Anh chị hãy nêu một đặc trưng của Văn học trung đại ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Từ thời Văn Lang, Âu Lạc, trải qua thời chống ách Bắc thuộc, nền văn hóa dân tộc ta đã tiếp thu nhiều thành tựu văn hóa các nước láng giềng như văn hóa Phật giáo của Ấn Độ nhưng ảnh hưởng nặng nề và sâu sắc nhất có lẽ là văn hóa Trung Hoa. Văn hóa Hán đã ảnh hướng đến ta qua nhiều thời kỳ, thế hệ, trong nhiều lĩnh vực từ đời sống, suy nghĩ, chính trị và trong cả văn chương. Văn học viết chữ Hán đã phát triển rực rỡ, có thể nói giữ vị trí độc tôn cho đến thế kỷ XIII với sự xuất hiện của văn học chữ Nôm. Từ đó đến thế kỷ XIX có hai kí tự văn chương được sáng tác song song: chữ Hán và chữ Nôm. Điều đó đã tạo nên tính chất song ngữ của văn học và là một trong những đặc trưng của văn học trung đại Việt Nam. Từ thế kỷ X, giai cấp phong kiến Đại Việt đã được độc lập về chính trị nhưng bộ máy nhà nước thời bấy giờ vẫn mô phỏng theo những thiết chế của phương Bắc cho nên về văn hóa Hán học rất được coi trọng. Hán học lúc bấy giờ trong con mắt của nhà Nho có tính chất chính thống, được xem là nội dung của giáo dục và thi cử, là tiêu chuẩn để chọn người hiền tài cho bộ máy chính quyền và là thứ văn tự chính thức của nhà nước. Với bối cảnh như vậy văn học viết bằng chữ Hán đã ra đời và phát triển lớn mạnh. Vì chữ Hán khác so với ngôn ngữ của dân tộc Việt và nó chỉ phổ biến trong tầng lớp tri thức nên gặp một số hạn chế trong việc phản ánh tâm tư tình cảm cũng như mô tả đời sống. Tuy nhiên, văn học chữ Hán vẫn có một số lượng tác phẩm rất lớn, đa dạng về thể loại cũng như nội dung. Trong số đó có rất nhiều tác phẩm chữ Hán viết về đề tài yêu nước, dũng khí chống giặc xâm lăng (Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu…), như vậy văn học chữ Hán cũng mang tính dân tộc tuy nó không sử dụng ngôn ngữ Việt. Văn học chữ Hán xuất hiện ở các thể loại văn học chính luận và văn học hình tượng thuộc đủ loại viết theo thể: tản văn ( các tác phẩm sử học: Đại Việt sử ký , Việt sử cương mục, Nam Việt thế chí, Đại Việt sử lược, …văn truyện ký :Thiền uyển tập anh, Việt điện u linh, Tam tổ thư lục, Lĩnh Nam chích quái,…); biền văn (Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng giang phú, Linh tế pháp ký, văn bia chùa Thiên Phúc,..); vận văn (Thái Tông ngự tập, Phóng cuồng ca, Ức Trai thi tập, Cúc hoa bách vịnh, Tiều Ẩn thi tập,…). Về chữ Nôm, hiện nay chưa có chứng cứ nào khẳng định rằng văn học chữ Nôm đã hình thành trước thời nhà Trần. Có thể nói chữ Nôm là chữ của nước Nam ta vì ngay bản thân từ “nôm” có gốc gác danh từ xuất phát từ chữ “nam”. Do tiếng nước ta khác với tiếng Hán nên phải dùng những từ Hán để ghi âm tiếng Việt và dần dần hình thành hệ thống văn tự chữ Nôm, có lẽ vì vậy mà chữ Nôm có nhiều điểm khá giống chữ Hán. Việc hình thành chữ Nôm như một thứ văn tự riêng biệt chỉ có thể là hiện thực khi đất nước Đại Việt giành được độc lập . Cho đến khoảng thế kỷ XII- XIII chữ Nôm mới gần như hoàn chỉnh có thể ghi được khá đầy đủ ngôn ngữ dân tộc, vì vậy nền văn học chữ Nôm khi đó mới có điều kiện để phát triển. Tuy nhiên chữ Nôm văn chưa được nhà nước công nhận và tiêu chuẩn hóa, nó mới chỉ dừng lại là văn tự hình thành một cách tự phát. Văn học chữ Nôm được hình thành, xậy dựng nên với công sức lớn của văn học dân gian, tiếp thu những thành tựu về ngôn ngữ văn học dân tộc và thể loại văn học dân tộc. Các tác phẩm viết bằng chữ Nôm chủ yếu là biền văn ( Cư trần lạc đạo phú, Hoa Yên tự phú, Thập giới cô hồn quốc ngữ âm, Ngã ba Hạc phú,…)và vận văn ( Quốc âm thi tập, Bạch Vân quốc ngữ thi, Thiên Nam ngữ lục,…), tản văn không phát triển. Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm có nhiều phần giống nhau trong nội dung, cách phản ánh hiện thực và cả hai đều chịu ít nhiều ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến. Nếu xét tổng thế thì văn học chữ Hán xuất hiện sớm hơn và có nhiều tác phẩm đa dạng, phong phú hơn văn học chữ Nôm. Dù văn học chữ Nôm rất phát triển, đóng vai trò quan trọng trong nền văn học nhưng dưới con mắt của các nhà Nho nó vẫn chỉ là dòng văn học phi chính thống, văn học chữ Hán mới được cho là chính thống. Với nhà Nho thì chữ Hán mới thuần túy, cao sang và ưu việt và nằm ở trung tâm các tác phẩm văn chương. Chính vì lẽ đó mà văn học Hán được duy trì trong suốt 10 thế kỷ, trong khi văn học chữ Nôm phát triển sau và chỉ là các tác phẩm bên lề. Với quan điểm xưa, "văn là để chở đạo” tiếp thu từ Hán học Trung Quốc, văn học cổ của ta luôn đề cập tới những nội dung kinh điển Nho giáo và lý giải những vấn đề thiết thực của dân tộc. Cho nên những tác phẩm văn chương viết về số phận những con người bình thường, hoặc những tư tưởng và quan điểm mà Nho gia cho là "phi kinh” là "dị đoan” thì không được coi là chở đạo, không đươc xem là văn; mà đây lại là những nội dung ta thường thấy trong các tác phẩm Nôm. Ví dụ Truyện Kiều kể những việc trai gái yêu đương vi phạm đạo lý “nam nữ thu thụ bất thân” thì không được xem trọng. Chẳng thế mà các nhà Nho xưa đã răn dạy con cháu rằng: "Làm trai chớ kể Phan Trần, Làm gái chớ kể Thuý Vân, Thúy Kiều” Các tác phẩm viết bằng chữ Hán luôn bảo lưu được những mĩ học ôn nhu, đôn hậu, những chuẩn mực nghiêm túc của một nhà Nho. Còn các tác phẩm chữ Nôm lại để ngỏ cho nhiều thể loại mĩ học hài, tục,…vùng đất để các nhà Nho được thoải mái nghịch ngợm thể hiện nét độc đáo, cá tính riêng của mình. Ví dụ như Nguyễn Khuyến trong văn học Hán và văn học Nôm là hai con người hoàn toàn khác nhau. Nếu như trong các tác phẩm chữ Hán của ông ta thấy một con người trầm tư, sâu lắng, lặng lẽ thì trong các câu đối, câu chơi chữ, văn tế viết bằng chữ Nôm ta lại thấy một Nguyễn Khuyến tinh nghịch, hóm hỉnh, ngông cuồng. Văn học Hán xuất sứ từ Trung Hoa, luôn hướng tâm, lưu giữ văn chương của nhà Nho. Trái ngược với nó, văn học Nôm như một con ngựa non háu đá, luôn muốn thoát khỏi dây cương của những giáo lý Nho học, nỗ lực ly khai, muốn thể hiện bản thân, muốn tự do. Chẳng thế mà các tác giả thơ Nôm đã cố gắng tìm tòi một thể thơ của riêng dân tộc Việt cách ly thoát khỏi thể thơ Đường luật, đó chính là thơ có pha lục ngôn với những câu có 6 âm xen kẽ tự do với các câu có 7 âm trong bài thơ tứ tuyệt hoặc bát cú. Thêm vào đó, ở tác phẩm văn chương chữ Hán luôn là những thể thơ (trung tâm) còn các tác phẩm chữ Nôm lại đa dạng hơn về thể loại như hát nói (mang tính chất ngoại biên địa phương). Văn học chữ Hán có những tác phẩm chính luận bên các tác phẩm văn học hình tượng, nên nó không chỉ diễn đạt tâm tư tình cảm của tác giả mà còn thể hiện chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, chủ nghĩa nhân đạo. Văn học chữ Nôm chỉ có các tác phẩm văn học hình tượng, nhờ sử dụng ngôn ngữ dân tộc nên phản ánh hiện thực đời sống , suy nghĩ, tình cảm của nhân dân một cách linh hoạt, cụ thể hơn, dễ dàng xây dựng các hình ảnh đậm màu sắc dân tộc và thấm sâu hơn vào tư tưởng của người dân. Như vậy thì văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm tồn tại song song và bổ sung cho nhau. Văn học trung đại Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng, nhiều màu sắc cũng là nhờ tính chất song ngữ của văn học Hán – Nôm.
