Bạn biết những nhà thơ và tác phẩm nổi tiếng nào của Phong trào Thơ mới?

  1. Văn hóa

Chiến dịch Tinh Hoa Việt Nam đang kêu gọi đóng góp cho văn học Việt Nam nên mình cũng muốn làm một nội dung dạng infographic về thơ Việt Nam.

Đang không biết sẽ làm về gì thì lướt thấy có bạn đặt câu hỏi về Thơ mới. Thấy cũng khá thú vị có điều chưa biết làm từ đâu nên cầu cứu mọi người. Hi vọng mọi người có thể đóng góp thêm một vài tác giả hay tác phẩm về phong trào thơ mới này. Mình thì mình chỉ biết mỗi nhà thơ Xuân Diệu ở phong trào thơ mới này.

Mong là sẽ có đủ nội dung dựa trên các đóng góp của mọi người để có thể cho ra lò một chiếc infographic về Thơ Việt Nam hihi.

https://cdn.noron.vn/2019/09/30/37975eb7d283b7df80b1317c85e1df23.jpg
Từ khóa: 

tinh hoa việt nam

,

văn học việt nam

,

văn hóa

Mình xin đóng góp - Nhà thơ Huy Cận (Ông được coi là 1 trong số 15 nhà thơ nổi tiếng nhất trong phong trào Thơ Mới Việt Nam)

Nhà thơ Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận (1919-2005) là một trong những thi sĩ xuất sắc trong phong trào Thơ Mới. Ông đồng thời cũng là bạn tâm giao, tri kỉ với nhà thơ Xuân Diệu. Cũng như bao nhà thơ khác trong giai đoạn này, thơ của Huy Cận mang nỗi buồn, sự cô đơn, ray rứt. Đó là nỗi buồn trước thời cuộc, trước sự chênh vênh khi chọn lựa lí tưởng sống cho con đường phía trước, ngay trong thời điểm những năm 1930-1945, khi xã hội đầy những biến động.

Thơ của Huy Cận mang hơi hướng thoát ly khỏi thực tại, khỏi hiện thực để tìm với thiên nhiên, hòa mình vào chốn bao la ấy. Đọc thơ của ông, ta sẽ cảm nhận được từng nét bút mà Huy Cận chấm phá đều rất đẹp, rất chân thực nhưng cũng rất buồn. Bức tranh thơ của ông rất đa dạng màu sắc. Tuy nhiên dẫu ở khung cảnh nào, thì thơ của Huy Cận vẫn có đâu đó mảng màu sậm, u tối của sự cô đơn, của lí tưởng chưa tìm được bến đỗ. Ông cũng đã từng thể hiện điều đó qua những dòng thơ trong tác phẩm "Tràng giang":

"Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng"

Độc giả tìm đến thơ Huy Cận và yêu thích thơ ông bởi sự chấm phá tài tình trong từng nét bút mà ông khắc họa vào từng con chữ. Và chắc chắn rằng, Huy Cận quả thực rất xứng đáng và không hổ danh khi được nhìn nhận như một trong những người thi sĩ xuất sắc nhất trong phong trào Thơ Mới của văn học Việt Nam ta.

Một số tác phẩm nổi tiếng: Buồn đêm mưa, Tràng giang. Chiều xưa....


Nguồn: toplist.vn

Trả lời

Mình xin đóng góp - Nhà thơ Huy Cận (Ông được coi là 1 trong số 15 nhà thơ nổi tiếng nhất trong phong trào Thơ Mới Việt Nam)

Nhà thơ Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận (1919-2005) là một trong những thi sĩ xuất sắc trong phong trào Thơ Mới. Ông đồng thời cũng là bạn tâm giao, tri kỉ với nhà thơ Xuân Diệu. Cũng như bao nhà thơ khác trong giai đoạn này, thơ của Huy Cận mang nỗi buồn, sự cô đơn, ray rứt. Đó là nỗi buồn trước thời cuộc, trước sự chênh vênh khi chọn lựa lí tưởng sống cho con đường phía trước, ngay trong thời điểm những năm 1930-1945, khi xã hội đầy những biến động.

Thơ của Huy Cận mang hơi hướng thoát ly khỏi thực tại, khỏi hiện thực để tìm với thiên nhiên, hòa mình vào chốn bao la ấy. Đọc thơ của ông, ta sẽ cảm nhận được từng nét bút mà Huy Cận chấm phá đều rất đẹp, rất chân thực nhưng cũng rất buồn. Bức tranh thơ của ông rất đa dạng màu sắc. Tuy nhiên dẫu ở khung cảnh nào, thì thơ của Huy Cận vẫn có đâu đó mảng màu sậm, u tối của sự cô đơn, của lí tưởng chưa tìm được bến đỗ. Ông cũng đã từng thể hiện điều đó qua những dòng thơ trong tác phẩm "Tràng giang":

"Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng"

Độc giả tìm đến thơ Huy Cận và yêu thích thơ ông bởi sự chấm phá tài tình trong từng nét bút mà ông khắc họa vào từng con chữ. Và chắc chắn rằng, Huy Cận quả thực rất xứng đáng và không hổ danh khi được nhìn nhận như một trong những người thi sĩ xuất sắc nhất trong phong trào Thơ Mới của văn học Việt Nam ta.

