Ba cấp độ khác nhau của việc tự nhận thức và bài học: Hiểu bản thân thì mới có thể thành công

  1. Tâm lý học

Tiến sĩ Joyce Brothers từng cho rằng: "Không quá đáng khi nói rằng, nhận thức đúng về bản thân là sự chuẩn bị khả dĩ và tốt nhất cho những thành công trong cuộc sống". Nghe có vẻ đơn giản nhưng mấy ai hiểu được tâm lý của chính mình? Rằng con người có thật sự lắng nghe nội tại và kết nối tiềm thức để tạo ra những điều đột phá trong cuộc sống?

Nhiều người ví quá trình tự nhận thức giống như việc quan hệ tình dục, mọi người nghĩ nó rất tuyệt vời nhưng trong thực tế không ai biết người trong cuộc đã làm gì. Cùng tìm hiểu về 3 mức độ khác nhau của quá trình tự nhận thức và rèn luyện phương pháp thấu hiểu nội tại.

self-awareness-emotional-layers

Tự nhận thức là con đường dẫn đến thành công. Nguồn: Markmanson

Cấp độ 1: Chúng ta đang làm cái quái gì thế này?

Hãy nhìn lại 30 ngày gần đây và tự hỏi đã bao nhiêu lần bạn tranh luận với những mối quan hệ thân thiết và cảm thấy cô đơn trong chính ngôi nhà của mình? Đã bao nhiêu lần bạn chán nản hoặc mệt mỏi về những vấn đề liên quan đến tài chính?

Con người thường tìm cách né tránh nỗi đau thông qua các hành động mang tính giải trí. Chẳng hạn mỗi lần cảm thấy căng thẳng, tôi hay nhìn chằm chằm vào màn hình điện thoại và ngẫm nghĩ về một kế hoạch tương lai hoặc chỉ đơn giản là quên đi thực tại. Một vài người bạn chia sẻ họ lại thích nghe nhạc, xem phim, chơi game để giảm stress. Điều đó chẳng có gì là sai cả, quan trọng là bạn phải tự học cách khiến mình cảm thấy lành mạnh và thoải mái thật sự.

self-awareness-double-exposure-man-with-beard

Con người thường tìm cách né tránh nỗi đau thông qua những hoạt động giải trí. Nguồn: Markmanson

2493f55122764e88a302228d89a6fe27

Nguồn: Pinterest

Chìa khóa là hãy nhận thức được bạn đang làm gì

Vào một bữa cơm nọ, tôi mở điện thoại để xem lịch trình ngày hôm sau, điều tiếp theo tôi biết là mình đang tìm kiếm quần áo online trên Facebook. Đừng nghĩ bạn biết cách sử dụng thời gian, tất cả đều không có căn cứ và thiếu chính xác. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người thường làm việc ít những gì mà họ vẫn nghĩ.

Điều cần làm trong trường hợp này là hãy cố gắng nhận thức và quay về thực tại. Trong nhiều năm liền, tôi thường mang theo một chiếc điện thoại và đeo tai phone mỗi khi đi ra ngoài. Ban đầu tôi chỉ nghĩ mình thích âm nhạc cho đến khi nhận ra rằng mang tai nghe bảo vệ tôi khỏi những tác động từ bên ngoài. Đó chính là cấp độ nhận thức đầu tiên, một sự hiểu biết đơn giản về tâm trí của bạn như mình đang làm gì, đi đâu và vào lúc nào. Bởi chúng ta phải nhận thức được con đường muốn đi trước khi đặt ra câu hỏi liệu rằng nó có gây ảnh hưởng đến bản thân hay không?

Tự nhận thức sẽ thay đổi tư duy và tính cách. Nguồn: TalentSprout


Cấp độ 2: Bạn đang cảm thấy thế nào?

Có một sự thật rằng càng loại bỏ bản thân khỏi sự xao lãng, bản thân càng phải đối dện với những cảm xúc mà chúng ta đã né tránh trong sốt thời gian dài. Đó là lí do một số người khi mới bắt đầu học thiền lại thường có cảm giác bị dồn nén và cực kỳ khó chịu.

Chuyện kể rằng vào thế kỷ thứ 16 ở Ấn Độ, có một chàng trai trèo lên một đỉnh núi cao để nói chuyện với nhà hiền triết. Khi đến nơi, chàng trai cúi đầu và hỏi nhà hiền triết: chúng ta đứng trên thế giới, vậy thế giới đứng trên cái gì?

Nhà hiền triết trả lời: thế giới đứng trên lưng những con voi lớn

Chàng trai suy nghĩ hồi lâu rồi hỏi tiếp: vậy con voi đứng trên cái gì?

Nhà hiền triết trả lời không chút do dự: Con voi nằm trên lưng một con rùa lớn.

Nhưng con rùa lớn nằm nghỉ ở đâu? Chàng trai vội vàng hỏi lại.

Nó nằm trên lưng một con rùa khác lớn hơn – nhà hiền triết vẫn từ tốn đáp.

Chàng trai bực bội định đáp trả thì nhà hiền triết đã can ngăn: “Không, hãy dừng lại ở đó!”

