Làm sao để mở rộng vốn từ vựng mỗi ngày và cách để không quên từ vựng ạ?

  1. Nguyễn Anh Đức

Từ khóa: 

founder & ceo smartcom corporation

Câu hỏi này của bạn rất hay, rất thực tế. Tôi xin trả lời như sau:

Chắc chắn bạn đồng tình với tôi rằng: Ta nhớ tiếng Việt mẹ đẻ thật dễ dàng, và ta nhớ vĩnh viễn không quên, dù với những từ mà hàng chục năm không dùng đến nhưng khi nghe hay đọc thấy thì chúng ta đều nhận ra nghĩa của chúng là gì mà không phải khổ sở phân tích có đúng không ạ? Vậy thì điều gì khiến ta nhớ tiếng mẹ đẻ dễ dàng, trong khi học ngoại ngữ ta lại nhớ từ vựng một cách rất khó khăn như vậy? Ta nhớ tiếng mẹ đẻ dễ dàng là vì:

  1. Ta NGHE chúng đầu tiên chứ không phải là ĐỌC CHỮ VIẾT của chúng. Như vậy là ta "nạp" bằng ÂM THANH trước chứ không phải là ta học bằng chữ viết. Điều này ngược lại với việc học ngoại ngữ, hầu hết ta đều đọc chữ, tra từ điển, và cố gắng ghi nhớ bằng cách viết lại chữ của từ vựng đó.
  2. Ta NGHE từ vựng... rồi VẬN ĐỘNG theo một cách hồn nhiên, vui vẻ. Mẹ chỉ vào các bộ phận trên cơ thể và nói với đứa bé đang còn nằm ngửa: tay này, mắt này, mồm này, tai này... và vừa nói vừa làm... Đứa trẻ cũng hào hứng làm theo... Rồi từ đó nó học được "từ vựng", mà thực chất là chuỗi âm thanh mô tả cái nó nhìn thấy, một cách sinh động: bằng vận động, có bối cảnh, giàu cảm xúc, và lặp lại nhiều lần trong cuộc sống. Vì thế mà đứa trẻ HẤP THỤ từ vựng tiếng mẹ đẻ một cách dễ dàng, và nó có thể NHỚ vĩnh viễn không quên tất cả những gì đã học được.

Tóm lại: Cơ chế ghi nhớ từ vựng trong tiếng mẹ đẻ của con người là: NGHE, NHÌN và VẬN ĐỘNG theo, rồi mới đến NHẠI (tạo ra âm thanh tương tự cái nó nghe thấy mà không quan tâm tới ý nghĩa của âm thanh), và cuối cùng là NÓI ra (tạo ra chuỗi âm thanh có nghĩa). Sau đó đứa bé mới học để ĐỌC và VIẾT.

=> Cơ chế này có NGƯỢC lại hoàn toàn so với việc học từ vựng ngoại ngữ không? Chúng ta tra từ điển (theo chữ viết), rồi tra cả phiên âm, tập phát âm, tập viết cả chục lần... mà vẫn cứ QUÊN.

Cách khắc phục như sau:

  1. Học bằng ÂM THANH và HÌNH ẢNH trước để có những từ vựng cơ bản nhất. Hiện nay công nghệ THỰC TẾ ẢO đã phát triển rồi, nên bạn có thể sử dụng THỰC TẾ ẢO để NHÌN và NGHE, rồi học theo rất dễ dàng, hợp với cách nạp ngôn ngữ tự nhiên của bộ não. Bạn xem thử video sau:

2. Khi đã có từ vựng cơ bản, bạn cần mở rộng học từ vựng bằng CỤM TỪ thì mới thực sự nhớ được và vận dụng được trong giao tiếp. Cách học bằng lồng ghép cụm từ khóa của người Do Thái thực sự là một cách hữu hiệu nhất để học được các cụm từ. Hãy nhớ rằng CỤM TỪ mới mang Ý, mà ta giao tiếp bằng Ý, chứ không phải là bằng các NGHĨA RỜI RẠC của các từ vựng ĐƠN LẺ. Để học cụm từ theo phương pháp Do Thái thì bạn tham khảo video tôi giảng ở đây

Hy vọng 2 video đó đã đủ để bạn có được cách học từ vựng tốt ạ.

