Y tế Trung Quốc?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Bộ Y tế cùng sở y tế cấp tỉnh giám sát nhu cầu y tế của dân cư Trung Quốc.[291] Đặc điểm của chính sách y tế Trung Quốc kể từ đầu thập niên 1950 là tập trung vào y học công cộng và y học dự phòng. Đương thời, Đảng Cộng sản bắt đầu Chiến dịch y tế ái quốc nhằm cải thiện vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân, cũng như điều trị và ngăn ngừa một số bệnh. Các bệnh hoành hành tại Trung Quốc khi trước như tả, thương hànvà tinh hồng nhiệt gần như bị tiệt trừ trong chiến dịch này. Sau khi Đặng Tiểu Bình bắt đầu thi hành cải cách kinh tế vào năm 1978, tình hình y tế của quần chúng Trung Quốc được cải thiện nhanh chóng do dinh dưỡng tốt hơn, song nhiều dịch vụ y tế công cộng miễn phí tại khu vực nông thôn biến mất cùng với các công xã nhân dân. Chăm sóc y tế tại Trung Quốc bị tư nhân hóa phần lớn, và có sự gia tăng đáng kể về chất lượng. Năm 2009, chính phủ bắt đầu một sáng kiến cung cấp chăm sóc y tế quy mô lớn kéo dài trong 3 năm trị giá 124 tỷ USD.[292] Đến năm 2011, chiến dịch đạt kết quả 95% dân số Trung Quốc có bảo hiểm y tế cơ bản.[293] Năm 2011, Trung Quốc được ước tính là nước cung cấp dược phẩm lớn thứ ba thế giới, song dân cư Trung Quốc phải chịu tổn hại từ việc phát triển và phân phối các dược phẩm giả.[294] Tuổi thọ dự tính khi sinh tại Trung Quốc là 75 năm,[295] và tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh là 11‰ vào năm 2013.[296] Cả hai chỉ số đều được cải thiện đáng kể so với thập niên 1950.[j] Tỷ lệ còi cọc bắt nguồn từ thiếu dinh dưỡng giảm từ 33,1% vào năm 1990 xuống 9,9% vào năm 2010.[299] Mặc dù có các cải thiện đáng kể về y tế và kiến thiết cơ sở y tế tiến bộ, song Trung Quốc có một số vấn đề y tế công cộng mới nổi, như các bệnh về đường hô hấp do ô nhiễm không khí trên quy mô rộng,[300] hàng trăm triệu người hút thuốc lá,[301] và sự gia tăng béo phì trong các dân cư trẻ tại đô thị.[302][303] Dân số lớn và các thành phố đông đúc dẫn đến bùng phát các dịch bệnh nghiêm trọng trong thời gian gần đây, như bùng phát SARS vào năm 2003.[304] Năm 2010, ô nhiễm không khí khiến cho 1,2 triệu người chết sớm tại Trung Quốc
Trả lời
Bộ Y tế cùng sở y tế cấp tỉnh giám sát nhu cầu y tế của dân cư Trung Quốc.[291] Đặc điểm của chính sách y tế Trung Quốc kể từ đầu thập niên 1950 là tập trung vào y học công cộng và y học dự phòng. Đương thời, Đảng Cộng sản bắt đầu Chiến dịch y tế ái quốc nhằm cải thiện vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân, cũng như điều trị và ngăn ngừa một số bệnh. Các bệnh hoành hành tại Trung Quốc khi trước như tả, thương hànvà tinh hồng nhiệt gần như bị tiệt trừ trong chiến dịch này. Sau khi Đặng Tiểu Bình bắt đầu thi hành cải cách kinh tế vào năm 1978, tình hình y tế của quần chúng Trung Quốc được cải thiện nhanh chóng do dinh dưỡng tốt hơn, song nhiều dịch vụ y tế công cộng miễn phí tại khu vực nông thôn biến mất cùng với các công xã nhân dân. Chăm sóc y tế tại Trung Quốc bị tư nhân hóa phần lớn, và có sự gia tăng đáng kể về chất lượng. Năm 2009, chính phủ bắt đầu một sáng kiến cung cấp chăm sóc y tế quy mô lớn kéo dài trong 3 năm trị giá 124 tỷ USD.[292] Đến năm 2011, chiến dịch đạt kết quả 95% dân số Trung Quốc có bảo hiểm y tế cơ bản.[293] Năm 2011, Trung Quốc được ước tính là nước cung cấp dược phẩm lớn thứ ba thế giới, song dân cư Trung Quốc phải chịu tổn hại từ việc phát triển và phân phối các dược phẩm giả.[294] Tuổi thọ dự tính khi sinh tại Trung Quốc là 75 năm,[295] và tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh là 11‰ vào năm 2013.[296] Cả hai chỉ số đều được cải thiện đáng kể so với thập niên 1950.[j] Tỷ lệ còi cọc bắt nguồn từ thiếu dinh dưỡng giảm từ 33,1% vào năm 1990 xuống 9,9% vào năm 2010.[299] Mặc dù có các cải thiện đáng kể về y tế và kiến thiết cơ sở y tế tiến bộ, song Trung Quốc có một số vấn đề y tế công cộng mới nổi, như các bệnh về đường hô hấp do ô nhiễm không khí trên quy mô rộng,[300] hàng trăm triệu người hút thuốc lá,[301] và sự gia tăng béo phì trong các dân cư trẻ tại đô thị.[302][303] Dân số lớn và các thành phố đông đúc dẫn đến bùng phát các dịch bệnh nghiêm trọng trong thời gian gần đây, như bùng phát SARS vào năm 2003.[304] Năm 2010, ô nhiễm không khí khiến cho 1,2 triệu người chết sớm tại Trung Quốc