Một câu hỏi trên Group Cộng đồng xử lý ngôn ngữ?
Em có tìm được một câu hỏi trên group và muốn hỏi thầy:
Thách thức nhất trong NLP là gì?
Có những rào cản nào đối với cộng đồng NLP thiểu số (như cộng đồng NLP Vietnam) trong việc nghiên cứu và ứng dụng NLP? Và làm thế nào để các nhóm cộng đồng NLP thiểu số có thể khắc phục những rào cản đó?
giảng viên đại học quốc gia hà nội
Chào em,
Theo mình thách thức lớn nhất trong NLP chính là mục tiêu cuối cùng mà ngành NLP muốn đạt tới: giúp máy tính hiểu được nghĩa của ngôn ngữ (văn bản hoặc tiếng nói). Như một số giáo sư đầu ngành về NLP đã nói, là nếu làm được điều đó thì là AI-complete. Để đạt được đến mức đó thì chắc chắn là giới khoa học còn phải đi một đoạn đường rất dài, giờ đang là những mét đầu tiên thôi.
Rào cản chính của các cộng đồng NLP thiểu số như NLP tiếng Việt là ít nguồn lực. Nguồn lực ở đây bao gồm cả nhân lực và tài chính. Chúng ta có ít người làm nghiên cứu (cả nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng), có ít tiền đầu tư (cả từ phía nhà nước và phía tư nhân). Nhân lực có trình độ cao có lẽ càng ít.
Lí do chính mà phía tư nhân chưa đầu tư mạnh mẽ có lẽ là họ chưa có động lực lớn về mặt thương mại. Thị trường cho NLP tiếng Việt đang nhỏ, trong khi muốn làm được tốt thì cần đầu tư kinh phí lớn, có lẽ chỉ phù hợp cho một số doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tài chính mạnh. Ở trên tầm toàn cầu thì tiếng Việt cũng chỉ có hơn 100 triệu người dùng thường xuyên, một con số rất nhỏ nếu so với các thứ tiếng lớn khác trên thế giới.
Mình nghĩ là theo thời gian thì ngày càng có nhiều người Việt quan tâm, hứng thú với NLP tiếng Việt, cơ hội thương mại trong các lĩnh vực này cũng ngày càng tăng. Đang có nhiều bạn trẻ có năng lực và trình độ tốt quan tâm tới lĩnh vực này. Từ đó chắc chắn NLP tiếng Việt cũng sẽ ngày càng phát triển.
Phương
Lê Hồng Phương
Chào em,
Theo mình thách thức lớn nhất trong NLP chính là mục tiêu cuối cùng mà ngành NLP muốn đạt tới: giúp máy tính hiểu được nghĩa của ngôn ngữ (văn bản hoặc tiếng nói). Như một số giáo sư đầu ngành về NLP đã nói, là nếu làm được điều đó thì là AI-complete. Để đạt được đến mức đó thì chắc chắn là giới khoa học còn phải đi một đoạn đường rất dài, giờ đang là những mét đầu tiên thôi.
Rào cản chính của các cộng đồng NLP thiểu số như NLP tiếng Việt là ít nguồn lực. Nguồn lực ở đây bao gồm cả nhân lực và tài chính. Chúng ta có ít người làm nghiên cứu (cả nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng), có ít tiền đầu tư (cả từ phía nhà nước và phía tư nhân). Nhân lực có trình độ cao có lẽ càng ít.
Lí do chính mà phía tư nhân chưa đầu tư mạnh mẽ có lẽ là họ chưa có động lực lớn về mặt thương mại. Thị trường cho NLP tiếng Việt đang nhỏ, trong khi muốn làm được tốt thì cần đầu tư kinh phí lớn, có lẽ chỉ phù hợp cho một số doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tài chính mạnh. Ở trên tầm toàn cầu thì tiếng Việt cũng chỉ có hơn 100 triệu người dùng thường xuyên, một con số rất nhỏ nếu so với các thứ tiếng lớn khác trên thế giới.
Mình nghĩ là theo thời gian thì ngày càng có nhiều người Việt quan tâm, hứng thú với NLP tiếng Việt, cơ hội thương mại trong các lĩnh vực này cũng ngày càng tăng. Đang có nhiều bạn trẻ có năng lực và trình độ tốt quan tâm tới lĩnh vực này. Từ đó chắc chắn NLP tiếng Việt cũng sẽ ngày càng phát triển.
Phương
Dung Doan
Vâng, em cũng hy vọng cộng đồng NLP tiếng Việt phát triển nhanh và mạnh để so sánh với các cộng đồng NLP trên thế giới :)