Nhà tuyển dụng phải xử lý thế nào khi ứng viên từ chối offer ở phút thứ 90?

  1. Trần Vũ Thanh

Anh Thanh cho em hỏi về lĩnh vực tuyển dụng với ạ.

Theo em được biết sau Tết vào sẽ có nhiều ứng viên cancel offer vào phút 90 không đến nhận việc, đặc biết là đối với các cty thuộc ngành/có liên đến IT, công nghệ vì thời điểm này là cao điểm tuyển dụng của các công ty, vì thế UV có nhiều cơ hội và sẽ lựa chọn cơ hội phù hợp nhất với mình mặc dù nhà tuyển dụng đã đáp ứng đúng mức lương yêu cầu của ứng viên. Trong những tình huống như vậy thì nhà tuyển dụng sẽ xử trí ra sao ạ?

Em cảm ơn anh.

Từ khóa: 

tuyển dụng

,

tech job

,

chuyên gia tuyển dụng

,

đào tạo

,

phát triển con người

Chào Hương,

Việc Ứng viên cancel offer phút 90 như em nói là khá phổ biến hiện nay, đặc biệt là trong lĩnh vực IT, kinh nghiệm mình thống kê thì thấy trong mảng IT cứ 4 Ứng viên chấp nhận offer thì sẽ có 1 bạn không đến nhận việc vào phút chót, tức tỉ lệ cancel là 25%, con số khá cao. Ở góc độ nhà tuyển dụng mình nghĩ chúng ta tiếp nhận điều này một cách bình thường và nên:

  • Trò chuyện trao đổi thêm với Ứng viên để biết lý do thực phía sau là gì, nếu nguyên do là đâu đó từ công ty mình khiến bạn không còn mong muốn hợp tác nữa thì công ty có thể nhìn lại những điều bạn chia sẻ, cảm nhận về công ty để điều chỉnh, thay đổi nếu cần thiết. Bên cạnh đó việc trò chuyện trao đổi cũng sẽ giúp chúng ta giữ mối liên hệ tốt với Ứng viên, tạo nền tảng cho những cơ hội hợp tác khác về sau, lý tưởng hơn nữa là Ứng viên có thể giới thiệu bạn bè, đồng nghiệp cũ của họ cho mình nếu công ty mình thực sự có thiện chí và phù hợp.
  • Điều quan trọng là sau khi offer xong cho đến thời điểm nhận việc, HR/Recruiter nên thường xuyên trao đổi để giữ mối liên hệ thân thiết với Ứng viên, thậm chí có thể mời họ tham gia một số hoạt động tập thể của công ty mình để tạo điều kiện hoà nhập nhanh hơn khi Ứng viên vào nhận việc. Đoạn này vai trò của Hiring Manager (HM) cũng rất quan trọng nên HM cũng nên liên hệ (chat/email/hẹn cafe/...) thường xuyên vừa có thể chia sẻ những định hướng trong công việc sắp tới cho Ứng viên vừa là để thắt chặt quan hệ, như vậy phần nào cũng sẽ giúp hạn chế tình trạng Ứng viên cancel phút 90.
  • Cuối cùng là HR/Recruiter nên luôn có kế hoạch dự phòng, tức là chuẩn bị sẵn nguồn Ứng viên thay thế cho những trường hợp cần tuyển gấp mà bị cancel phút 90.

Trả lời

Chào Hương,

Việc Ứng viên cancel offer phút 90 như em nói là khá phổ biến hiện nay, đặc biệt là trong lĩnh vực IT, kinh nghiệm mình thống kê thì thấy trong mảng IT cứ 4 Ứng viên chấp nhận offer thì sẽ có 1 bạn không đến nhận việc vào phút chót, tức tỉ lệ cancel là 25%, con số khá cao. Ở góc độ nhà tuyển dụng mình nghĩ chúng ta tiếp nhận điều này một cách bình thường và nên:

  • Trò chuyện trao đổi thêm với Ứng viên để biết lý do thực phía sau là gì, nếu nguyên do là đâu đó từ công ty mình khiến bạn không còn mong muốn hợp tác nữa thì công ty có thể nhìn lại những điều bạn chia sẻ, cảm nhận về công ty để điều chỉnh, thay đổi nếu cần thiết. Bên cạnh đó việc trò chuyện trao đổi cũng sẽ giúp chúng ta giữ mối liên hệ tốt với Ứng viên, tạo nền tảng cho những cơ hội hợp tác khác về sau, lý tưởng hơn nữa là Ứng viên có thể giới thiệu bạn bè, đồng nghiệp cũ của họ cho mình nếu công ty mình thực sự có thiện chí và phù hợp.
  • Điều quan trọng là sau khi offer xong cho đến thời điểm nhận việc, HR/Recruiter nên thường xuyên trao đổi để giữ mối liên hệ thân thiết với Ứng viên, thậm chí có thể mời họ tham gia một số hoạt động tập thể của công ty mình để tạo điều kiện hoà nhập nhanh hơn khi Ứng viên vào nhận việc. Đoạn này vai trò của Hiring Manager (HM) cũng rất quan trọng nên HM cũng nên liên hệ (chat/email/hẹn cafe/...) thường xuyên vừa có thể chia sẻ những định hướng trong công việc sắp tới cho Ứng viên vừa là để thắt chặt quan hệ, như vậy phần nào cũng sẽ giúp hạn chế tình trạng Ứng viên cancel phút 90.
  • Cuối cùng là HR/Recruiter nên luôn có kế hoạch dự phòng, tức là chuẩn bị sẵn nguồn Ứng viên thay thế cho những trường hợp cần tuyển gấp mà bị cancel phút 90.