Phong cách làm việc của người Việt và người nc ngoài?

  1. Hồ Thái Bình

Xin chào chuyên gia!

Mình muốn hỏi về kinh nghiệm học tập và làm việc của chuyên gia khi còn đang học tập (và có lẽ là cả công tác làm việc) tại Úc. Không biết chuyên gia có thể chia sẻ chút trải nghiệm của mình khi làm việc chung với người nc ngoài, tại một môi trường nc ngoài.

Mình cho rằng phong cách làm việc của họ rất khác biệt (và có lẽ là năng suất cao hơn chăng) so với người Việt mình. Mình chưa từng sống và làm việc tại nc ngoài bao giờ nên rất muốn đc hiểu thêm. Cảm ơn chuyên gia.

Từ khóa: 

giáo dục

,

du học

,

cách làm việc

,

giám đốc survival skills vietnam - ssvn

Mình đã làm việc với môi trường của Nhật, Úc và một thời gian ngắn với Mỹ, mỗi môi trường có cái hay cái dở riêng, sau đây là 1 số cái mà mình nghĩ đáng học hỏi mà mình quan sát được (còn bỏ qua cái dở nhé vì cái dở thì học nhanh lắm)

  • Mình thấy ngày xưa trong sách giáo khoa hay nói là "Người Việt Nam thông minh, cần cù, chịu khó". Thông minh thì mình nghĩ là có, bạn bè mình rất nhiều người VN thủ khoa, học bổng của rất nhiều trường top trên thế giới. Nhưng về mặt bằng chung của người VN mình thấy trí thông minh tập thể không cao (ý là 10 người VN đặt lại với nhau mình cảm thấy khả năng thông minh hơn 10 người Nhật thì hơi khó) vì khả năng làm việc nhóm và tinh thần tập thể không cao. Còn cần cù và chịu khó thì mình không chắc lắm, mình thấy đại bộ phận người VN ngày làm chưa tới 8 tiếng, chưa kể lúc làm việc ít tập trung, và ngoài 8 tiếng kia thì dành thời gian rất nhiều cho các công tác vô bổ và ảnh hưởng tới năng suất làm việc của ngày hôm sau như là nhậu nhẹt, chưa kể những anh hưởng sức khỏe và rủi ro tai nạn do việc này gây ra còn ảnh hưởng đến năng suất làm việc về lâu dài nữa. Còn nước ngoài thế nào mời bạn đọc tiếp
  • Mình học được người Nhật sự cần cù và tỉ mỉ một cách khủng khiếp đặc biệt là những người Nhật thế hệ phụ huynh mình trở về trước. 11 giờ tối mình trả lời email, 5 phút sau 1 sếp lớn đã trả lời lại. Mình thấy sếp càng lớn thì càng nỗ lực và trách nhiệm hơn nhân viên. Sẽ không có việc làm hết giờ rồi về, mọi thứ đều đo bằng kết quả. Nhân viên sẽ không ai dám về khi họ còn ở đó. Mình chơi với 1 bác phó giám đốc 1 nhà máy Nhật ở Bình Dương, ngày nào 6 giờ sáng bác ấy cũng đã có mặt ở BD (mặc dù ở SG), 1 hôm bác ấy 6 giờ tới mà thấy lính của mình đã tới rồi, từ đó bác tới từ 5:30. Hồi đó mình chuẩn bị cho cái meeting, đặt tài liệu họp lên bàn, cạnh dưới của tờ giấy không song song với mép mặt bàn là bị 'nhắc khéo' ngay. Và họ rất tôn trọng thời gian của nhau nên rất đúng giờ và mỗi người chỉ được phát biểu trong đúng 1 khoảng thời gian.
  • Hồi đó mình thực tập ở 1 công ty ở Mỹ, đó là 1 công ty nhỏ, ngoài mình ra thì chỉ có 3 người phụ nữ, đều có gia đình con cái cả, 2 trong số này sở hữu nhiều công ty khác nhau, nhưng mình thấy năng suất lao động chắc bằng 10 lần bên mình, mặc dù không làm nhiều thời gian như những người Nhật mình quen nhưng rất hiệu quả. Nhiều lí do: thao tác nhanh, làm việc tập trung, quy trình nội bộ tinh gọn, liên tục cập nhật công nghệ và xu hướng mới v.v và thời gian chăm sóc gia đình ít hơn (do có nhiều dịch vụ, sản phẩm tiện hơn).