Một số tác phẩm nổi tiếng: Buồn đêm mưa, Tràng giang. Chiều xưa....


Nguồn: toplist.vn

-Xuân Diệu tên đầy đủ là Ngô Xuân Diệu, sinh ngày 2/2/1916, quê làng Trảo Nha (Can Lộc, Hà Tĩnh), nhưng sinh tại huyện Tuy Phước (Bình Định). Xuân Diệu tham gia nhóm Tự lực văn đoàn, là đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ mới với hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió. Những bài thơ được công chúng yêu thích, tôn xưng ông là "ông hoàng thơ tình" được sáng tác trong giai đoạn 1936-1944, nổi tiếng như: Yêu, Vội vàng, Dại khờ...

Trong Thi nhân Việt Nam, nhà phê bình văn học Hoài Thanh đánh giá Xuân Diệu là "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới". Xuất hiện trên thi đàn Thơ mới muộn hơn so với Thế Lữ, Lưu Trọng Lư..., thơ Xuân Diệu nhanh chóng được độc giả, đặc biệt là thanh niên Việt Nam đón nhận.



Thơ của ông có sự mới lạ về cả nội dung và hình thức. Về nội dung, khác với các cây bút lãng mạn đương thời luôn tìm cách đối lập với cuộc đời hoặc thoát ly thực tại, ông muốn khẳng định cái tôi trong quan hệ gắn bó với cuộc đời, muốn được sống thật mạnh mẽ.
 

=> Cái tôi mãnh mạnh mẽ ấy càng thể hiện rõ qua bài thơ Vội vàng trích tập Thơ thơ của Xuân Diệu. Có người nói: "Bài thơ là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng phút, từng giây của cuộc đời mình nhất là những năm tháng tuổi trẻ của một hồn thơ yêu đời ham sống đến cuồng nhiệt"


undefined

(Ảnh có tham khảo từ Internet...)

Thơ

Thế Lữ: Nhớ rừng, Cây đàn muôn điệu...

Xuân Diệu: Vội vàng, Nguyệt cầm, Lời kỹ nữ...

Huy Cận: Ngậm ngùi, Tràng giang...

Lưu Trọng Lư: Tiếng thu,...

Hàn Mặc Tử: Đây thôn Vĩ Dạ, Mùa xuân chín...

Nam Trân: Đẹp và Thơ - Cô gái Kim Luông...

Chế Lan Viên: Thu...

Phạm Huy Thông: Tiếng địch sông Ô...

Vũ Đình Liên: Ông đồ...

Nguyễn Nhược Pháp: Chùa Hương...

Tế Hanh: Quê hương...

Nguyễn Bính: Mưa xuân...

Đoàn Phú Tứ: Màu thời gian...

Thâm Tâm: Tống biệt hành...

Vũ Hoàng Chương: Say đi em...

T.T.Kh.: Hai sắc hoa Tigôn...

Phê bình

Hoài Thanh: Thi nhân Việt Nam

-Nguyễn Bính (1918-1966) là nhà thơ lãng mạn của Việt Nam, nổi tiếng với những bài thơ mang sắc thái dân dã, mộc mạc. Ông có nhiều tác phẩm thơ nổi tiếng như: Những bóng người trên sân ga (1937), Cô hái mơ (1939), Chân quê (1940), Lỡ bước sang ngang (1940), Hương cố nhân (1941).

-Nguyễn Bính cảm nhận và viết nhiều về mùa Xuân, mỗi bài thơ lại mang một vẻ khác nhau. Bài thơ "Xuân về" in trong tập Tâm hồn tôi (1940), được Hoài Thanh chọn lọc trong cuốn Thi nhân Việt Nam. Theo Hoài Thanh, khi Nguyễn Bính tả cảnh xuân trong bài thơ này thì "ta thấy người không còn gì quê mùa nữa".

Đã thấy xuân về với gió đông.
Với trên màu má gái chưa chồng
Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.

Từng đàn con trẻ chạy xun xoe
Mưa tạnh trời quang nắng mới hoe
Lá nõn nhành non ai tráng bạc
Gió về từng trận gió bay đi

Thong thả dân gian nghỉ việc đồng
Lúa thì con gái mượt như nhung
Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng
Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.

Trên đường cát mịn một đôi cô
Yếm đỏ khăn thâm trảy hội chùa
Gậy trúc giắt bà già tóc bạc
Lần lần tràng hạt niệm nam vô.

