Làm thế nào để tham gia tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã?

  1. Trang Nguyễn

Chuyên gia cho hỏi làm thế nào có thể tham gia tổ chức bảo vệ động vật hoang dã và một số tổ chức uy tín mà chị đề xuất là gì ạ?

Từ khóa: 

tổ chức bảo vệ động vật

,

nhà bảo tồn động vật hoang dã

Ở đây mình chỉ đề cập đến trường hợp những bạn thực sự rất mong muốn theo ngành bảo tồn, và mong muốn được học một cách bài bản thôi nhé.

Trước tiên mình sẽ nói lại một lần nữa, đó là làm bảo tồn không có nghĩa là "phải" đi rừng, hay chỉ có đi rừng để thu nhập số liệu. Bảo tồn là một ngành rất đa dạng, mà các bạn có thể đóng góp và theo nó theo nhiều cách khác nhau. Về cơ bản nó chia theo bốn ngạch chính:

1. Làm nghiên cứu: Yêu cầu cao, cần được đào tạo theo đúng chuyên ngành, yêu cầu khả năng ngôn ngữ tốt (vì đa phần các bạn sẽ làm việc với chuyên gia người nước ngoài). Các bạn có thể chọn tùy theo sở thích là làm fieldwork (đi thực địa, đi rừng hoặc đi điều tra, khảo sát buôn bán động vật hoang dã trái phép), hay làm việc trong phòng thí nghiệm.

2. Giáo dục bảo tồn: Ngạch này thì không nhất thiết phải học sinh học hay học bảo tồn ra. Những bạn học về giáo dục, truyền thông, thiết kế hay ngôn ngữ cũng đều có lợi thế riêng. Có thể đóng góp thông qua khả năng và tầm hiểu biết cũng như sự sáng tạo của mình cho những dự án giáo dục bảo tồn, nâng cao nhân thức của người dân, làm giảm nhu cầu sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã.

3. Quyền lợi động vật và chăm sóc động vật nuôi: Đa phần những ai theo ngạch này sẽ làm việc trực tiếp với động vật hoang dã trong điều kiện nuôi nhốt. Có thể là ở sở thú, hoặc trung tâm cứu trợ. Hiện tại ở VN ngạch này còn rất yếu do thiếu chuyên gia và kiến thức cũng như thái độ của mọi người đối với động vật hoang dã còn chưa được tốt. Tuy nhiên đây lại là ngạch vô cùng quan trọng trong việc bảo tồn, đặc biệt là những dự án tái thả cá thể về với thiên nhiên. Những bạn học về thú y, hoặc lâm nghiệp thường theo ngạch này. Tuy nhiên, phải nói thật là thú y ở VN còn dạy dựa vào kiến thức cũ, chưa được cập nhật và có phần theo cảm tính.

4. Luật: Làm bảo tồn rất cần phải theo luật pháp của khu vực sở tại. Ví dụ các bạn nếu muốn cứu hộ ĐVHD bị bày bán cần phải hiểu mình được luật pháp bảo vệ ra sao và liệu có thể tịch thu và cứu trợ cá thể bị buôn bán hay không. Bên cạnh những bạn học về Luật, thì những bạn học chính trị và có khả năng vào làm tại các cơ quan nhà nước về môi trường, thay đổi bộ luật... có lợi thế rất lớn.

---

Tuy nói vậy nhưng những bạn theo học ngành khác cũng có thể đóng góp bằng nhiều cách khác nhau. Như những bạn học kinh tế, ngân hàng v..v.v nếu có khả năng ngoại ngữ tốt và khả năng viết tốt có thể tham gia giúp các dự án quản lý ngân quĩ, gây quĩ cho các dự án bảo tồn, phát triển những dự án liên quan đến nâng cao đời sống cho người dân địa phương tại các khu vực nghèo đói..v.v

Nói vậy để thấy là chỉ cần các bạn có quyết tâm học hỏi và lòng yêu nghề, thì các bạn chắc chắn sẽ làm được bảo tồn.

Bây giờ đi vào chi tiết:

Đối với những bạn đang là học sinh cấp 3 và có mong muốn theo ngành này, nhưng không có khả năng đi du học ở nước ngoài, có thể xem xét học những ngành sau (lưu ý là hiện tại ở VN chưa có ngành bảo tồn cho sinh viên học đại học):

- Ngành Môi Trường (Khoa học môi trường, quản lý môi trường.v..v)

- Ngành Sinh học.

