Văn thơ Việt Nam có những thể thơ nào?

  1. Văn hóa

Đây vốn không phải lĩnh vực mà mình biết nhiều, nên xin mạn phép đăng câu hỏi cho các bạn cùng giúp giải đáp. Việt Nam ta có tất cả bao nhiêu thể thơ khác nhau nhỉ? Cách gieo vần và độ dài-ngắn của các thể thơ này khác nhau như thế nào?

Cảm ơn các bạn!

Từ khóa: 

thơ việt nam

,

văn thơ

,

thể thơ

,

văn hóa

Mình xin liệt kê một số thể thơ thường gặp và cách nhận biết như sau:

1, Thể thơ Đường luật: (Có nhiều loại như: Thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt).

  • Thất ngôn tứ tuyệt: Bài thơ có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ.
  • Ví dụ: Ngắm trăng (Trích "Nhật ký trong tỳ" - Hồ Chí Minh)
  • Thất ngôn bát cú: Bài thơ có 8 câu, mỗi câu có 7 chữ.
  •    Ví dụ: Thu Điếu (Nguyễn Khuyến) 
  •  Gieo vần: Vần của các bài thơ được viết theo thể đường luật là vần chân tức là vần ở cuối câu thơ.


2, Thể thơ Lục bát: 

Mỗi cặp gồm có hai câu thơ, câu trên sáu chữ (lục), câu dưới tám chữ (bát). Một bài thơ có thể có nhiều cặp lục bát, số lượng cặp câu không giới hạn.

  • Gieo vần: Gieo vần chủ yếu là vần lưng tức là vần ở giữa câu thơ, chữ cuối của câu 6 thường bắt vần với chữ thứ 6 của câu 8 và chữ thứ 8 của câu 8 bắt vần với chữ thứ 6 ở câu 6 tiếp theo.

Ví dụ: Truyện Kiều (Nguyễn Du)...

3, Thể thơ Song thất lục bát: 

Thể thơ này mỗi khổ có 4 câu: gồm 2 câu đầu 7 chữ gọi là song thất,  và một cặp lục bát (câu thứ ba sáu chữ, câu thứ tư 8 chữ). Mỗi bài thơ có thể gồm nhiều khổ song thất lục bát và số lượng khổ thơ cũng không hạn định.

Gieo vần:  Gồm cả vần chân và vần lưng.

Ví dụ: Chinh Phụ ngâm (Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm)

4, Thể thơ Tự do:  

Đúng như cái tên của nó: Không hạn định về số chữ trong câu, số câu trong bài, dài ngắn linh hoạt. Số chữ trong 1 dòng thơ, dòng nhiều dòng ít không gò bó, và không bắt buộc theo quy luật như các thể thơ khác.

  • Gieo vần như vần chân, vần liền, vần cách.

Ví dụ:  Vội vàng (Xuân Diệu).

5, Một số thể thơ khác:

Chẳng hạn như thể thơ bốn chữ (Mỗi câu thơ 4 chữ), thể thơ năm chữ  (mỗi câu thơ 5 chữ), thể thơ sáu chữ (mỗi câu thơ 6 chữ), thể thơ 7 chữ (mỗi câu thơ 7 chữ), thể thơ 8 chữ (mỡi câu thơ 8 chữ)… 

Đây là những thể thơ khá đơn giản trong việc nhận dạng các thể thơ. Bởi nó có các câu thơ được viết tiếp nối với nhau tạo thành một bài thơ. hoặc Bốn câu thơ làm thành một khổ.

Số câu trong thể thơ đúng với số chữ trong một câu thơ. 

Ví dụ: Thể thơ năm chữ: Sóng (Xuân Quỳnh)

Thể thơ bảy chữ: Tràng Giang (Huy Cận)

KL: Trên đây là danh sách các thể thơ thường gặp và cách đơn giản để nhận biết mà mình muốn chia sẻ với cộng đồng. Hy vọng nội dung này sẽ hữu ích dành cho bạn!


