Học thêm ở Việt Nam so với châu Âu?

  1. Hồ Thái Bình

Thưa anh, hiện nay ở Việt Nam thì ngoài giờ học chính khóa, học sinh còn đi học thêm (chủ yếu là học trước kiến thức và có thêm phần nâng cao)

Vậy theo anh điểm tiêu cực và tích cực của việc này là như thế nào?

Nếu có thể, theo anh 1 ngày của học sinh nên diễn ra như thế nào? Và chúng ta với vai trò phụ huynh nên làm gì?

Từ khóa: 

giám đốc survival skills vietnam - ssvn

Mình chưa tới Châu Âu bao giờ nên không biết. Trước đây mình có ở chung với các gia đình người Mỹ và Úc thì mình thấy sau giờ học ở trường, họ cũng đưa con đi 'học thêm' nhưng mà về văn hóa, nghệ thuật, thể thao chứ không phải kiến thức trong trường.

Đối với cách 'học thêm' đang diễn ra ở VN và nhiều nước Châu Á thì

  • Tích cực: rèn luyện ra rất nhiều siêu nhân, các bạn này mình thấy có lợi thế hơn và cần cù hơn so với các bạn Tây khi cạnh tranh ở các cấp học cao hơn.
  • Tiêu cực: phát triển 1 cách không cân đối, 1 ngày ai cũng có 24 tiếng thôi mà, nếu dành cho việc học kiến thức thì những khả năng khác về thể chất, kỹ năng sống, nghệ thuật v.v sẽ không được phát triển. Theo quan sát của mình thì nhiều bạn VN qua nước ngoài không được mạnh dạn hay có kĩ năng xã hội tốt và cũng bị bất lợi trong việc chủ động tìm ra giải pháp cho vấn đề (vì hồi phổ thông từ sáng đến tối học theo kiểu 1 chiều thầy nói trò nhớ). Đồng thời vì giáo dục theo kiểu công nghiệp tất cả mọi người đều học chính khóa và học thêm như nhau nên có thể nhiều người không phát hiện được ra các tài năng khác của mình.

Chủ đề này báo chí và dân tình đã tốn nhiều giấy mực rồi nên chỉ chia sẻ tóm tắt vầy thôi. Mình nghĩ câu hỏi nên "học thêm hay không ?" không quan trọng bằng "học thêm cái gì ?".

Và tình trạng học thêm này diễn ra, ngoài áp lực của nhà trường, bạn bè, thì phụ huynh là yếu tố rất quan trọng. Nếu phụ huynh đặt áp lực điểm số lên vai con càng nhiều thì sẽ dẫn đến con học thêm càng nặng. Mình thấy phụ huynh những nước phương Tây mà mình đã đi qua không đặt nặng vấn đề thành tích như vậy. Nên cuối cùng vấn đề là phụ huynh muốn gì ở con thôi. Mình nghĩ vậy.


Trả lời

Mình chưa tới Châu Âu bao giờ nên không biết. Trước đây mình có ở chung với các gia đình người Mỹ và Úc thì mình thấy sau giờ học ở trường, họ cũng đưa con đi 'học thêm' nhưng mà về văn hóa, nghệ thuật, thể thao chứ không phải kiến thức trong trường.

Đối với cách 'học thêm' đang diễn ra ở VN và nhiều nước Châu Á thì

  • Tích cực: rèn luyện ra rất nhiều siêu nhân, các bạn này mình thấy có lợi thế hơn và cần cù hơn so với các bạn Tây khi cạnh tranh ở các cấp học cao hơn.
  • Tiêu cực: phát triển 1 cách không cân đối, 1 ngày ai cũng có 24 tiếng thôi mà, nếu dành cho việc học kiến thức thì những khả năng khác về thể chất, kỹ năng sống, nghệ thuật v.v sẽ không được phát triển. Theo quan sát của mình thì nhiều bạn VN qua nước ngoài không được mạnh dạn hay có kĩ năng xã hội tốt và cũng bị bất lợi trong việc chủ động tìm ra giải pháp cho vấn đề (vì hồi phổ thông từ sáng đến tối học theo kiểu 1 chiều thầy nói trò nhớ). Đồng thời vì giáo dục theo kiểu công nghiệp tất cả mọi người đều học chính khóa và học thêm như nhau nên có thể nhiều người không phát hiện được ra các tài năng khác của mình.

Chủ đề này báo chí và dân tình đã tốn nhiều giấy mực rồi nên chỉ chia sẻ tóm tắt vầy thôi. Mình nghĩ câu hỏi nên "học thêm hay không ?" không quan trọng bằng "học thêm cái gì ?".

Và tình trạng học thêm này diễn ra, ngoài áp lực của nhà trường, bạn bè, thì phụ huynh là yếu tố rất quan trọng. Nếu phụ huynh đặt áp lực điểm số lên vai con càng nhiều thì sẽ dẫn đến con học thêm càng nặng. Mình thấy phụ huynh những nước phương Tây mà mình đã đi qua không đặt nặng vấn đề thành tích như vậy. Nên cuối cùng vấn đề là phụ huynh muốn gì ở con thôi. Mình nghĩ vậy.


Vâng em cám ơn anh ạ