- Lâm Nghiệp

- Thú Y

Sau đó có thể cân nhắc học thạc sĩ, và những bạn đã học đại học nhưng muốn học lên có thể tìm những ngành chuyên sâu hơn:

- Ngành Động Vật Học.

- Quản lý tài nguyên thiên nhiên/môi trường

- Thủy sinh vật học

- Sinh thái học

Một số trường ĐH ở Việt Nam có giảng dạy những ngành trên:

- Đại học Khoa Học Tự Nhiên- ĐH Quốc Gia Hà Nội & TP. HCM

- Đại học Vinh (Mình có làm việc trực tiếp với các thày ở Vinh và thấy các thày giáo ở đây có tâm, cơ sở vật chất cũng tốt và có mối giao hảo với trường ĐH Cambridge và ĐH Kent ở Anh, và tổ chức Free the Bear).

- ĐH Khoa học Tự Nhiên Huế.

- ĐH Đà Nẵng.

Đối với những bạn có khả năng đi du học, có một vấn đề các bạn cần ghi nhớ. Đó là thứ hạng trường các bạn đến học thông qua đánh giá hàng năm rất quan trọng, tuy nhiên các bạn cũng nên tìm hiểu thứ hạng đánh giá của ngành bạn định theo học của trường đó, để tìm được trường tốt và phù hợp với bạn. Các từ khóa có thể dùng (để tìm ngành học đại học và cao học): Wildlife conservation, animal behaviours, zoology, biodiversity management, marine biology, environmental science.v.v..

Nếu đã học đại học ở Việt Nam và muốn học thạc sĩ ở nước ngoài, thì nên tìm hiểu và đi theo hướng mà bạn cảm thấy phù hợp và yêu thích nhất. Vì thường khi học cao học, các bạn sẽ học chuyên sâu vào 1 lĩnh vực cụ thể, ví dụ như
primate conservation, conservation and international wildlife trade v.v..v.

Mình học ở Anh nên những bạn theo học ở các nước khác mình không rành lắm, nhưng ở Anh những trường tốt để theo học về ngành này là: ĐH Cambridge, ĐH Oxford, ĐH Kent, ĐH Exeter, ĐH Oxford Brookes, ĐH University Colleage of London, London Imperial University, ĐH Liverpool John Moores.... và rất nhiều trường ĐH khác ở Anh có những ngành nói trên.

Theo kinh nghiệm cá nhân thì Exeter có học bổng học thạc sĩ cho sinh viên theo ngành zoology và conservation biology and ecology, theo mình thấy thì khá là dễ. Mình đăng ký thử thì được học bổng toàn phần của cả 2 ngành luôn nhưng về sau không học mà theo trường khác. Cambridge và Oxford có rất nhiều học bổng, tuy nhiên phải đăng ký khá sớm (từ tháng 12 của năm trước), và học bổng cũng rất competitive, nhưng không phải là bất khả thi.

Sau khi học xong các bạn cũng hỏi về khả năng tìm việc. Tìm được việc hay không sẽ phụ thuộc vào khả năng của từng người, bạn có bằng tốt hay không, có kinh nghiệm hay không, có khả năng giao tiếp và ngoại ngữ hay không, có muốn hoặc chấp nhận làm việc ở thành phố khác hay không... vậy nên mình không trả lời giúp bạn được. Tuy nhiên các bạn có 3 hướng chính:

- Làm việc cho NGO: tùy thuộc vào ngạch mà các bạn theo học và đam mê mà xin việc ở các tổ chức phi chính phủ. Các bạn có thể tự google những tổ chức mình nhắc ở trên để tìm hiểu.

- Làm việc cho chính phủ: Các bộ, sở như Lâm nghiệp, môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Kiểm lâm hay cảnh sát môi trường. Các vườn quốc gia hoặc khu bảo tồn.

- Giảng dạy tại trường đại học.

Nếu các bạn muốn tìm một công việc dễ dàng, nhàn hạ và lương cao thì không nên theo ngành này.