Nguồn: Kết hợp : vanhay.edu.vn & loga.vn

Trả lời

Mình xin liệt kê một số thể thơ thường gặp và cách nhận biết như sau:

1, Thể thơ Đường luật: (Có nhiều loại như: Thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt).

  • Thất ngôn tứ tuyệt: Bài thơ có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ.
  • Ví dụ: Ngắm trăng (Trích "Nhật ký trong tỳ" - Hồ Chí Minh)
  • Thất ngôn bát cú: Bài thơ có 8 câu, mỗi câu có 7 chữ.
  •    Ví dụ: Thu Điếu (Nguyễn Khuyến) 
  •  Gieo vần: Vần của các bài thơ được viết theo thể đường luật là vần chân tức là vần ở cuối câu thơ.


2, Thể thơ Lục bát: 

Mỗi cặp gồm có hai câu thơ, câu trên sáu chữ (lục), câu dưới tám chữ (bát). Một bài thơ có thể có nhiều cặp lục bát, số lượng cặp câu không giới hạn.

  • Gieo vần: Gieo vần chủ yếu là vần lưng tức là vần ở giữa câu thơ, chữ cuối của câu 6 thường bắt vần với chữ thứ 6 của câu 8 và chữ thứ 8 của câu 8 bắt vần với chữ thứ 6 ở câu 6 tiếp theo.

Ví dụ: Truyện Kiều (Nguyễn Du)...

3, Thể thơ Song thất lục bát: 

Thể thơ này mỗi khổ có 4 câu: gồm 2 câu đầu 7 chữ gọi là song thất,  và một cặp lục bát (câu thứ ba sáu chữ, câu thứ tư 8 chữ). Mỗi bài thơ có thể gồm nhiều khổ song thất lục bát và số lượng khổ thơ cũng không hạn định.

Gieo vần:  Gồm cả vần chân và vần lưng.

Ví dụ: Chinh Phụ ngâm (Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm)

4, Thể thơ Tự do:  

Đúng như cái tên của nó: Không hạn định về số chữ trong câu, số câu trong bài, dài ngắn linh hoạt. Số chữ trong 1 dòng thơ, dòng nhiều dòng ít không gò bó, và không bắt buộc theo quy luật như các thể thơ khác.

  • Gieo vần như vần chân, vần liền, vần cách.

Ví dụ:  Vội vàng (Xuân Diệu).

5, Một số thể thơ khác:

Chẳng hạn như thể thơ bốn chữ (Mỗi câu thơ 4 chữ), thể thơ năm chữ  (mỗi câu thơ 5 chữ), thể thơ sáu chữ (mỗi câu thơ 6 chữ), thể thơ 7 chữ (mỗi câu thơ 7 chữ), thể thơ 8 chữ (mỡi câu thơ 8 chữ)… 

Đây là những thể thơ khá đơn giản trong việc nhận dạng các thể thơ. Bởi nó có các câu thơ được viết tiếp nối với nhau tạo thành một bài thơ. hoặc Bốn câu thơ làm thành một khổ.

Số câu trong thể thơ đúng với số chữ trong một câu thơ. 

Ví dụ: Thể thơ năm chữ: Sóng (Xuân Quỳnh)

Thể thơ bảy chữ: Tràng Giang (Huy Cận)

KL: Trên đây là danh sách các thể thơ thường gặp và cách đơn giản để nhận biết mà mình muốn chia sẻ với cộng đồng. Hy vọng nội dung này sẽ hữu ích dành cho bạn!


Nguồn: Kết hợp : vanhay.edu.vn & loga.vn

Câu một 6 chữ câu hai 7 chữ gọi là thể thơ gì

Bài thơ 2 câu, 1 câu 7 chữ 2 câu 8 chữ là thể thơ j vậy ạ

Woo Map
Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật” theo em thấy là bài thơ hiện đại thuộc thể thơ tự do đó anh.

Giúp mình với gấp, kể ra 4 đặc điểm khác nhau giữa thơ 6 chữ và 7 chữ