cong tạo thành một dấu nhân, được buộc vào một cái cần, sao cho phần cong nhất của gọng được hướng xuống nước. Bốn gọng này được buộc vào bốn phía góc. Tầm khoảng 1.5 đến 2 m được vót theo dạng tròn, bào nhẵn nhụi cỡ bằng đòn tay của người lớn. Gọng vó thông thường được neo với tấm vó bằng dây thép hoặc dây dừa. Công việc làm gọng vó rất khó khăn và nặng nề, thường chỉ có người lớn và nhiều kinh nghiệm mới làm nổi.

Vó bè làm bằng lưới hoặc bằng vải màn, có hình vuông hoặc hình chữ nhật. Chiều dài ước chừng từ 5 đến 7m tùy thuộc vào kích thước mong muốn của người đánh cá. Theo kinh nghiệm, thông thường người ta thường viền ký xung quanh tấm vó để đỡ sổ các đường chỉ, đường vải được dệt.

https://cdn.noron.vn/2021/08/05/images1884117t4-1628181341.jpg

Kế đến là vó tay, vó này lớn hơn vó tép, cở 4 hay 6 mét vuông, tuỳ theo sức của ngư dân và vó phải được đan hay dệt bằng sợi bền hơn, gọng vó bằng 4 cây tre nhỏ, cột với nhau sao cho bốn gọng chụm lại vừa với bốn góc vó, khi cất lên rường vó thì căng ra mà thịt vó phải võng xuống như cái lòng tô, người cất vó này cũng phải khoẻ, vì vó được thả ra xa bờ bằng một cần dài, sau đó dùng một hòn đòi ném vào giữa cho vó chìm xuống, người cất vó phải dùng chân chống và tì để giữ cho cần vó chiụ chắc lại, rồi phải dùng tay mà nâng vó lên, khi cất vó lên cao, phải dùng vợt mà bắt cá ở trong vó. Hai loại vó trên thường di động khắp các bờ sông, bờ đìa.

https://cdn.noron.vn/2021/08/05/150532433457838-1-1628179992.jpg

Vó có nhiều loại, nhỏ nhất là vó tép, vó này người ta lấy mấy miếng vải màn cũ cỡ chừng một mét vuông, khâu túm bốn góc thành 4 cái quai, để cột mắc vào hai thanh tre vót tròn, nhẵn nhụi, rồi uốn cong theo hình chữ u lộn ngược thành bộ gọng vó, cột vào nhau ở giưã theo hình chữ thập để dễ dàng xoè ra, cụp vào cho dễ mang đi, vì người làm vó này phải có nhiều vó, cỡ năm hay mười vó hay hơn nữa mới làm ăn được, mà không làm cho gọn thì làm sao mà mang vác, thường họ đi đặt vó ở ven bờ sông, chỗ đất thoai thoải, đến nơi, họ xoè vó ra cho vuông vức, cho tí mồi ở giữa, mồi thường làm bằng cám rang thơm phức, rồi dùng một cây sào dài, đầu có cái chạc để khi đặt vó hoặc lấy vó lên không bị rớt xuống, họ đặt vó dài theo bờ sông, rồi cứ lần lượt đi soát vó lấy tép và thả thêm mồi xong lại đặt xuống.

https://cdn.noron.vn/2021/08/05/30691858612741681-1628180301.jpghttps://cdn.noron.vn/2021/08/05/30691858612741682-1628180370.jpg

Đẩy dồn cá linh>!!>!>!>!

Cái vó tép làm rất đơn giản, chỉ là một miếng vải mùng hình vuông, mỗi cạnh 60cm, vót nang tre làm 4 cái gọng, cột túm bốn góc, cáng vó cũng bằng cành tre tròn cỡ ngón chân cái, dài khoảng 1,2m – 1,5m. Khoảng cách từ đầu cáng vó tới gọng vó cột bằng sợi dây thừng dài 70cm, vừa đủ độ sâu cho tép vào mà khi thoát ra rất khó.

Vó tép bầu phải vó ở kinh, rạch lúc nước ròng. Mồi chỉ là cám rang vàng cho thơm đựng trong chén, cho ít nước vào “nhồi” cho dẻo. Canh con nước ròng dưới kinh, rạch đã rút thì vác vó, xách thùng đi vó tép bầu.

https://cdn.noron.vn/2021/08/05/so-505--anh-minh-hoa-vo-tep-bau800x451-1628181319.png

Đồ nghề đơn giản chỉ là mấy cái rớ, tận dụng vải từ chiếc màn cũ đã hỏng cắt ra thành từng miếng rộng chừng nửa m2. Bốn góc của tấm vải buộc chặt với đầu của hai chiếc gọng tre đan chéo nhau ở đỉnh, thế là đã xong một cái rớ. Những cái rớ này có thể xếp gập lại khi di chuyển rất tiện.

https://cdn.noron.vn/2021/08/05/20-55-25nh1-1628181375.jpg

Vó tép

https://cdn.noron.vn/2021/08/05/30691858612741686-1628181527.jpghttps://cdn.noron.vn/2021/08/05/30691858612741687-1628181765.jpg
Từ khóa: 

nông nghiệp