8 bước hiệu quả để lựa chọn nghề nghiệp: dành cho những bạn trẻ chưa biết mình thích gì

  1. Hướng nghiệp

Có nhiều người ví chọn nghề giống như chọn người yêu mà mỗi cuộc chia tay đều mang lại tổn thương và tan vỡ. Mình nghe xong thấy hơi buồn cười vì ừ thì đúng là chọn nghề quan trọng nhưng cũng không đến mức đau khổ sau mỗi cuộc ly biệt như vậy.

Tưởng tượng bỗng một sáng thức dậy bạn bất ngờ nhận ra sắp đến kỳ thi THPT Quốc gia. Mặc dù trước đó thầy cô, ba mẹ và người thân đều ra rả lời khuyên về học ngành A trường B và phải thi mấy chục điểm mới đậu Đại học. Nhưng nhìn chung đó là tất cả những gì mờ mịt và không phải ai cũng biết mình thích gì hoặc muốn làm gì vào năm 18 tuổi.

Nếu bạn đang rơi vào tình huống dở khóc dở cười như vậy thì 8 bước lập kế hoạch cuộc đời của mình sẽ mang lại cái nhìn tổng quát về nghề nghiệp và những điều bạn phải làm để định hướng tương lai. Cùng theo dõi xem 8 bước này là gì và cách thực hiện chúng một cách hiệu quả nhất nhé!

cropped-kid-in-cape

Ảnh: Investment Watch Nigeria

1. Đánh giá bản thân

Trước khi chọn được nghề nghiệp phù hợp, bạn phải tự đánh giá chính mình dựa trên các tiêu chí như sở thích, khả năng và tính cách cá nhân. Nếu cảm thấy khó khăn, bạn hãy sử dụng công cụ hỗ trợ từ bài kiểm tra nghề nghiệp để tập hợp thông tin về đặc điểm cá nhân, từ đó tạo ra một danh sách ngành nghề bao quát. Nếu được bạn cũng có thể nhờ sự hỗ trợ từ nhữung chuyên gia, cố vấn giúp để bạn hiểu rõ bản thân một cách nhanh nhất.

2. Tạo danh sách nghề nghiệp

Giờ đây trước mặt bạn sẽ là các điểm mạnh- điểm yếu của bản thân. Việc cần làm lúc này là hãy chọn nghề nghiệp phù hợp với sở thích và khả năng của bản thân rồi sau đó copy chúng qua một trang giấy khác với tiêu đề: “Nghề nghiệp để khám phá”.

Tiếp theo hãy thêm vào một loạt nghề nghiệp khiến bạn thấy có hứng thú. Đó có thể là một thứ lạ lẫm và bạn hoàn toàn không biết gì về nó. Biết đâu được đó sẽ là điều bạn cần trong tương lai.

planning man

Ảnh: Investment Watch Nigeria

3. Khám phá nghề nghiệp trong danh sách

Bây giờ bạn cần tìm hiểu thật kỹ những ngành nghề mà bạn vừa liệt kê như các yêu cầu về giáo dục, đào tạo và cơ hội thăng tiến. Bên cạnh đó bạn cũng nên xem xét thông tin về thị trường lao động của chính phủ để có cái nhìn bao quát về thu nhập và triển vọng nghề nghiệp sau này.

Đây cũng là lúc danh sách nghề nghiệp của bạn sẽ giảm 50% so với kết quả ban đầu.

4. Tạo danh sách ngắn hơn

Từ kết quả tìm hiểu và nghiên cứu, hãy bắt đầu loại bỏ những nghề mà bạn không muốn theo đuổi. Một lời khuyên là chỉ nên chừa lại tối đa hai việc làm trong danh sách ngắn này. Bí quyết của mình là hãy bỏ những nghề không khiến bạn cảm thấy hứng thú, không có triển vọng hoặc những thứ mà bạn thiếu kỹ năng để thành công.

Ví dụ trong danh sách trước đó mình có khoảng 10 ngành nghề đáp ứng được các tiêu chí đã đề ra. Và mình sẽ loại bỏ các ngành như Sư phạm tiểu học, vì mình không có sự kiên nhẫn hay ngành Tài chính - Kế toán, vì mình không có hứng thú với số liệu, tiền bạc. Hai ngành mình chừa lại cuối cùng là ngành Merkting và Quản trị khách sạn. Lý do mình chọn học QTKS là vì mình thích làm việc trong môi trường ổn định, vì mình có khả năng giao tiếp tốt, vì tương lai ngành này sẽ có xu hướng phát triển và thậm chí mình có thể tự kinh doanh nếu có vốn riêng).

1(3)

5. Tiến hành phỏng vấn

Khi bạn chỉ còn một vài nghề nghiệp cần thiết, hãy lên kế hoạch gặp gỡ những người trong nghề để có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về tương lai. Bên cạnh đó bạn cũng nên tìm hiểu từ sách vở, báo chí hoặc bất cứ người quen nào mà bạn tin chắc rằng thông tin họ mang lại sẽ có ích sau này.