Một vài điều mình tự rút ra, mà mình thấy vô cùng quan trọng cho các bạn trẻ muốn theo ngành bảo tồn:

1. Học tiếng Anh!. Học tiếng Anh thật tốt, thật giỏi vào. Dù là bạn đang là học sinh cấp 2, cấp 3, hay đại học, hay thạc sĩ..v.v.. dù là bạn có ý định đi du học hay không, thì tiếng Anh có thể coi là cánh cửa cho các bạn tham gia vào ngành bảo tồn một cách tốt nhất. Hiện nay gần như hoàn toàn các tư liệu, báo cáo... của ngành là bằng tiếng Anh, khi làm việc các bạn cũng sẽ làm việc với chuyên gia người nước ngoài, khi đi tập huấn cũng rất có khả năng người nước ngoài sẽ tập huấn cho bạn. Vậy nên bạn có thích hay ghét tiếng Anh, có học ở đâu hay làm gì đi nữa, hãy học tiếng Anh thật tốt vào!

2. Đi làm tình nguyện: nhất là những bạn đã có điều kiện đi du học ở nước ngoài, những bạn đang học ở những thành phố lớn ở VN có nhiều tổ chức làm bảo tồn như Hà Nội, hay Sài Gòn, hãy tận dụng triệt để nó. Tham gia làm tình nguyện viên sẽ giúp các bạn có kinh nghiệm và hiểu biết hơn về ngành này, hơn nữa những mối quan hệ mà các bạn có được sẽ giúp các bạn trong tương lai (như tìm trường học, người giới thiệu, tìm nơi thực tập, tìm công việc.v.v.)

Đối với những bạn ở xa trung tâm, không có điều kiện tham gia trực tiếp, các bạn vẫn nên thử liên lạc với những tổ chức này, đặc biệt là những bạn sống gần vườn quốc gia hay khu bảo tồn, vì rất có thể trụ sở văn phòng của họ không ở nơi bạn sống, nhưng họ có thể đang làm dự án ở gần đó mà bạn có khả năng tham gia.

Ngoài ra thì "tự thân vân động", tự lập một clb về động vật hoang dã, hay về bảo tồn, thu hút bạn bè mình tham gia và tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân khu vực mình sống. Bạn nào muốn tham gia dưới cách này thì có thể email cho tổ chức của mình (info@wildact-vn.org) để nhận giúp đỡ.

Tuy nhiên các bạn nên lưu ý: động vật hoang dã và động vật nuôi KHÁC NHAU. Có nhiều bạn liên lạc với mình và nói rằng muốn theo ngành ĐVHD nhưng làm tình nguyện chăm sóc chó, mèo..v..v. điều đó là vô cùng đáng quí. Nhưng nếu bạn có ý định theo ngành bảo tồn ĐVHD thì nên tìm hiểu và tham gia làm TNV với các tổ chức bảo tồn ĐVHD, và nếu đã có định hướng các bạn muốn theo ngạch nào trong những phần mình nói ở trên, thì nên tìm hiểu và tham gia làm TNV theo đúng ngạch mà bạn mong muốn. Ở VN có một số tổ chức mà mình đánh giá cao như [các bạn tự google nhé, họ có facebook đấy]:

- Fauna and Flora International, Vietnam Program [Viết tắt là FFI]

- Wildlife Conservation Society [WCS]

- TRAFFIC - the wildlife trade monitoring network

  • Wildlife Conservation Society (WCS)

- Freeland Vietnam.

- Free the bear.

- Save Vietnam wildlife.

- Asian Turtle Program.

  • WildAct (tổ chức mà mình lập ra, hi hi)

3. Hiểu rõ khả năng của mình: Hãy tìm hiểu rõ khả năng và tài lẻ của các bạn. Bạn có thể làm gì cho ngành bảo tồn? Nếu bạn giỏi vẽ, giỏi thiết kế? Bạn có thể giúp đỡ những tổ chức bảo tồn thiết kế ấn phẩm giáo dục, như tờ rơi, áp phích, tạp chí. Bạn viết giỏi - giúp họ soạn thảo nội dung trong những ấn phẩm giáo dục, hay soạn thảo văn bản nội dung thông cáo báo chí.... bạn có tài lẻ - đó là món quà, mà bạn hãy tìm cách sử dụng nó một cách có ích cho ước mơ và đam mê của bạn.

Làm bảo tồn, các bạn hãy chọn nó nếu có tâm với nó, thực sự yêu mến nó. Sự nhiệt huyết, đam mê và tình yêu của các bạn dành cho thiên nhiên và môi trường là thứ mà không một trường học nào dạy cho các bạn được. Vậy nên nếu các bạn có ước mơ này, thì cũng đừng vì bất cứ hoàn cảnh nào mà từ bỏ.