04d08da14dd088265bc628a4c8369c99

Ở mức độ hai, nhiều người dễ bị cảm xúc chi phối dẫn đến những tầng suy nghĩ phức tạp. Nguồn: Pinterest

Trong cuốn "Nghệ thuật không trở thành trò đùa", tác giả đã so sánh quá trình tự nhận thức giống như bóc vỏ hành tây, càng biết nhiều, càng đi sâu thì bạn chỉ muốn bật khóc vì những lớp vỏ bên dưới. Việc đặt những câu hỏi liên tiếp như chàng thanh niên trên có thể dẫn đến một kiểu xoắn ốc vô tận. Trong nhiều trường hợp, những hành động tìm hiểu sâu hơn không giúp chúng ta nhận thức được vấn đề mà ngược lại, càng khiến bản thân bị lo lắng, căng thẳng vì những lời phán xét. Ví dụ ngay lúc này tôi đang bị chi phối bởi những ý nghĩ:

1. Tôi cảm thấy mệt mỏi và lo lắng nếu không hoàn thành xong xong công việc tối nay.

2. Tại sao tôi lại làm việc lúc 1h30 sáng? Tôi có thể viết tốt hơn nếu ngủ một chút không?

3. Có lẽ tôi đang khó khăn với chính mình! Có gì sai khi làm việc lúc 1h30 sáng. Tôi đã từng thực hiện rất nhiều lần trước đây.

4. Có lẽ tôi đã quá quan trọng vấn đề, nhưng ngày mai tôi sẽ mặc bồ đồ nào đây nhỉ? Liệu tí nữa mình sẽ thức dậy đúng giờ?

……..

190. Chết tiệc, tôi vẫn chưa làm xong và đang suy nghĩ vớ vẩn!

Rất nhiều người bị mắc kẹt trong cái bẫy đào sâu vấn đề một cách quá mức. Điều này có vẻ quan trọng nhưng thật sự nó chỉ là một vòng xoáy tuần hoàn và mang đến cảm giác lo lắng, tuyệt vọng và trầm cảm.

1542314

Việc cố tìm ra câu trả lời đôi khi chỉ mang lại cảm giác thất vọng. Nguồn: Russian-House1


Cấp độ 3: Điểm mù của bạn là gì?

Càng nhận thức được mong muốn và cảm xúc của bản thân, tôi càng khám phá ra một điều: con người là một đóng phiền toái.

Chẳng hạn như khi tức giận, tôi trở nên hiếu chiến và kiêu ngạo. Khi buồn bã, tôi tắt điện thoại và chỉ muốn đọc sách hoặc nghe nhạc để thư giãn. Tôi nhận ra nhiều năm trước rằng khi còn trẻ và rảnh rỗi, tôi thích chơi trò chơi điện tử vài giờ một tuần. Điều này đã trở thành một thói quen để tôi ngồi xuống và tìm hiểu những gì xảy đến với mình trong thời gian qua.

Kết quả của việc tự nhận thức là con người phải chấp nhận bản thân

Quá trình tự nhận thức sẽ bị lãng phí nếu con người không biết tự chấp nhận chính mình. Các nghiên cứu cho thấy tự nhận thức cũng làm con người hạnh phúc nhưng cũng khiến con người đau khổ. Triết gia cổ Platon đã nói: Tất cả cái ác bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết. Đồng thời sự đồng cảm, lòng trắc ẩn có thể giải quyết tất cả những phiền phức của thế giới và quá trình tự nhận thức sẽ mở ra cơ hội để chúng ta được yêu bản thân nhiều hơn.

7b9404f42b9583027fce9862493f4780

Điểm mù thường bị che giấu bởi những suy nghĩ tiêu cực. Nguồn: Pinterest

BLOG_SUPERHERO_THUMB

Nguồn: Lab.co.uk

photo-4-1481508482074

Hãy tự thay đổi bản thân để hoàn thiện mình hơn. Nguồn: Vision

Tóm lại tự nhận thức là khả năng nhận biết một cách chính xác về hành vi, cảm xúc cũng như suy nghĩ đang diễn ra, từ đó giúp con người dễ dàng hiểu được đặc điểm về tính cách, thói quen, nhu cầu và những mặt tích cực lẫn hạn chế của mỗi người. Dù quá trình tự nhận thức vô cùng khó khăn nhưng thành quả thu lại thì rất ngọt ngào. Kỹ năng này sẽ cung cấp cho bạn một nền tảng mạnh mẽ và chắc chắn để dẫn dắt người khác với sự chân thành và cở mở tối đa. Bí quyết là hãy nhìn nhận bản thân khách quan, lắng nghe suy nghĩ bên trong và thấu hiểu chính mìh.

Lời kết:

Không ai hiểu chúng ta hơn chính bản thân mình. Tự nhận thức giống như một ngòn đèn mà chỉ khi nhận ra nó, bạn mới có thể biết được mình muốn gì và mình đang làm gì. Cách đây 4 năm, khi đứng trước quyết định chọn trường và chọn nghề, tôi đã mất nhiều tháng trời để tự hỏi bản thân rằng là với tính cách và khả năng của mình thì đâu là lựa chọn phù hợp nhất. Và may mắn thay, lúc đó tôi đã chọn đúng. Nói như Warren Bennis, "hiểu sâu hơn về bản thân, từ đó bộc lộ chúng ra bên ngoài, cuối cùng bạn sẽ hiểu hơn về thế giới xung quanh".

Nguồn:

Từ khóa: 

tâm lý học

,

phong cách sống

,

sự tự nhận thức

,

3 mức độ nhận thức

,

tâm lý học

bài rất bổ ích, cảm ơn bạn đã dịch

Trả lời

bài rất bổ ích, cảm ơn bạn đã dịch