Xây dựng sản phẩm mà người dùng thích, nhưng có rất nhiều kiểu người dùng, vậy làm sao để tất cả người dùng đều thích?

  1. Katy Le

Chào chị,

Em có một câu hỏi:


Xây dựng sản phẩm mà người dùng thích, nhưng có rất nhiều kiểu người dùng, vậy làm sao để tất cả người dùng đều thích? Vì có thể một tính năng người này thích nhưng người khác không. 


Vậy ta phải làm gì khi có rất nhiều kiểu người dùng khác nhau?


 Mong nhận được giải đáp từ chị! 

Từ khóa: 

ui

,

ui ux

,

ux

,

startup

,

chuyên gia ui/ux designer

,

avian jets

Chào Cường,

Cảm ơn đã gửi câu hỏi cho mình. Câu hỏi của bạn khá thú vị và mình đánh giá cao câu hỏi của bạn. Mình xin giải đáp câu hỏi này như sau:

"Xây dựng sản phẩm mà người dùng thích, nhưng có rất nhiều kiểu người dùng, vậy làm sao để tất cả người dùng đều thích?"

Thú thật thì mình cũng từng lăn tăn giống bạn là làm sao để ai cũng đều thích những gì mình làm. Nhưng để mình giải thích trước nhé. Thực tế như ông bà mình nói "9 người thì 10 ý". Và chuyện này bạn vẫn gặp hằng ngày mà. Để làm cho tất cả user đều thích dùng sản phẩm của mình thì cái này là lí tưởng mà tất cả các công ty làm product đều hướng tới; không chỉ các công ty về tech mà còn những ngành nghề khác nữa. Mình chắc chắn khi bạn hỏi những người khác như Senior Designer, Director, CEO tất cả đều khó giải đáp chính xác cho bạn "How". Vì nếu trường hợp perfect thế hẳn cty đó sẽ không cần tới bộ phận Customer Support hay là Hotline.

Tại sao khó như làm họ thích như vậy? Vì: 

  • User behavior/emotional: Con người có xu hướng luôn luôn đòi hỏi và hướng tới mức thoả mãn cao hơn. Tức là nếu bạn cho người ta 1 cái áo có thể mặc, khi quen rồi người ta nghĩ đến 1 cái áo đẹp hơn, rồi một cái áo sang và đắt tiền hơn chẳng hạn. Tức là con người luôn có nhu cầu, và nhu cầu thay đổi theo thời gian, hoàn cảnh, môi trường, điều kiện sống và cả yếu tố ngữ cảnh. Nên nếu hôm nay bạn làm user hài lòng, chưa chắc ngày mai người ta đã hài lòng. Ví dụ đơn giản việc rating chẳng hạn. Hôm nay họ mua cái áo trên Tiki đi, feeling rất tốt. Ngày mai đang trong lúc không vui thì Tiki gửi họ 1 message hỏi trải nghiệm của anh chị về sản phẩm, đang lúc không vui thay vì rating 5 stars, họ rate 4 thôi. Thì thậm chí yếu tố ngữ cảnh cũng tác động tới thói quen và cảm xúc của user.
  • User research: Tất cả các nghiên cứu người dùng (trước hay sau hay trong giai đoạn làm sản phẩm) thì đều là nghiên cứu. Tức sẽ có xác suất sai lệch và tất nhiên nó phục thuộc vào từng giai đoạn.
  • Target user: Như bạn nói tất cả user đều hài lòng. Ví dụ bạn có 1 app và target user của bạn là nam nữ từ 18 - 35 tuổi. Vậy nếu như người lớn tuổi 60 tuổi dùng chẳng hạn, họ có vài complain kiểu: Tôi không thích vì chữ nhỏ, tôi không thích vì nội dung không phù hợp. Vậy làm sao bạn có thể thoả mãn hết được vì nhu cầu và mục đích sử dụng khác nhau. Hãy hướng tới target user của mình và làm họ hài lòng. "User/ human centered"
  • Ngoài ra: Cũng sẽ có những trường hợp cá biệt bạn không thể làm hài lòng được. Nên thường khi quyết định improve hoặc launch 1 feature mới nào thì product team cần nghiên cứu, testing rất nhiều để đưa ra mà hầu hết user đều hài lòng. Còn 1 số quá ít mình cũng không thể cover hết được. Nhưng vẫn nên lắng nghe và tiếp thu, nếu phù hợp thì cũng cần improve. Làm product thì đừng ngại tư duy thay đổi. Humans are still evolving and changing.