Một lời khuyên chung mà mình học được đó là: làm việc đừng tính theo giờ làm mà tính theo kết quả làm việc. Việc tập trung vào cải thiện kết quả làm việc sẽ giúp bạn trở nên 'quốc tế' 1 cách tự nhiên và đồng thời cũng nâng cao giá trị của bạn.

Trả lời

Mình đã làm việc với môi trường của Nhật, Úc và một thời gian ngắn với Mỹ, mỗi môi trường có cái hay cái dở riêng, sau đây là 1 số cái mà mình nghĩ đáng học hỏi mà mình quan sát được (còn bỏ qua cái dở nhé vì cái dở thì học nhanh lắm)

  • Mình thấy ngày xưa trong sách giáo khoa hay nói là "Người Việt Nam thông minh, cần cù, chịu khó". Thông minh thì mình nghĩ là có, bạn bè mình rất nhiều người VN thủ khoa, học bổng của rất nhiều trường top trên thế giới. Nhưng về mặt bằng chung của người VN mình thấy trí thông minh tập thể không cao (ý là 10 người VN đặt lại với nhau mình cảm thấy khả năng thông minh hơn 10 người Nhật thì hơi khó) vì khả năng làm việc nhóm và tinh thần tập thể không cao. Còn cần cù và chịu khó thì mình không chắc lắm, mình thấy đại bộ phận người VN ngày làm chưa tới 8 tiếng, chưa kể lúc làm việc ít tập trung, và ngoài 8 tiếng kia thì dành thời gian rất nhiều cho các công tác vô bổ và ảnh hưởng tới năng suất làm việc của ngày hôm sau như là nhậu nhẹt, chưa kể những anh hưởng sức khỏe và rủi ro tai nạn do việc này gây ra còn ảnh hưởng đến năng suất làm việc về lâu dài nữa. Còn nước ngoài thế nào mời bạn đọc tiếp
  • Mình học được người Nhật sự cần cù và tỉ mỉ một cách khủng khiếp đặc biệt là những người Nhật thế hệ phụ huynh mình trở về trước. 11 giờ tối mình trả lời email, 5 phút sau 1 sếp lớn đã trả lời lại. Mình thấy sếp càng lớn thì càng nỗ lực và trách nhiệm hơn nhân viên. Sẽ không có việc làm hết giờ rồi về, mọi thứ đều đo bằng kết quả. Nhân viên sẽ không ai dám về khi họ còn ở đó. Mình chơi với 1 bác phó giám đốc 1 nhà máy Nhật ở Bình Dương, ngày nào 6 giờ sáng bác ấy cũng đã có mặt ở BD (mặc dù ở SG), 1 hôm bác ấy 6 giờ tới mà thấy lính của mình đã tới rồi, từ đó bác tới từ 5:30. Hồi đó mình chuẩn bị cho cái meeting, đặt tài liệu họp lên bàn, cạnh dưới của tờ giấy không song song với mép mặt bàn là bị 'nhắc khéo' ngay. Và họ rất tôn trọng thời gian của nhau nên rất đúng giờ và mỗi người chỉ được phát biểu trong đúng 1 khoảng thời gian.
  • Hồi đó mình thực tập ở 1 công ty ở Mỹ, đó là 1 công ty nhỏ, ngoài mình ra thì chỉ có 3 người phụ nữ, đều có gia đình con cái cả, 2 trong số này sở hữu nhiều công ty khác nhau, nhưng mình thấy năng suất lao động chắc bằng 10 lần bên mình, mặc dù không làm nhiều thời gian như những người Nhật mình quen nhưng rất hiệu quả. Nhiều lí do: thao tác nhanh, làm việc tập trung, quy trình nội bộ tinh gọn, liên tục cập nhật công nghệ và xu hướng mới v.v và thời gian chăm sóc gia đình ít hơn (do có nhiều dịch vụ, sản phẩm tiện hơn).

Một lời khuyên chung mà mình học được đó là: làm việc đừng tính theo giờ làm mà tính theo kết quả làm việc. Việc tập trung vào cải thiện kết quả làm việc sẽ giúp bạn trở nên 'quốc tế' 1 cách tự nhiên và đồng thời cũng nâng cao giá trị của bạn.