Trả lời
Từ thời Văn Lang, Âu Lạc, trải qua thời chống ách Bắc thuộc, nền văn hóa dân tộc ta đã tiếp thu nhiều thành tựu văn hóa các nước láng giềng như văn hóa Phật giáo của Ấn Độ nhưng ảnh hưởng nặng nề và sâu sắc nhất có lẽ là văn hóa Trung Hoa. Văn hóa Hán đã ảnh hướng đến ta qua nhiều thời kỳ, thế hệ, trong nhiều lĩnh vực từ đời sống, suy nghĩ, chính trị và trong cả văn chương. Văn học viết chữ Hán đã phát triển rực rỡ, có thể nói giữ vị trí độc tôn cho đến thế kỷ XIII với sự xuất hiện của văn học chữ Nôm. Từ đó đến thế kỷ XIX có hai kí tự văn chương được sáng tác song song: chữ Hán và chữ Nôm. Điều đó đã tạo nên tính chất song ngữ của văn học và là một trong những đặc trưng của văn học trung đại Việt Nam. Từ thế kỷ X, giai cấp phong kiến Đại Việt đã được độc lập về chính trị nhưng bộ máy nhà nước thời bấy giờ vẫn mô phỏng theo những thiết chế của phương Bắc cho nên về văn hóa Hán học rất được coi trọng. Hán học lúc bấy giờ trong con mắt của nhà Nho có tính chất chính thống, được xem là nội dung của giáo dục và thi cử, là tiêu chuẩn để chọn người hiền tài cho bộ máy chính quyền và là thứ văn tự chính thức của nhà nước. Với bối cảnh như vậy văn học viết bằng chữ Hán đã ra đời và phát triển lớn mạnh. Vì chữ Hán khác so với ngôn ngữ của dân tộc Việt và nó chỉ phổ biến trong tầng lớp tri thức nên gặp một số hạn chế trong việc phản ánh tâm tư tình cảm cũng như mô tả đời sống. Tuy nhiên, văn học chữ Hán vẫn có một số lượng tác phẩm rất lớn, đa dạng về thể loại cũng như nội dung. Trong số đó có rất nhiều tác phẩm chữ Hán viết về đề tài yêu nước, dũng khí chống giặc xâm lăng (Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu…), như vậy văn học chữ Hán cũng mang tính dân tộc tuy nó không sử dụng ngôn ngữ Việt. Văn học chữ Hán xuất hiện ở các thể loại văn học chính luận và văn học hình tượng thuộc đủ loại viết theo thể: tản văn ( các tác phẩm sử học: Đại Việt sử ký , Việt sử cương mục, Nam Việt thế chí, Đại Việt sử lược, …văn truyện ký :Thiền uyển tập anh, Việt điện u linh, Tam tổ thư lục, Lĩnh Nam chích quái,…); biền văn (Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng giang phú, Linh tế pháp ký, văn bia chùa Thiên Phúc,..); vận văn (Thái Tông ngự tập, Phóng cuồng ca, Ức Trai thi tập, Cúc hoa bách vịnh, Tiều Ẩn thi tập,…). Về chữ Nôm, hiện nay chưa có chứng cứ nào khẳng định rằng văn học chữ Nôm đã hình thành trước thời nhà Trần. Có thể nói chữ Nôm là chữ của nước Nam ta vì ngay bản thân từ “nôm” có gốc gác danh từ xuất phát từ chữ “nam”. Do tiếng nước ta khác với tiếng Hán nên phải dùng những từ Hán để ghi âm tiếng Việt và dần dần hình thành hệ thống văn tự chữ Nôm, có lẽ vì vậy mà chữ Nôm có nhiều điểm khá giống chữ Hán. Việc hình thành chữ Nôm như một thứ văn tự riêng biệt chỉ có thể là hiện thực khi đất nước Đại Việt giành được độc lập . Cho đến khoảng thế kỷ XII- XIII chữ Nôm mới gần như hoàn chỉnh có thể ghi được khá đầy đủ ngôn ngữ dân tộc, vì vậy nền văn học chữ Nôm khi đó mới có điều kiện để phát triển. Tuy nhiên chữ Nôm văn chưa được nhà nước công nhận và tiêu chuẩn hóa, nó mới chỉ dừng lại là văn tự hình thành một cách tự phát. Văn học chữ Nôm được hình thành, xậy dựng nên với công sức lớn của văn học dân gian, tiếp thu những thành tựu về ngôn ngữ văn học dân tộc và thể loại văn học dân tộc. Các tác phẩm viết bằng chữ Nôm chủ yếu là biền văn ( Cư trần lạc đạo phú, Hoa Yên tự phú, Thập giới cô hồn quốc ngữ âm, Ngã ba Hạc phú,…)và vận văn ( Quốc âm thi tập, Bạch Vân quốc ngữ thi, Thiên Nam ngữ lục,…), tản văn không phát triển. Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm có nhiều phần giống nhau trong nội dung, cách phản ánh hiện thực và cả hai đều chịu ít nhiều ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến. Nếu xét tổng thế thì văn học chữ Hán xuất hiện sớm hơn và có nhiều tác phẩm đa dạng, phong phú hơn văn học chữ Nôm. Dù văn học chữ Nôm rất phát triển, đóng vai trò quan trọng trong nền văn học nhưng dưới con mắt của các nhà Nho nó vẫn chỉ là dòng văn học phi chính thống, văn học chữ Hán mới được cho là chính thống. Với nhà Nho thì chữ Hán mới thuần túy, cao sang và ưu việt và nằm ở trung tâm các tác phẩm văn chương. Chính vì lẽ đó mà văn học Hán được duy trì trong suốt 10 thế kỷ, trong khi văn học chữ Nôm phát triển sau và chỉ là các tác phẩm bên lề. Với quan điểm xưa, "văn là để chở đạo” tiếp thu từ Hán học Trung Quốc, văn học cổ của ta luôn đề cập tới những nội dung kinh điển Nho giáo và lý giải những vấn đề thiết thực của dân tộc. Cho nên những tác phẩm văn chương viết về số phận những con người bình thường, hoặc những tư tưởng và quan điểm mà Nho gia cho là "phi kinh” là "dị đoan” thì không được coi là chở đạo, không đươc xem là văn; mà đây lại là những nội dung ta thường thấy trong các tác phẩm Nôm. Ví dụ Truyện Kiều kể những việc trai gái yêu đương vi phạm đạo lý “nam nữ thu thụ bất thân” thì không được xem trọng. Chẳng thế mà các nhà Nho xưa đã răn dạy con cháu rằng: "Làm trai chớ kể Phan Trần, Làm gái chớ kể Thuý Vân, Thúy Kiều” Các tác phẩm viết bằng chữ Hán luôn bảo lưu được những mĩ học ôn nhu, đôn hậu, những chuẩn mực nghiêm túc của một nhà Nho. Còn các tác phẩm chữ Nôm lại để ngỏ cho nhiều thể loại mĩ học hài, tục,…vùng đất để các nhà Nho được thoải mái nghịch ngợm thể hiện nét độc đáo, cá tính riêng của mình. Ví dụ như Nguyễn Khuyến trong văn học Hán và văn học Nôm là hai con người hoàn toàn khác nhau. Nếu như trong các tác phẩm chữ Hán của ông ta thấy một con người trầm tư, sâu lắng, lặng lẽ thì trong các câu đối, câu chơi chữ, văn tế viết bằng chữ Nôm ta lại thấy một Nguyễn Khuyến tinh nghịch, hóm hỉnh, ngông cuồng. Văn học Hán xuất sứ từ Trung Hoa, luôn hướng tâm, lưu giữ văn chương của nhà Nho. Trái ngược với nó, văn học Nôm như một con ngựa non háu đá, luôn muốn thoát khỏi dây cương của những giáo lý Nho học, nỗ lực ly khai, muốn thể hiện bản thân, muốn tự do. Chẳng thế mà các tác giả thơ Nôm đã cố gắng tìm tòi một thể thơ của riêng dân tộc Việt cách ly thoát khỏi thể thơ Đường luật, đó chính là thơ có pha lục ngôn với những câu có 6 âm xen kẽ tự do với các câu có 7 âm trong bài thơ tứ tuyệt hoặc bát cú. Thêm vào đó, ở tác phẩm văn chương chữ Hán luôn là những thể thơ (trung tâm) còn các tác phẩm chữ Nôm lại đa dạng hơn về thể loại như hát nói (mang tính chất ngoại biên địa phương). Văn học chữ Hán có những tác phẩm chính luận bên các tác phẩm văn học hình tượng, nên nó không chỉ diễn đạt tâm tư tình cảm của tác giả mà còn thể hiện chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, chủ nghĩa nhân đạo. Văn học chữ Nôm chỉ có các tác phẩm văn học hình tượng, nhờ sử dụng ngôn ngữ dân tộc nên phản ánh hiện thực đời sống , suy nghĩ, tình cảm của nhân dân một cách linh hoạt, cụ thể hơn, dễ dàng xây dựng các hình ảnh đậm màu sắc dân tộc và thấm sâu hơn vào tư tưởng của người dân. Như vậy thì văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm tồn tại song song và bổ sung cho nhau. Văn học trung đại Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng, nhiều màu sắc cũng là nhờ tính chất song ngữ của văn học Hán – Nôm.