5 loại hình doanh nghiệp công nghệ

  1. Công nghệ thông tin

  2. Hướng nghiệp

Ngoài công ty outsource, công ty product trong giới CNTT còn có những loại hình doanh nghiệp nào, chúng khác nhau ra sao? Và bạn phù hợp với loại doanh nghiệp nào? Trong phạm vi bài chia sẻ này, tôi không đề cập tới phân loại doanh nghiệp theo đặc điểm nguồn vốn (cty cổ phần, cty tư nhân, cty nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài...), hay các loại phân loại khác (startup, nhỏ, lớn...), mà tôi muốn đề cập tới phân loại dựa trên bản chất của ngành CNTT. Là phân loại dựa trên đặc điểm của sản phẩm mà các doanh nghiệp này làm ra (kinh doanh). Hi vọng bài viết sẽ cho các bạn trẻ các gợi ý tốt để lựa chọn môi trường phù hợp nhằm phát triển tay nghề chuyên môn của mình.

https://cdn.noron.vn/2022/11/03/981797915294531-1667459762.jpg

  1. Công ty (trung tâm, phòng) phần mềm:
    Bộ phận CNTT này thường nằm trong một doanh nghiệp hoặc Tập đoàn lớn ngoài ngành, ví dụ một cty bds, một công ty logistic... Hiện nay CNTT ngày càng quan trọng, được ứng dụng rộng rãi, do đó các doanh nghiệp lớn đều có bộ phận CNTT nội bộ để: mua sắm, vận hành các phần mềm (trong nước và quốc tế). Khi nhu cầu có các phần mềm đặc thù, được customize cao, doanh nghiệp lại có tài chính tốt, họ có thể xây dựng một bộ phần giúp xây dựng các phần mềm nội bộ. Tất cả các Tập đoàn lớn (bank, chứng khoán, bds...) đều có đội phần mềm này, có thể là một phòng, một trung tâm hay công ty con tùy quy mô. Đặc điểm của công ty phần mềm là làm đồng thời nhiều phần mềm nghiệp vụ khác nhau, phục vụ cho 1 khách hàng duy nhất là công ty (tập đoàn) mẹ. Đặc điểm là: sản phẩm làm ra cho một người và bán đúng giá thành sản xuất. Theo anh em chia sẻ là làm CNTT ở những doanh nghiệp như này thì khá dễ (vì chỉ phải phục vụ 1 stack holder), lương lại cao (nếu cty mẹ giàu mạnh), nhưng hay có cảm giác không được xem trọng vì là bộ phận chi phí của doanh nghiệp. Thường phù hợp với những người có tuổi, thích sự ổn định. Các Tập đoành lớn luôn rất khó khăn trong việc xây dựng và duy trì đội phần mềm của riêng mình, vì thế họ thường mua sản phẩm của các công ty làm product hoặc thuê outsource bên ngoài. Phải rất rất quyết tâm và chấp nhận đầu tư lớn thì họ mới có thể xây dựng các đội phần mềm của riêng mình.
  2. Công ty outsource phần mềmCó lẽ ai làm CNTT ở Việt Nam cũng biết tới FPT như là doanh nghiệp outsource lớn nhất, giúp đưa tên tuổi VN ra trường quốc tế. Trong trường hợp các Tập đoàn truyền thống không có đội phần mềm hoặc có nhưng không đủ thì sẽ thuê outsource. Các sản phẩm làm ra vẫn chỉ phục vụ một khách hàng duy nhất, thời gian làm 1 sản phẩm ngắn (thường 3-6 tháng) nhưng sẽ phục vụ luân phiên nhiều khách hàng. Đặc điểm sản phẩm là: sản phẩm làm cho một người, bán trên giá thành sản xuất. Công ty outsource có đặc điểm là cường độ làm việc cao, phù hợp với các còn trẻ bạn trẻ nhưng thích sự ổn định. Mức thu nhập khá tốt nếu làm outsource quốc tế, và kém hơn nếu outsource trong nước. Bất cập là công việc khá nhàm chán, lặp lại cao, sức ép tiến độ lớn và sau độ 3- 5 năm làm outsource hầu hết các bạn giỏi đều muốn thử thay đổi sang các loại hình doanh nghiêp khác. Những người trụ lại thường ít giỏi và ngại thay đổi. Thường qua 30 tuổi, những người này có xu hướng chuyển sang các công ty làm phần mềm cho nhẹ nhàng hơn, thu nhập vẫn tốt.
  3. Công ty kinh doanh công nghệ
    Đây là các doanh nghiệp công nghệ nhưng không sản xuất phần mềm mà chỉ kinh doanh phần mềm (hoặc phần cứng) do các công ty product trong và ngoài nước làm ra. Thường họ hay bán server, máy tính, thiết bị văn phòng, licensen phần mềm, windows... Đây là những công ty có rất ít người, thường là những người có tuổi, có kinh nghiệm có khả năng tư vấn. Doanh thu, lợi nhuận theo đầu người rất cao nhưng thu nhập với nhân viên thì bình thường. Vì có ít người nên hầu hết các bạn trẻ không vào những công ty theo loại hình này.
  4. Công ty làm product
    Ở Việt nam, không có nhiều doanh nghiệp làm sản phẩm. Bởi đơn giản làm sản phẩm khó, và đa số là thất bại. Đặc điểm là sản phẩm làm ra phục vụ cho nhiều người nên có độ hoàn thiện cao, và bán dưới giá thành sản xuất. Thu nhập thấp đến rất thấp khi công ty chưa thành công, và thu nhập vô cùng tốt nếu công ty thành công và đi cùng doanh nghiệp từ những ngày đầu. Công ty làm sản phẩm phù hợp với cả người trẻ và có tuổi nhưng thích sự sáng tạo, theo đuổi kỹ năng và năng lực làm phần mềm chuyên sâu. Các startup có được vốn đầu tư tốt thì anh em bớt khổ hơn, nhưng thường việc nhận vốn đầu tư sớm lại khiên doanh nghiệp dễ thất bại hơn. Đây là loại hình doanh nghiệp dành cho những người có giấc mơ, hoài bão, muốn chinh phục đỉnh cao chuyên môn của ngành.
  5. Công ty làm giải pháp tích hợpĐây là những công ty lớn mạnh nhất trong một quốc gia nhằm triển khai các giải pháp toàn diện cho một doanh nghiệp hoặc chính phủ. Tiêu biểu như FPT IS, Viettel, CMC, VNPT, Tecapro... Với lợi thế vốn lớn, người đông họ thường là đầu mối để tích hợp giải pháp của nhiều công ty product, và phần cứng, phần mềm tư các công kinh doanh công nghệ thành một bộ giải pháp lớn để triển khai. Đặc điểm là sản phẩm lớn, có độ phức tạp cao, bán giá rất đắt, nhưng lại không làm cụ thể từ đầu mà thườn chắp nối từ nhiều giải pháp có sẵn từ trước. Mức lương thường tốt, phù hợp với những người giỏi, nhiều kinh nghiệm, thích quản lý, tư vấn, không thích làm trực tiếp. Những người làm product thất bại thường vào những doanh nghiệp dạng này để tiếp tục tích lũy tài chính, chờ cơ hội "làm lại".