-Ý nghĩa/Nội dung:

1. Xuân về được xem là một bài thơ xuân đẹp, với nhiều nét vẽ tươi xinh về mùa xuân. Bức tranh xuân ấy còn có hình ảnh thiếu nữ với má hồng, mắt trong, duyên dáng đi hội chùa làng, với "yếm đỏ khăn thâm" và cả bà cụ đi hội, chống gậy trúc, lần tràng hạt, miệng nam mô. (Tổng hợp Internet)

2. Vâng, chỉ riêng với Xuân về, Nguyễn Bính thật sự vui tươi với cảnh sắc thiên nhiên, làng xóm, con người... và có lẽ trước hết bởi tự trong lòng thi sĩ hân hoan, thơ thới tình xuân. Ngẫm toàn bộ bài thơ, từ đầu đến cuối cứ như là có sự hiện diện lần lượt của ba ông Phúc - Lộc - Thọ. Hãy xem, Phúc với màu hồng trên má cô gái chưa chồng, với đàn con trẻ ríu rít trong cảnh mưa tạnh, giời quang, nắng mới hoe. Lộc với lá nõn, lưúa thì con gái, với đầy vườn hoa bưởi, hoa cam ngào ngạt hương... Và Thọ với đôi cô trẩy hội chùa và một viễn cảnh đối với các cô là bà già chống gậy trúc, miệng nam mô, tay lần tràng hạt...

Mỗi xuân về, mỗi lời cầu chúc Phúc, Lộc, Thọ đâu chỉ riêng niềm mong mỏi của Nguyễn Bính hơn nửa thế kỷ trước, mà từ cổ chí kim, ai còn mong muốn gì hơn thế? (Tổng hợp Internet)

-Trong bài Thề non nước của Tản Đà có những câu thơ nổi tiếng như:

Nước non nặng một lời thề
Nước đi đi mãi không về cùng non
Nhớ lời nguyện nước thề non
Nước đi chưa lại non còn đứng không
Non cao những ngóng cùng trông
Suối tuôn dòng lệ chờ mong tháng ngày.
Xương mai một nắm hao gầy
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương

(...)

-Ý nghĩa:

1. Bức tranh Thề non nước mang một hình ảnh cụ thể của một bức tranh sơn thuỷ nhưng lại mang nét trừu tượng của một bức tranh phức tạp. Cái hay của bài thơ là ở nghệ thuật ngôn ngữ điêu luyện của Tản Đà, cũng là ở tấm lòng ưu ái của ông với đất nước.(Tổng hợp Internet)

2. Bài thơ Thề non nước là một bài thơ đa nghĩa. Có nội dung vịnh cảnh trong tranh. Có nội dung phong tình cố hữu của Tản Đà. Và còn có tấm lòng tha thiết gắn bó của nhà thơ với Tổ quốc giang sơn trong cảnh ngộ mất chủ quyền (Tổng hợp Internet)

3. Và thế, cùng với việc dựng lên một cảnh nước non thanh sạch, tiêu tao, bài thơ không chỉ là lời tự tình đằm thắm của một tâm hồn thuỷ chung, tin cậy mà còn cất giấu trong mình một bức tranh thiên nhiên tráng lệ và quyến rũ mê hồn vì một vẻ đẹp như sinh ra bởi con người và cũng chỉ dành để cho con người. (Lời bình của Nhà thơ Anh Ngọc)

-Vũ Đình Liên (1913-1996) là nhà thơ, nhà giáo quê Hải Dương, sinh tại Hà Nội. Bài thơ Ông đồ sáng tác năm 1936 của Vũ Đình Liên được giới phê bình văn học xem là một trong mười bài thơ tiêu biểu cho phong trào Thơ mới.

-Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua.

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
"Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay".

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay.

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

-Nhận xét: 

Trong cuốn Thi nhân Việt Nam, nhà phê bình Hoài Thanh gọi Ông đồ là kiệt tác. "Ông chính là cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời văn tàn".
Theo Hoài Thanh, theo nghề văn mà làm được một bài thơ như vậy là cũng đủ, đủ để lưu danh, đủ với người đời.

-Ý nghĩa/nội dung bài thơ: 

1. =>Bài thơ đã khác họa một hình ảnh rất quen thuộc đó chính là Ông Đồ, cùng với đó là câu chuyện buồn về cuộc đời của người nghệ sĩ đại diện cho Nho học, thể hiện niềm tiếc thương sâu sắc trước sự suy tàn của nền Nho học đương thời. Từ đó gợi lên bài học hiện nay là cần phải giữ gìn những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp.

2. Bài thơ ra đời khi ông đồ đã trở thành di tích của một thời tàn, Nho học đã bị thất sủng, người ta đua nhau chạy theo thời đại với chữ Pháp chữ Tây. Nhà thơ đã tái hiện hình ảnh ông đồ với vẻ đáng thương khiến người đọc cảm thương, xót xa. (Tổng hợp)

3. Tác phẩm khắc họa thành công hình cảnh đáng thương của ông đồ thời vắng bóng, đồng thời gửi gắm niềm thương cảm chân thành của nhà thơ trước một lớp người dần đi vào quá khứ, khới gợi được niềm xúc động tự vấn của nhiều độc giả. (Tổng hợp)