[Bạn có biết] Đầm Thị Nại?

  1. Lịch sử

Các bạn có thể thấy một bên là thành phố Quy Nhơn, còn đối diện là bán đảo Phương Mai, có cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam nối hai bờ, và cái chỗ hẹp hẹp kia là cửa vào thuỷ trại, ngày xưa chứa đầy đại bác để trừng phạt bất cứ ai dám đụng đến 2000 chiến thuyền Tây Sơn đậu chi chít trong đầm. Vì cửa vào quá hẹp và hoả lực mạnh nên về lý thuyết không ai có thể xuyên qua được lưới lửa này.

Gia Long đánh Thị Nại 3 lần, trong đó có lần Nguyễn Nhạc đi săn voi không để ý. Khi rút lui Nguyễn Ánh có để lại mấy chiếc thuyền troll rằng: tặng ông hoàng đế dạo chơi trên mặt nước. Còn lần cuối cùng mới thật sự thảm khốc, cái đêm Tết nguyên tiêu năm đó cả khu đầm rộng lớn bị hoả thiêu, gần như toàn bộ hải quân Tây Sơn bị tiêu diệt.

Hôm ấy là sinh nhật Nguyễn vương. Ông cũng có mặt ở chiến trường nhưng không chết mặc dù đại bác hai bên bờ bắn như vãi đạn. Phúc Ánh đã ăn mừng tuổi mới bằng nến đốt từ những ngọn lửa cháy ngùn ngụt trên đầm. Trận thuỷ chiến lớn nhất lịch sử nước ta và cũng là trận đánh quyết định để phục hưng nhà Nguyễn.

Điều đáng ngạc nhiên là các tướng Tây Sơn không biết nghề biển mà tại sao hải quân Tây Sơn lại kinh khủng như vậy. Đó là vì hai vua Quang Trung và Thái Đức đã ưu đãi rất nhiều cho hải tặc Tàu Ô, một thế lực được lịch sử thế giới ghi nhận là gieo rắc ác mộng trên biển Đông. Tây Sơn làm lơ cho chúng hoạt động và đổi lại là sự phục vụ. Chính vì thế mà sau này Gia Long bắt các tướng hải quân Tây Sơn đem nộp cho nhà Thanh thì phát hiện toàn cướp biển. Chúng nể phục gọi Quang Trung là "đại ca Việt Nam".

Từ khóa: 

lịch sử