6. Lựa chọn nghề nghiệp

Cuối cùng sau tất cả những bước tìm hiểu, đây là lúc để bạn đưa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. Gợi ý của mình là hãy chọn việc khiến bạn cảm thấy hài lòng nhất và phù hợp với bản thân nhất dựa trên sở thích, năng lực, nhu cầu xã hội, triển vọng nghề nghiệp,v.v... Đừng quá lo lắng về việc chọn sai, hầu hết chúng ta đều có thể bắt đầu một nghề nghiệp khác ở bất kỳ thời điểm nào đó trong đời.

maxresdefault

Đừng để giấc mơ chỉ là giấc mơ, hãy hiện thức hóa nó. Ảnh: Investment Watch Nigeria

7. Xác định mục tiêu

Một khi đã đưa ra quyết định, hãy lập ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để chạm đến nghề nghiệp mơ ước. Thông thường mục tiêu dài hạn sẽ kéo dài từ 3-4 năm trong khi mục tiêu ngắn hạn chỉ kéo dài khoảng 6 tháng.

Ví dụ mục tiêu dài hạn của mình là hoàn thành được chương trình giáo dục và đào tạo tại trường Đại học trong khi mục tiêu ngắn hạn là đậu vào trường mình thích, học kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và xin thực tập ở các công ty, tập đoàn lớn.

8. Viết kế hoạch cuộc đời

Đừng để mục tiêu trở thành vô nghĩa nếu bạn không hiện thực hóa nó bằng một kế hoạch nghề nghiệp cụ thể. Hãy viết ra sổ tay những mục tiêu ngắn hạn, dài hạn và đặt ra lộ trình để hoàn thành chúng. Ví dụ mình thường vẽ sơ đồ thời gian và tại các mốc A, B, C, D sẽ là mục tiêu ngắn hạn, như học một khóa học chuyên môn, tự học thêm kỹ năng tại nhà bên cạnh đọc sách,v.v.... đến cuối cùng sẽ là hoàn thành mục tiêu đề ra.

Xem thêm bí quyết chọn nghề khi bạn chưa biết mình thích gì!


Chúc các bạn may mắn!

-----------

Nguồn:

The Balance Careers

https://www.thebalancecareers.com/steps-to-choosing-career-525506

Từ khóa: 

cẩm nang nghề nghiệp

,

cách chọn nghề

,

định hướng nghề nghiệp

,

cẩm nang chọn nghề

,

hướng nghiệp

,

hướng nghiệp

Cảm ơn bài viết vừa rất chi tiết vừa rất toàn diện của tác giả! Ko biết liệu bạn có thể chia sẻ rõ hơn chút xíu về:

  • Cách thức rút ngắn danh sách các công việc tiềm năng (bước 4). Mình thấy kỹ năng đưa ra quyết định & lựa chọn là 1 kỹ năng mà rất nhiều bạn trẻ vẫn chưa thực sự có điều kiện phát triển. Bạn có thể chia sẻ thêm về phương pháp mà bạn đã rút ngắn danh sách nghề chăng?
  • Ở bước 8, có đc 1 kế hoạch/lộ trình nghề nghiệp cụ thể, cùng với các kế hoạch ngắn & dài hạn khác cho cuộc đời của chúng ta là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên cuộc sống vốn phức tạp & luôn có những yếu tố bên ngoài tác động vào các kế hoạch của chúng ta. Mình muốn hỏi là đối phó với vấn đề này, chúng ta có thể làm những gì? Tác giả có thể chia sẻ thêm với bạn đọc chăng? ^_^ 

Trả lời

Cảm ơn bài viết vừa rất chi tiết vừa rất toàn diện của tác giả! Ko biết liệu bạn có thể chia sẻ rõ hơn chút xíu về:

  • Cách thức rút ngắn danh sách các công việc tiềm năng (bước 4). Mình thấy kỹ năng đưa ra quyết định & lựa chọn là 1 kỹ năng mà rất nhiều bạn trẻ vẫn chưa thực sự có điều kiện phát triển. Bạn có thể chia sẻ thêm về phương pháp mà bạn đã rút ngắn danh sách nghề chăng?
  • Ở bước 8, có đc 1 kế hoạch/lộ trình nghề nghiệp cụ thể, cùng với các kế hoạch ngắn & dài hạn khác cho cuộc đời của chúng ta là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên cuộc sống vốn phức tạp & luôn có những yếu tố bên ngoài tác động vào các kế hoạch của chúng ta. Mình muốn hỏi là đối phó với vấn đề này, chúng ta có thể làm những gì? Tác giả có thể chia sẻ thêm với bạn đọc chăng? ^_^ 

Nhiều bước quá chắc phải load từ từ :))

Cảm ơn bài viết của bạn. Nhưng mình cũng có 1 góp ý nhỏ, là bạn nên đưa thêm nhiều ví dụ để sinh động hơn, và giúp mọi người dễ hình dung hơn ạ ^^

Cảm ơn bài chia sẻ của bạn nhiều!

Rất chi tiết, mình nghĩ các bạn học sinh, sinh viên nên đọc bài này.

Đúng là giới trẻ bây giờ rất khó để định hướng sự nghiệp, như em chẳng hạn :((