Đừng lo lắng và hãy làm tốt nhất những gì mình có thể nhé! Good luck!    

Best,  

Katy

Trả lời

Chào Cường,

Cảm ơn đã gửi câu hỏi cho mình. Câu hỏi của bạn khá thú vị và mình đánh giá cao câu hỏi của bạn. Mình xin giải đáp câu hỏi này như sau:

"Xây dựng sản phẩm mà người dùng thích, nhưng có rất nhiều kiểu người dùng, vậy làm sao để tất cả người dùng đều thích?"

Thú thật thì mình cũng từng lăn tăn giống bạn là làm sao để ai cũng đều thích những gì mình làm. Nhưng để mình giải thích trước nhé. Thực tế như ông bà mình nói "9 người thì 10 ý". Và chuyện này bạn vẫn gặp hằng ngày mà. Để làm cho tất cả user đều thích dùng sản phẩm của mình thì cái này là lí tưởng mà tất cả các công ty làm product đều hướng tới; không chỉ các công ty về tech mà còn những ngành nghề khác nữa. Mình chắc chắn khi bạn hỏi những người khác như Senior Designer, Director, CEO tất cả đều khó giải đáp chính xác cho bạn "How". Vì nếu trường hợp perfect thế hẳn cty đó sẽ không cần tới bộ phận Customer Support hay là Hotline.

Tại sao khó như làm họ thích như vậy? Vì: 

  • User behavior/emotional: Con người có xu hướng luôn luôn đòi hỏi và hướng tới mức thoả mãn cao hơn. Tức là nếu bạn cho người ta 1 cái áo có thể mặc, khi quen rồi người ta nghĩ đến 1 cái áo đẹp hơn, rồi một cái áo sang và đắt tiền hơn chẳng hạn. Tức là con người luôn có nhu cầu, và nhu cầu thay đổi theo thời gian, hoàn cảnh, môi trường, điều kiện sống và cả yếu tố ngữ cảnh. Nên nếu hôm nay bạn làm user hài lòng, chưa chắc ngày mai người ta đã hài lòng. Ví dụ đơn giản việc rating chẳng hạn. Hôm nay họ mua cái áo trên Tiki đi, feeling rất tốt. Ngày mai đang trong lúc không vui thì Tiki gửi họ 1 message hỏi trải nghiệm của anh chị về sản phẩm, đang lúc không vui thay vì rating 5 stars, họ rate 4 thôi. Thì thậm chí yếu tố ngữ cảnh cũng tác động tới thói quen và cảm xúc của user.
  • User research: Tất cả các nghiên cứu người dùng (trước hay sau hay trong giai đoạn làm sản phẩm) thì đều là nghiên cứu. Tức sẽ có xác suất sai lệch và tất nhiên nó phục thuộc vào từng giai đoạn.
  • Target user: Như bạn nói tất cả user đều hài lòng. Ví dụ bạn có 1 app và target user của bạn là nam nữ từ 18 - 35 tuổi. Vậy nếu như người lớn tuổi 60 tuổi dùng chẳng hạn, họ có vài complain kiểu: Tôi không thích vì chữ nhỏ, tôi không thích vì nội dung không phù hợp. Vậy làm sao bạn có thể thoả mãn hết được vì nhu cầu và mục đích sử dụng khác nhau. Hãy hướng tới target user của mình và làm họ hài lòng. "User/ human centered"
  • Ngoài ra: Cũng sẽ có những trường hợp cá biệt bạn không thể làm hài lòng được. Nên thường khi quyết định improve hoặc launch 1 feature mới nào thì product team cần nghiên cứu, testing rất nhiều để đưa ra mà hầu hết user đều hài lòng. Còn 1 số quá ít mình cũng không thể cover hết được. Nhưng vẫn nên lắng nghe và tiếp thu, nếu phù hợp thì cũng cần improve. Làm product thì đừng ngại tư duy thay đổi. Humans are still evolving and changing.


Đừng lo lắng và hãy làm tốt nhất những gì mình có thể nhé! Good luck!    

Best,  

Katy