Bạn có suy nghĩ gì về tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng của dân tộc ta?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Để ghi nhớ công lao to lớn của các Vua Hùng, nhân dân đã lập đền thờ tưởng niệm (khu di tích lịch sử đền Hùng) mà trung tâm là núi Nghĩa Lĩnh và lấy ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ Tổ. Từ trung tâm thờ tự đầu tiên này, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương dần lan tỏa, có sức sống lâu bền từ đời này qua đời khác, từ đồng bằng lên miền núi, từ Bắc vào Nam, từ trong nước ra nước ngoài. Đất nước có lúc thịnh lúc suy, có lúc bị giặc ngoại xâm thống trị nhưng Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương vẫn được các thế hệ duy trì đến tận ngày nay và còn mãi đến muôn đời sau. Xuất phát từ đạo lý văn hóa " Ẩm hà tư nguyên/ Uống nước nhớ nguồn" Thờ cúng Vua Hùng đã trở thành tín ngưỡng văn hóa đặc trưng, mang tính bản địa sâu sắc của người Việt. Ngày Giỗ Tổ không chỉ đơn thuần là ngày con cháu bốn phương hội tụ thắp hương cúng giỗ Tổ tiên mà còn là ngày giao lưu văn hóa giữa các vùng miền cùng biên cõi. Trên khắp mọi nẻo đường, mọi vùng quê, chốn đầu non ngọn suối, trong tâm thức của người dân đất Việt đều khắc cốt ghi xương, sâu đậm ký ức thiêng liêng về một cội nguồn chung: " Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3. Theo bản thân em Giỗ Tổ Hùng Vương là một sự kiện vô cùng đặc biệt đối với người dân Việt Nam; là sự khẳng định tín ngưỡng bản sắc văn hoá đặc trưng của người Việt và trở thành động lực tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Văn hoá ấy, nền tảng đạo lý ấy ngày càng được củng cố, phát triển đã trở thành lẽ sống, đạo đức, niềm tin cho các thế hệ người Việt và trở thành sức mạnh vô địch của cộng đồng Việt Nam vững bước trên con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Trả lời
Để ghi nhớ công lao to lớn của các Vua Hùng, nhân dân đã lập đền thờ tưởng niệm (khu di tích lịch sử đền Hùng) mà trung tâm là núi Nghĩa Lĩnh và lấy ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ Tổ. Từ trung tâm thờ tự đầu tiên này, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương dần lan tỏa, có sức sống lâu bền từ đời này qua đời khác, từ đồng bằng lên miền núi, từ Bắc vào Nam, từ trong nước ra nước ngoài. Đất nước có lúc thịnh lúc suy, có lúc bị giặc ngoại xâm thống trị nhưng Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương vẫn được các thế hệ duy trì đến tận ngày nay và còn mãi đến muôn đời sau. Xuất phát từ đạo lý văn hóa " Ẩm hà tư nguyên/ Uống nước nhớ nguồn" Thờ cúng Vua Hùng đã trở thành tín ngưỡng văn hóa đặc trưng, mang tính bản địa sâu sắc của người Việt. Ngày Giỗ Tổ không chỉ đơn thuần là ngày con cháu bốn phương hội tụ thắp hương cúng giỗ Tổ tiên mà còn là ngày giao lưu văn hóa giữa các vùng miền cùng biên cõi. Trên khắp mọi nẻo đường, mọi vùng quê, chốn đầu non ngọn suối, trong tâm thức của người dân đất Việt đều khắc cốt ghi xương, sâu đậm ký ức thiêng liêng về một cội nguồn chung: " Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3. Theo bản thân em Giỗ Tổ Hùng Vương là một sự kiện vô cùng đặc biệt đối với người dân Việt Nam; là sự khẳng định tín ngưỡng bản sắc văn hoá đặc trưng của người Việt và trở thành động lực tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Văn hoá ấy, nền tảng đạo lý ấy ngày càng được củng cố, phát triển đã trở thành lẽ sống, đạo đức, niềm tin cho các thế hệ người Việt và trở thành sức mạnh vô địch của cộng đồng Việt Nam vững bước trên con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.