Làm sao sinh viên mới ra trường có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và có được những cơ hội làm việc tại các công ty uy tín?

  1. Vũ Văn Hiển

Từ khóa: 

founder dma network (nextdigital.us)

Khi bạn mới bắt đầu sự nghiệp, tìm công việc đầu tiên hẳn là một thách thức không nhỏ. Công ty nào cũng ưu tiên những ứng viên có kinh nghiệm, vậy thì kinh nghiệm ở đâu cho các bạn sinh viên mới tốt nghiệp?

Một số gợi ý dưới đây có thể sẽ giúp bạn tự tin để giành quyền tiến bước trong các cơ hội mà bạn quan tâm.

Hầu hết các nhà tuyển dụng đều có mong đợi hợp lý với với những bạn mới bắt đầu, họ không thể đòi hỏi ứng viên có kỹ năng cực đỉnh hay kinh nghiệm dày dạn cho một vị trí junior.

Các bạn mới bắt đầu sự nghiệp thường được tuyển vì tiềm năng phát triển trong tương lai, niềm đam mê và những kỹ năng bạn có thể mang đến cho công ty. Với các bạn trẻ, năng lượng và khao khát học hỏi từ một bạn trẻ là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định nhận ứng viên.

Tuy vậy, khi bạn chỉ đến với buổi phỏng vấn bạn nên thể hiện điều đó chứ không chỉ nói suông, tôi khuyên bạn nên có sự chuẩn bị từ sớm. Dưới đây là một số kinh nghiệm dành cho bạn:

1. Chuẩn bị kinh nghiệm cho CV trong quá trình học

Cạnh tranh với các ứng viên khác khi gửi CV và nhận được lời mời đến phỏng vấn là một trong các phần việc khó nhất. 

Kinh nghiệm không chỉ đến khi bạn làm việc cho các công ty khác, nó có thể đến từ những gì bạn học tập và tập luyện. Có rất nhiều cách để làm được điều này như là tự làm dự án cá nhân, tự chạy quảng cáo cho người quen, thử nghiệm sức mạnh của SEO với một số từ khóa có sức cạnh tranh vừa phải để luyện tập..

2. Làm bài tập trước interview
Trước buổi phỏng vấn, hãy dành thời gian để đánh giá các hoạt động về digital marketing của công ty cho các kênh chính như: website, Facebook page, Youtube channel.

3. Tìm hiểu về người phỏng vấn mình
Hãy luôn hỏi tên và vị trí của người sẽ phỏng vấn mình. Tùy vị trí ma người phỏng vấn sẽ có mong đợi khác nhau về ứng viên. Bạn hãy đọc các nội dung họ chia sẻ, xem các video về những lần họ làm diễn giả để hiểu thêm về họ.

Linkedin là một nguồn tốt để bạn tìm hiểu người interview. Mẹo để bạn tìm họ là trên Google là “tên + công ty”, ví dụ như tìm tôi sẽ là “Vũ Văn Hiển Fonterra”, bạn sẽ tìm thấy tôi trên kết quả tìm kiếm của Google.   

Với sự chuẩn bị kỹ càng, chủ động của bản thần trước khi bắt đầu tìm việc lẫn phỏng vấn, bạn sẽ có một tư thế tự tin, tăng khả năng gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và có được những cơ hội làm việc tại các công ty uy tín. 

Trả lời

Khi bạn mới bắt đầu sự nghiệp, tìm công việc đầu tiên hẳn là một thách thức không nhỏ. Công ty nào cũng ưu tiên những ứng viên có kinh nghiệm, vậy thì kinh nghiệm ở đâu cho các bạn sinh viên mới tốt nghiệp?

Một số gợi ý dưới đây có thể sẽ giúp bạn tự tin để giành quyền tiến bước trong các cơ hội mà bạn quan tâm.

Hầu hết các nhà tuyển dụng đều có mong đợi hợp lý với với những bạn mới bắt đầu, họ không thể đòi hỏi ứng viên có kỹ năng cực đỉnh hay kinh nghiệm dày dạn cho một vị trí junior.

Các bạn mới bắt đầu sự nghiệp thường được tuyển vì tiềm năng phát triển trong tương lai, niềm đam mê và những kỹ năng bạn có thể mang đến cho công ty. Với các bạn trẻ, năng lượng và khao khát học hỏi từ một bạn trẻ là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định nhận ứng viên.

Tuy vậy, khi bạn chỉ đến với buổi phỏng vấn bạn nên thể hiện điều đó chứ không chỉ nói suông, tôi khuyên bạn nên có sự chuẩn bị từ sớm. Dưới đây là một số kinh nghiệm dành cho bạn:

1. Chuẩn bị kinh nghiệm cho CV trong quá trình học

Cạnh tranh với các ứng viên khác khi gửi CV và nhận được lời mời đến phỏng vấn là một trong các phần việc khó nhất. 

Kinh nghiệm không chỉ đến khi bạn làm việc cho các công ty khác, nó có thể đến từ những gì bạn học tập và tập luyện. Có rất nhiều cách để làm được điều này như là tự làm dự án cá nhân, tự chạy quảng cáo cho người quen, thử nghiệm sức mạnh của SEO với một số từ khóa có sức cạnh tranh vừa phải để luyện tập..

2. Làm bài tập trước interview
Trước buổi phỏng vấn, hãy dành thời gian để đánh giá các hoạt động về digital marketing của công ty cho các kênh chính như: website, Facebook page, Youtube channel.

3. Tìm hiểu về người phỏng vấn mình
Hãy luôn hỏi tên và vị trí của người sẽ phỏng vấn mình. Tùy vị trí ma người phỏng vấn sẽ có mong đợi khác nhau về ứng viên. Bạn hãy đọc các nội dung họ chia sẻ, xem các video về những lần họ làm diễn giả để hiểu thêm về họ.

Linkedin là một nguồn tốt để bạn tìm hiểu người interview. Mẹo để bạn tìm họ là trên Google là “tên + công ty”, ví dụ như tìm tôi sẽ là “Vũ Văn Hiển Fonterra”, bạn sẽ tìm thấy tôi trên kết quả tìm kiếm của Google.   

Với sự chuẩn bị kỹ càng, chủ động của bản thần trước khi bắt đầu tìm việc lẫn phỏng vấn, bạn sẽ có một tư thế tự tin, tăng khả năng gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và có được những cơ hội làm việc tại các công ty uy tín.