Trả lời

Câu hỏi này của bạn rất hay, rất thực tế. Tôi xin trả lời như sau:

Chắc chắn bạn đồng tình với tôi rằng: Ta nhớ tiếng Việt mẹ đẻ thật dễ dàng, và ta nhớ vĩnh viễn không quên, dù với những từ mà hàng chục năm không dùng đến nhưng khi nghe hay đọc thấy thì chúng ta đều nhận ra nghĩa của chúng là gì mà không phải khổ sở phân tích có đúng không ạ? Vậy thì điều gì khiến ta nhớ tiếng mẹ đẻ dễ dàng, trong khi học ngoại ngữ ta lại nhớ từ vựng một cách rất khó khăn như vậy? Ta nhớ tiếng mẹ đẻ dễ dàng là vì:

  1. Ta NGHE chúng đầu tiên chứ không phải là ĐỌC CHỮ VIẾT của chúng. Như vậy là ta "nạp" bằng ÂM THANH trước chứ không phải là ta học bằng chữ viết. Điều này ngược lại với việc học ngoại ngữ, hầu hết ta đều đọc chữ, tra từ điển, và cố gắng ghi nhớ bằng cách viết lại chữ của từ vựng đó.
  2. Ta NGHE từ vựng... rồi VẬN ĐỘNG theo một cách hồn nhiên, vui vẻ. Mẹ chỉ vào các bộ phận trên cơ thể và nói với đứa bé đang còn nằm ngửa: tay này, mắt này, mồm này, tai này... và vừa nói vừa làm... Đứa trẻ cũng hào hứng làm theo... Rồi từ đó nó học được "từ vựng", mà thực chất là chuỗi âm thanh mô tả cái nó nhìn thấy, một cách sinh động: bằng vận động, có bối cảnh, giàu cảm xúc, và lặp lại nhiều lần trong cuộc sống. Vì thế mà đứa trẻ HẤP THỤ từ vựng tiếng mẹ đẻ một cách dễ dàng, và nó có thể NHỚ vĩnh viễn không quên tất cả những gì đã học được.

Tóm lại: Cơ chế ghi nhớ từ vựng trong tiếng mẹ đẻ của con người là: NGHE, NHÌN và VẬN ĐỘNG theo, rồi mới đến NHẠI (tạo ra âm thanh tương tự cái nó nghe thấy mà không quan tâm tới ý nghĩa của âm thanh), và cuối cùng là NÓI ra (tạo ra chuỗi âm thanh có nghĩa). Sau đó đứa bé mới học để ĐỌC và VIẾT.

=> Cơ chế này có NGƯỢC lại hoàn toàn so với việc học từ vựng ngoại ngữ không? Chúng ta tra từ điển (theo chữ viết), rồi tra cả phiên âm, tập phát âm, tập viết cả chục lần... mà vẫn cứ QUÊN.

Cách khắc phục như sau:

  1. Học bằng ÂM THANH và HÌNH ẢNH trước để có những từ vựng cơ bản nhất. Hiện nay công nghệ THỰC TẾ ẢO đã phát triển rồi, nên bạn có thể sử dụng THỰC TẾ ẢO để NHÌN và NGHE, rồi học theo rất dễ dàng, hợp với cách nạp ngôn ngữ tự nhiên của bộ não. Bạn xem thử video sau:

2. Khi đã có từ vựng cơ bản, bạn cần mở rộng học từ vựng bằng CỤM TỪ thì mới thực sự nhớ được và vận dụng được trong giao tiếp. Cách học bằng lồng ghép cụm từ khóa của người Do Thái thực sự là một cách hữu hiệu nhất để học được các cụm từ. Hãy nhớ rằng CỤM TỪ mới mang Ý, mà ta giao tiếp bằng Ý, chứ không phải là bằng các NGHĨA RỜI RẠC của các từ vựng ĐƠN LẺ. Để học cụm từ theo phương pháp Do Thái thì bạn tham khảo video tôi giảng ở đây

Hy vọng 2 video đó đã đủ để bạn có được cách học từ vựng tốt ạ.