Trả lời
Ở đây mình chỉ đề cập đến trường hợp những bạn thực sự rất mong muốn theo ngành bảo tồn, và mong muốn được học một cách bài bản thôi nhé.

Trước tiên mình sẽ nói lại một lần nữa, đó là làm bảo tồn không có nghĩa là "phải" đi rừng, hay chỉ có đi rừng để thu nhập số liệu. Bảo tồn là một ngành rất đa dạng, mà các bạn có thể đóng góp và theo nó theo nhiều cách khác nhau. Về cơ bản nó chia theo bốn ngạch chính:

1. Làm nghiên cứu: Yêu cầu cao, cần được đào tạo theo đúng chuyên ngành, yêu cầu khả năng ngôn ngữ tốt (vì đa phần các bạn sẽ làm việc với chuyên gia người nước ngoài). Các bạn có thể chọn tùy theo sở thích là làm fieldwork (đi thực địa, đi rừng hoặc đi điều tra, khảo sát buôn bán động vật hoang dã trái phép), hay làm việc trong phòng thí nghiệm.

2. Giáo dục bảo tồn: Ngạch này thì không nhất thiết phải học sinh học hay học bảo tồn ra. Những bạn học về giáo dục, truyền thông, thiết kế hay ngôn ngữ cũng đều có lợi thế riêng. Có thể đóng góp thông qua khả năng và tầm hiểu biết cũng như sự sáng tạo của mình cho những dự án giáo dục bảo tồn, nâng cao nhân thức của người dân, làm giảm nhu cầu sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã.

3. Quyền lợi động vật và chăm sóc động vật nuôi: Đa phần những ai theo ngạch này sẽ làm việc trực tiếp với động vật hoang dã trong điều kiện nuôi nhốt. Có thể là ở sở thú, hoặc trung tâm cứu trợ. Hiện tại ở VN ngạch này còn rất yếu do thiếu chuyên gia và kiến thức cũng như thái độ của mọi người đối với động vật hoang dã còn chưa được tốt. Tuy nhiên đây lại là ngạch vô cùng quan trọng trong việc bảo tồn, đặc biệt là những dự án tái thả cá thể về với thiên nhiên. Những bạn học về thú y, hoặc lâm nghiệp thường theo ngạch này. Tuy nhiên, phải nói thật là thú y ở VN còn dạy dựa vào kiến thức cũ, chưa được cập nhật và có phần theo cảm tính.

4. Luật: Làm bảo tồn rất cần phải theo luật pháp của khu vực sở tại. Ví dụ các bạn nếu muốn cứu hộ ĐVHD bị bày bán cần phải hiểu mình được luật pháp bảo vệ ra sao và liệu có thể tịch thu và cứu trợ cá thể bị buôn bán hay không. Bên cạnh những bạn học về Luật, thì những bạn học chính trị và có khả năng vào làm tại các cơ quan nhà nước về môi trường, thay đổi bộ luật... có lợi thế rất lớn.

---

Tuy nói vậy nhưng những bạn theo học ngành khác cũng có thể đóng góp bằng nhiều cách khác nhau. Như những bạn học kinh tế, ngân hàng v..v.v nếu có khả năng ngoại ngữ tốt và khả năng viết tốt có thể tham gia giúp các dự án quản lý ngân quĩ, gây quĩ cho các dự án bảo tồn, phát triển những dự án liên quan đến nâng cao đời sống cho người dân địa phương tại các khu vực nghèo đói..v.v

Nói vậy để thấy là chỉ cần các bạn có quyết tâm học hỏi và lòng yêu nghề, thì các bạn chắc chắn sẽ làm được bảo tồn.

Bây giờ đi vào chi tiết:

Đối với những bạn đang là học sinh cấp 3 và có mong muốn theo ngành này, nhưng không có khả năng đi du học ở nước ngoài, có thể xem xét học những ngành sau (lưu ý là hiện tại ở VN chưa có ngành bảo tồn cho sinh viên học đại học):

- Ngành Môi Trường (Khoa học môi trường, quản lý môi trường.v..v)

- Ngành Sinh học.

