Âm mưu tạo thêm "đường lưỡi bò văn hoá-thời trang" của Trung Quốc?

  1. Văn hóa

Mình muốn hỏi các bạn là nhìn ảnh dưới đây, nếu không được tiết lộ từ trước, thì bạn nghĩ cô gái trong hình dưới là người Việt hay người TQ?
áo dài tq
Đây thực chất là ảnh 1 người mẫu TQ, được chụp tại sự kiện triển lãm thời trang China Fashion Week và sau đó được tờ Chinadaily đưa tin. Điều đáng nói là trang phục này (không có tên gọi chính thức nào) nhìn giống y hệt chiếc áo dài Việt. Trên các tờ báo đưa tin cũng không hề đề cập đến Việt Nam hay văn hoá-thời trang Việt Nam.
Áo dài vốn là biểu tượng không thể tách rời khỏi thời trang Việt Nam. Liệu TQ có giữ chút xíu tôn trọng nào cho văn hoá Việt?
Từ khóa: 

đường lưỡi bò

,

ăn cắp văn hoá

,

áo dài vn

,

áo dài

,

thời trang

,

văn hóa

Tôi nghĩ chuyện này cũng bình thường, xét trên nhiều phương diện khác nhau.
Thứ nhất là về lịch sử hình thành nên áo dài. Thật sự mà nói thì luôn có sự học tập qua lại giữa VN và TQ. Chúng ta hay nói áo dài là của VN, nhưng ở Thượng Hải cũng có loại áo gần giống với áo dài đó thôi. Vì vậy, không ai có thể kết tội là TQ đang ăn cắp hay là cải tiến từ trang phục đã có của họ.
Thứ 2, chuyện người ta lấy ý tưởng của nước khác rồi làm theo cũng không thể cấm được. Bạn nghĩ thế nào khi chúng ta vẫn thường mặc áo sơ mi, quần Tây, không thì mặc T-shirt với quần Jeans? Liệu đó có phải là người VN đang xâm phạm lãnh địa văn hoá truyền thống của châu Âu hay Mỹ? Bởi thế nên nếu TQ hay bất cứ nước nào khác là lấy hình ảnh áo dài (thậm chí cả nón lá), rồi bêu xấu trang phục truyền thống của VN thì cũng chẳng thể ý kiến được.
Thứ 3, tôi nghĩ là hiện nay có rất nhiều người lợi dụng tâm lý bài TQ để viết bài câu view. Tôi không phán định đúng sai, nhưng mỗi người nên tự suy nghĩ phản biện mọi thông tin đến với mình và rút ra kết luận hợp lý, đừng nghe tin một chiều. Dù chúng ta có thích theo lề phải hay đi theo lề trái, nhưng cứ "bám theo lề là chuyện của con lừa" (trích GS Ngô Bảo Châu).
Trả lời
Tôi nghĩ chuyện này cũng bình thường, xét trên nhiều phương diện khác nhau.
Thứ nhất là về lịch sử hình thành nên áo dài. Thật sự mà nói thì luôn có sự học tập qua lại giữa VN và TQ. Chúng ta hay nói áo dài là của VN, nhưng ở Thượng Hải cũng có loại áo gần giống với áo dài đó thôi. Vì vậy, không ai có thể kết tội là TQ đang ăn cắp hay là cải tiến từ trang phục đã có của họ.
Thứ 2, chuyện người ta lấy ý tưởng của nước khác rồi làm theo cũng không thể cấm được. Bạn nghĩ thế nào khi chúng ta vẫn thường mặc áo sơ mi, quần Tây, không thì mặc T-shirt với quần Jeans? Liệu đó có phải là người VN đang xâm phạm lãnh địa văn hoá truyền thống của châu Âu hay Mỹ? Bởi thế nên nếu TQ hay bất cứ nước nào khác là lấy hình ảnh áo dài (thậm chí cả nón lá), rồi bêu xấu trang phục truyền thống của VN thì cũng chẳng thể ý kiến được.
Thứ 3, tôi nghĩ là hiện nay có rất nhiều người lợi dụng tâm lý bài TQ để viết bài câu view. Tôi không phán định đúng sai, nhưng mỗi người nên tự suy nghĩ phản biện mọi thông tin đến với mình và rút ra kết luận hợp lý, đừng nghe tin một chiều. Dù chúng ta có thích theo lề phải hay đi theo lề trái, nhưng cứ "bám theo lề là chuyện của con lừa" (trích GS Ngô Bảo Châu).
Và rồi lấy cơ sở gì ra để cấm Khựa nó thiết kế những thứ na ná như thế vậy? Biểu tượng không thể tách rời của thời trang VN thì những thằng khác nó cũng vẫn chẳng cần phải xin phép VN mới được lấy nó ra cải biên. Áo dài có gía trị văn hóa vì nó là trang phục truyền thống được nhiều người VN mặc từ xưa tới nay, còn thằng Tàu cả 8 đời nhà chúng nó mặc 1 thứ tương tự là sườn xám chứ dân nó ko mặc áo dài, thế nó claim để làm gì, để bị người ta cười cho như vụ Hàn Xẻng đòi tết Đoan Ngọ ý hả.
Kể cả có công nhận là quốc phục, hay di sản văn hóa gì đấy thì VN cũng chẳng có quyền cấm Khựa nó tạo ra các mẫu thiết kế mới tương tự như áo dài, nó cũng chả cần phải xin phép đâu. Các nhà thiết kế VN chắc là cũng chỉ loanh quanh lấy ý tưởng từ mấy bộ đồ truyền thống chăng.
Cái gì có lợi thì nó mới làm, nó đòi liếm đảo của mình vì ở đấy có dầu, là cửa ngõ ra biển quốc tế. Nó đòi liếm cái áo dài để nhằm mục đích gì thế. Nhiều thành phần anti đến mất não luôn vậy.