Các triều đại và chế độ Việt Nam trong lịch sử

  1. Lịch sử

Bạn có bao giờ thắc mắc lịch sử Việt Nam được chia thành mấy thời kỳ? Có bao nhiêu triều đại từng tồn tại? Triều đại nào tồn tại lâu nhất? Ai là hoàng đế đầu tiên sáng lập ra triều đại đó v.v...

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có khái niệm tổng quát và súc tích về lịch sử Việt Nam qua các triều đại và chế độ khác nhau một cách dễ hiểu nhất. Bài viết này còn bao gồm lãnh đạo đầu tiên và cuối cùng của triều đại hoặc chế độ đó, và nơi phát tích của triều đại. Hy vọng nhận được sự ủng hộ của các bạn!

Quy tắc ghi tên vua chúa thời phong kiến của mình là tên húy (tên thật) trước, dưới là tước vị hoặc niên hiệu của vị vua chúa đó. Trong trường hợp vua có nhiều niên hiệu thì mình sẽ chọn niên hiệu vị vua đó sử dụng lâu nhất. Từ thời Nhà Tiền Lý thì vua VN mới bắt đầu dùng niên hiệu, trước đó chỉ có tước vị mà thôi.

Các khung có chữ in nghiêng là để chỉ giai đoạn thuộc địa, đô hộ hoặc là bù nhìn của nước khác.

Tổng kết thú vị cho các bạn yêu sử:

  • Triều đại ngắn nhất: Hai Bà Trưng (3 năm)
  • Triều đại dài nhất: Nhà Lê Trung hưng (256 năm), nếu tính luôn Nhà Lê sơ (99 năm) thì là 355 năm
  • Vua đầu tiên: Lộc Tục (theo truyền thuyết) hoặc Thục Phán (theo chính sử)
  • Nữ vương duy nhất trong lịch sử: Trưng Trắc, xưng là Trưng Nữ Vương
  • Hoàng đế đầu tiên: Đinh Bộ Lĩnh, xưng là Đại Thắng Minh Hoàng Đế, niên hiệu là Thái Bình Hoàng Đế
  • Nữ hoàng duy nhất trong lịch sử: Lý Thiên Hinh, còn gọi là Lý Chiêu Hoàng
  • Vua đầu tiên dùng niên hiệu: Lý Bí với niên hiệu Thiên Đức
  • Thời kỳ thuộc địa ngắn nhất: Nhật thuộc (chưa tới 1 năm)
  • Thời kỳ thuộc địa lâu nhất: Bắc thuộc lần 2 (501 năm)
  • Quan lại Trung Hoa đầu tiên cai trị: Thạch Đới (hoặc Thạch Đái)
  • Quan lại Trung Hoa cuối cùng cai trị: Vương Thông
  • Nền cộng hòa đầu tiên: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
  • Lãnh đạo nền cộng hòa đầu tiên: Hồ Chí Minh
  • Quê hương phát tích nhiều vị vua chúa nhất: Thanh Hóa (Họ Dương, Nhà Hồ, Nhà Hậu Lê, Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn, Nhà Nguyễn), Hà Nội (Hai Bà Trưng, Họ Phùng, Nhà Ngô), Nghệ An (Họ Mai, Nhà Tây Sơn) và Hải Dương (Họ Khúc, Nhà Mạc)
  • Triều đại duy nhất được đặt tên theo vùng đất phát tích: Nhà Tây Sơn, gọi theo vùng đất Tây Sơn, Bình Định ngày nay
  • Nhà lãnh đạo trải qua nhiều chế độ khác nhau nhất: Bảo Đại (Nhà Nguyễn, Đế quốc Việt Nam và Quốc gia Việt Nam) và Tôn Đức Thắng (VNDCCH và CHXHCNVN)
  • Chế độ thay đổi danh xưng lãnh đạo nhiều nhất: Việt Nam Cộng hòa với các danh xưng Tổng thống, Quốc trưởng, Ủy ban Lãnh đạo lâm thời và Chủ tịch ủy ban Lãnh đạo Quốc gia


Từ khóa: 

lịch sử

Nhà Tây Sơn từng được gọi là nhà Nguyễn Tây Sơn để phân biệt với nhà Nguyễn Gia Miêu, sau này rút gọn lại thành nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn 
Trả lời
Nhà Tây Sơn từng được gọi là nhà Nguyễn Tây Sơn để phân biệt với nhà Nguyễn Gia Miêu, sau này rút gọn lại thành nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn 
Góp ý chút cho chủ bài viết, Lý Nam Đế không phải Hoàng đế đầu tiên, ông chỉ xưng là Lý Nam Việt Đế mà thôi
Hay nhỉ
Hix dùng app không xem ảnh được. Hy vọng các bản update sau sẽ xem được.
Thanks tác giả rất nhiều ạ.

Hay quá, cảm ơn Bảo vì tổng hợp kiến thức quá thú vị :D

Cho em hỏi Chế độ VNDCCH và Chế độ CHXHCNVN khác nhau như nào ạ ?
Hay quá, cảm ơn bạn ^^ nhưng sao mình không lưu được ảnh trên nhỉ? Tiếc quá :( 

Mình xin hiệu đính phần nhà Triệu của Vũ Vương trở đi tính là Bắc thuộc.

Bởi theo chính sử ghi lại rằng Triệu Đà làm tướng nhà Tần, đem quân đi thảo phạt vùng Bách Việt nên phải tính là xâm lược.

Muốn lưu lại bảng thống kê để lâu lâu tra cứu mà không được. Inbox bảng đó nhá bạn

Cho em hỏi bà Triệu có được coi là nữ vương hay không và sự khác nhau của vương triều hay vua chúa hoàng đế và nữ vương và các vị xưng lên làm vương thế nào với đk coi là quốc gia chỉnh thể của thời đại phong kiến