- Lâm Nghiệp

- Thú Y

Sau đó có thể cân nhắc học thạc sĩ, và những bạn đã học đại học nhưng muốn học lên có thể tìm những ngành chuyên sâu hơn:

- Ngành Động Vật Học.

- Quản lý tài nguyên thiên nhiên/môi trường

- Thủy sinh vật học

- Sinh thái học

Một số trường ĐH ở Việt Nam có giảng dạy những ngành trên:

- Đại học Khoa Học Tự Nhiên- ĐH Quốc Gia Hà Nội & TP. HCM

- Đại học Vinh (Mình có làm việc trực tiếp với các thày ở Vinh và thấy các thày giáo ở đây có tâm, cơ sở vật chất cũng tốt và có mối giao hảo với trường ĐH Cambridge và ĐH Kent ở Anh, và tổ chức Free the Bear).

- ĐH Khoa học Tự Nhiên Huế.

- ĐH Đà Nẵng.

Đối với những bạn có khả năng đi du học, có một vấn đề các bạn cần ghi nhớ. Đó là thứ hạng trường các bạn đến học thông qua đánh giá hàng năm rất quan trọng, tuy nhiên các bạn cũng nên tìm hiểu thứ hạng đánh giá của ngành bạn định theo học của trường đó, để tìm được trường tốt và phù hợp với bạn. Các từ khóa có thể dùng (để tìm ngành học đại học và cao học): Wildlife conservation, animal behaviours, zoology, biodiversity management, marine biology, environmental science.v.v..

Nếu đã học đại học ở Việt Nam và muốn học thạc sĩ ở nước ngoài, thì nên tìm hiểu và đi theo hướng mà bạn cảm thấy phù hợp và yêu thích nhất. Vì thường khi học cao học, các bạn sẽ học chuyên sâu vào 1 lĩnh vực cụ thể, ví dụ như
primate conservation, conservation and international wildlife trade v.v..v.

Mình học ở Anh nên những bạn theo học ở các nước khác mình không rành lắm, nhưng ở Anh những trường tốt để theo học về ngành này là: ĐH Cambridge, ĐH Oxford, ĐH Kent, ĐH Exeter, ĐH Oxford Brookes, ĐH University Colleage of London, London Imperial University, ĐH Liverpool John Moores.... và rất nhiều trường ĐH khác ở Anh có những ngành nói trên.

Theo kinh nghiệm cá nhân thì Exeter có học bổng học thạc sĩ cho sinh viên theo ngành zoology và conservation biology and ecology, theo mình thấy thì khá là dễ. Mình đăng ký thử thì được học bổng toàn phần của cả 2 ngành luôn nhưng về sau không học mà theo trường khác. Cambridge và Oxford có rất nhiều học bổng, tuy nhiên phải đăng ký khá sớm (từ tháng 12 của năm trước), và học bổng cũng rất competitive, nhưng không phải là bất khả thi.

Sau khi học xong các bạn cũng hỏi về khả năng tìm việc. Tìm được việc hay không sẽ phụ thuộc vào khả năng của từng người, bạn có bằng tốt hay không, có kinh nghiệm hay không, có khả năng giao tiếp và ngoại ngữ hay không, có muốn hoặc chấp nhận làm việc ở thành phố khác hay không... vậy nên mình không trả lời giúp bạn được. Tuy nhiên các bạn có 3 hướng chính:

- Làm việc cho NGO: tùy thuộc vào ngạch mà các bạn theo học và đam mê mà xin việc ở các tổ chức phi chính phủ. Các bạn có thể tự google những tổ chức mình nhắc ở trên để tìm hiểu.

- Làm việc cho chính phủ: Các bộ, sở như Lâm nghiệp, môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Kiểm lâm hay cảnh sát môi trường. Các vườn quốc gia hoặc khu bảo tồn.

- Giảng dạy tại trường đại học.

Nếu các bạn muốn tìm một công việc dễ dàng, nhàn hạ và lương cao thì không nên theo ngành này.