Như vậy, loại hình công ty 1 và 2 thường có rất nhiều, và đông nhân viên. Phần lớn các bạn sẽ tham gia vào hai loại hình doanh nghiệp này. Và có sự dịch chuyển lao động trong hai loại hình doanh nghiệp này. Các doanh nghiệp loại 4,5 thì có ít và phù hợp với một số ít người. Nhân sự của doanh nghiệp loại 4 và loại 5 thì phù hợp với nhau. Doanh nghiệp loại 3 thì có rất ít nhân viên.

Ngoài 5 loại hình phổ biến trên thì vẫn có một vài loại doanh nghiệp khác nhưng không phổ biến như các trung tâm nghiên cứu, trung tâm đào tạo, công ty dịch vụ triển khai tư vấn... Nhưng doanh nghiệp kiểu này doanh thu cũng không lớn nên không đại diện đặc trung cho ngành.

Các bạn trẻ khi mới bước vào ngành CNTT thường nghĩ các công ty công nghệ là giống nhau, đều có Dev, Tester, BA... đều làm công việc lập trình ra các phần mềm. Sau đó các bạn chọn đại một doanh nghiệp để ứng tuyển và rồi vỡ mộng vì công việc hóa ra không như mình tưởng tượng. Hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn có hình dung tốt hơn về bức tranh chung của gần 70 ngàn doanh nghiệp CNTT tại Việt Nam để có lựa chọn phù hợp cho mình.

Từ khóa: 

công nghệ thông tin

,

hướng nghiệp