Liệu có trường hợp nào Luật sư phải nói dối để bào chữa cho thân chủ thành công không?

  1. Lê Ngọc Lam Điền

Chào chị,

Hồi trước em có xem một bộ phim của nước ngoài nói về một anh Luật sư rất hay nói dối để thắng trong các vụ kiện, và anh ta nói dối rất giỏi nên sự nghiệp rất thành công. Một ngày nọ anh dính phải lời nguyền không được phép nói dối trong vòng 1 ngày nhưng ngày đó cũng chính là ngày có một vụ kiện quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp của anh ta. Dù rất khó khăn nhưng rốt cuộc nhờ khả năng của chính mình thì anh ta cũng đã thắng được vụ kiện đó và rút ra được nhiều bài học cho mình.

Em khá tò mò trong đời thực thì các luật sư có bao giờ nói dối để bào chữa cho thân chủ của mình hay không? Khi đó vai trò của lời nói dối trong các vụ ra toà sẽ thế nào? Nếu luật sư bị phát hiện nói dối trong khi bào chữa cho thân chủ thì liệu có vi phạm luật và bị khép tội bao che hay không? Nhờ chị giải đáp giúp ạ!

Từ khóa: 

luật sư

,

hành nghề luật

,

nói dối

,

luật sư

,

trưởng văn phòng luật sư li và đồng sự

Chào bạn.

Thú thật là tôi bất ngờ khi đọc câu hỏi của bạn :) . Đúng là phim ảnh có ảnh hưởng ghê gớm đến nhận thức của người xem. 

Thực tế, điều mà luật sư sợ nhất là bị treo thẻ, treo bằng. Và con đường nhanh nhất để dẫn đến điều này chính là sự không trung thực khi hành nghề. Không trung thực có thể biểu hiện ở việc không nói cho thân chủ biết tình trạng thực sự của họ, không nói đúng theo hồ sơ vụ án và trầm trọng nhất là nói dối. Nói như thế để bạn hiểu là các luật sư không dại dột gì để đưa mình vào tình huống nguy hiểm. Khi ra trước tòa, hồ sơ vụ án luôn được đánh bút lục và dễ dàng kiểm tra đối chiếu nên việc nói sai trên hồ sơ là không thể, còn việc nói dối, thực tế luật sư không có cơ hội làm điều này, nếu có thì là có 1 vài luật sư bày cho thân chủ mình nói dối mà thôi, chứ trực tiếp thực hiện thì tôi không cho rằng có luật sư nào dại dột như thế. Bày cho thân chủ nói dối thì cũng nhiều khía cạnh, ví dụ trong ý thức của thân chủ là muốn giết chết kẻ thù, nhưng luật sư không thể để cho thân chủ mình ra tòa oang oang xác nhận rằng mình muốn giết người, mà luật sư sẽ hướng dẫn cho bị cáo theo hướng vô ý hoặc không cố ý tước đoạt mạng sống.... Đó cũng là nói dối đúng không nào, nhưng nói dối như thế thì dễ dàng chấp nhận. 

Một luật sư giỏi, sẽ biết hướng dẫn cho thân chủ mình nói những gì, nói lúc nào và nói ra sao. Còn việc nói dối để thắng, tôi nghĩ chắc chỉ có trong phim ảnh mà thôi. 

Trả lời

Chào bạn.

Thú thật là tôi bất ngờ khi đọc câu hỏi của bạn :) . Đúng là phim ảnh có ảnh hưởng ghê gớm đến nhận thức của người xem. 

Thực tế, điều mà luật sư sợ nhất là bị treo thẻ, treo bằng. Và con đường nhanh nhất để dẫn đến điều này chính là sự không trung thực khi hành nghề. Không trung thực có thể biểu hiện ở việc không nói cho thân chủ biết tình trạng thực sự của họ, không nói đúng theo hồ sơ vụ án và trầm trọng nhất là nói dối. Nói như thế để bạn hiểu là các luật sư không dại dột gì để đưa mình vào tình huống nguy hiểm. Khi ra trước tòa, hồ sơ vụ án luôn được đánh bút lục và dễ dàng kiểm tra đối chiếu nên việc nói sai trên hồ sơ là không thể, còn việc nói dối, thực tế luật sư không có cơ hội làm điều này, nếu có thì là có 1 vài luật sư bày cho thân chủ mình nói dối mà thôi, chứ trực tiếp thực hiện thì tôi không cho rằng có luật sư nào dại dột như thế. Bày cho thân chủ nói dối thì cũng nhiều khía cạnh, ví dụ trong ý thức của thân chủ là muốn giết chết kẻ thù, nhưng luật sư không thể để cho thân chủ mình ra tòa oang oang xác nhận rằng mình muốn giết người, mà luật sư sẽ hướng dẫn cho bị cáo theo hướng vô ý hoặc không cố ý tước đoạt mạng sống.... Đó cũng là nói dối đúng không nào, nhưng nói dối như thế thì dễ dàng chấp nhận. 

Một luật sư giỏi, sẽ biết hướng dẫn cho thân chủ mình nói những gì, nói lúc nào và nói ra sao. Còn việc nói dối để thắng, tôi nghĩ chắc chỉ có trong phim ảnh mà thôi. 

Em cảm ơn Luật sư đã trả lời thắc mắc của em ạ! Chúc chị sức khoẻ dồi dào và ngày càng thành công hơn trong công việc của mình! :D