Một vài điều mình tự rút ra, mà mình thấy vô cùng quan trọng cho các bạn trẻ muốn theo ngành bảo tồn:

1. Học tiếng Anh!. Học tiếng Anh thật tốt, thật giỏi vào. Dù là bạn đang là học sinh cấp 2, cấp 3, hay đại học, hay thạc sĩ..v.v.. dù là bạn có ý định đi du học hay không, thì tiếng Anh có thể coi là cánh cửa cho các bạn tham gia vào ngành bảo tồn một cách tốt nhất. Hiện nay gần như hoàn toàn các tư liệu, báo cáo... của ngành là bằng tiếng Anh, khi làm việc các bạn cũng sẽ làm việc với chuyên gia người nước ngoài, khi đi tập huấn cũng rất có khả năng người nước ngoài sẽ tập huấn cho bạn. Vậy nên bạn có thích hay ghét tiếng Anh, có học ở đâu hay làm gì đi nữa, hãy học tiếng Anh thật tốt vào!

2. Đi làm tình nguyện: nhất là những bạn đã có điều kiện đi du học ở nước ngoài, những bạn đang học ở những thành phố lớn ở VN có nhiều tổ chức làm bảo tồn như Hà Nội, hay Sài Gòn, hãy tận dụng triệt để nó. Tham gia làm tình nguyện viên sẽ giúp các bạn có kinh nghiệm và hiểu biết hơn về ngành này, hơn nữa những mối quan hệ mà các bạn có được sẽ giúp các bạn trong tương lai (như tìm trường học, người giới thiệu, tìm nơi thực tập, tìm công việc.v.v.)

Đối với những bạn ở xa trung tâm, không có điều kiện tham gia trực tiếp, các bạn vẫn nên thử liên lạc với những tổ chức này, đặc biệt là những bạn sống gần vườn quốc gia hay khu bảo tồn, vì rất có thể trụ sở văn phòng của họ không ở nơi bạn sống, nhưng họ có thể đang làm dự án ở gần đó mà bạn có khả năng tham gia.

Ngoài ra thì "tự thân vân động", tự lập một clb về động vật hoang dã, hay về bảo tồn, thu hút bạn bè mình tham gia và tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân khu vực mình sống. Bạn nào muốn tham gia dưới cách này thì có thể email cho tổ chức của mình (info@wildact-vn.org) để nhận giúp đỡ.

Tuy nhiên các bạn nên lưu ý: động vật hoang dã và động vật nuôi KHÁC NHAU. Có nhiều bạn liên lạc với mình và nói rằng muốn theo ngành ĐVHD nhưng làm tình nguyện chăm sóc chó, mèo..v..v. điều đó là vô cùng đáng quí. Nhưng nếu bạn có ý định theo ngành bảo tồn ĐVHD thì nên tìm hiểu và tham gia làm TNV với các tổ chức bảo tồn ĐVHD, và nếu đã có định hướng các bạn muốn theo ngạch nào trong những phần mình nói ở trên, thì nên tìm hiểu và tham gia làm TNV theo đúng ngạch mà bạn mong muốn. Ở VN có một số tổ chức mà mình đánh giá cao như [các bạn tự google nhé, họ có facebook đấy]:

- Fauna and Flora International, Vietnam Program [Viết tắt là FFI]

- Wildlife Conservation Society [WCS]

- TRAFFIC - the wildlife trade monitoring network

  • Wildlife Conservation Society (WCS)

- Freeland Vietnam.

- Free the bear.

- Save Vietnam wildlife.

- Asian Turtle Program.

  • WildAct (tổ chức mà mình lập ra, hi hi)

3. Hiểu rõ khả năng của mình: Hãy tìm hiểu rõ khả năng và tài lẻ của các bạn. Bạn có thể làm gì cho ngành bảo tồn? Nếu bạn giỏi vẽ, giỏi thiết kế? Bạn có thể giúp đỡ những tổ chức bảo tồn thiết kế ấn phẩm giáo dục, như tờ rơi, áp phích, tạp chí. Bạn viết giỏi - giúp họ soạn thảo nội dung trong những ấn phẩm giáo dục, hay soạn thảo văn bản nội dung thông cáo báo chí.... bạn có tài lẻ - đó là món quà, mà bạn hãy tìm cách sử dụng nó một cách có ích cho ước mơ và đam mê của bạn.

Làm bảo tồn, các bạn hãy chọn nó nếu có tâm với nó, thực sự yêu mến nó. Sự nhiệt huyết, đam mê và tình yêu của các bạn dành cho thiên nhiên và môi trường là thứ mà không một trường học nào dạy cho các bạn được. Vậy nên nếu các bạn có ước mơ này, thì cũng đừng vì bất cứ hoàn cảnh nào mà từ bỏ.