Bạn đã đọc những truyện ngắn nào có yếu tố ma quỷ?

  1. Văn hóa

media-object
Trong truyện ngắn Việt Nam, chắc hẳn có một vài truyện ngắn đã sử dụng ma quỷ để nói về văn hóa vùng miền, hoặc như một hình ảnh ẩn dụ đại diện cho mặt tối của cuộc sống để đưa cho chúng ta những bài học ý nghĩa.
Bạn đã đọc qua hoặc biết đến những truyện ngắn nào như vậy chưa?
Từ khóa: 

văn học việt nam

,

ma quỷ

,

tinh hoa việt nam

,

văn hóa

Chùa đàn của Nguyễn Tuân nè :3
Truyện ngắn này có rất nhiều yếu tố hoang đường khiến người đọc khó mà tin được, nhất là không khí trong truyện nó rất mà kinh dị và ma quái. Màu sắc truyện thì quái dị ghê hồn, nhân vật và tình tiết thì được Nguyễn Tuân miêu tả rùng rợn không để đâu cho hết, ngay cả tiếng khóc thương cho người đã chết cũng nghe vô cùng ma quái.
Đặc biệt, trong truyện còn có một bãi tha ma chôn rượu gọi là tửu phần, mả rượu. Trên các luống mả có những thẻ tre ghi ngày tháng từng lứa rượu, rất ghê. :3 Rồi còn có cả nhân vật Chánh Thú hồn ma, ngày ngày chỉ chờ có mỗi người nào xui xẻo mà thế mạng cho để mình được đầu thai lên cõi trần gian. Kẻ nào xui xẻo cầm đến cái cây đàn của Chánh Thú thì thôi coi như tiêu đời, vì Nguyễn Tuân đã mặc định "yểm bùa" cho cây đàn ấy để ai cầm đến là sẽ phải chết. Nói chung là bạn tìm đọc xem coi có sợ không :3
Với cả còn có các truyện khác như:
- Vàng và máu của Thế Lữ
- Truyện đường rừng của Lan Khai
- Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu
- Tiểu thuyết Vào cõi của Nguyễn Bình Phương,...
Trả lời
Chùa đàn của Nguyễn Tuân nè :3
Truyện ngắn này có rất nhiều yếu tố hoang đường khiến người đọc khó mà tin được, nhất là không khí trong truyện nó rất mà kinh dị và ma quái. Màu sắc truyện thì quái dị ghê hồn, nhân vật và tình tiết thì được Nguyễn Tuân miêu tả rùng rợn không để đâu cho hết, ngay cả tiếng khóc thương cho người đã chết cũng nghe vô cùng ma quái.
Đặc biệt, trong truyện còn có một bãi tha ma chôn rượu gọi là tửu phần, mả rượu. Trên các luống mả có những thẻ tre ghi ngày tháng từng lứa rượu, rất ghê. :3 Rồi còn có cả nhân vật Chánh Thú hồn ma, ngày ngày chỉ chờ có mỗi người nào xui xẻo mà thế mạng cho để mình được đầu thai lên cõi trần gian. Kẻ nào xui xẻo cầm đến cái cây đàn của Chánh Thú thì thôi coi như tiêu đời, vì Nguyễn Tuân đã mặc định "yểm bùa" cho cây đàn ấy để ai cầm đến là sẽ phải chết. Nói chung là bạn tìm đọc xem coi có sợ không :3
Với cả còn có các truyện khác như:
- Vàng và máu của Thế Lữ
- Truyện đường rừng của Lan Khai
- Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu
- Tiểu thuyết Vào cõi của Nguyễn Bình Phương,...
Bạn có thể đọc thử truyện ngắn "Thần hổ" và "Ai hát giữa rừng khuya" của TchyA xem, khá là hay và hấp dẫn. Con người gây thù chuốc oán với thiên nhiên thì sẽ nhận lại được sự trả gía thích đáng. Thần hổ gọi là thần nhưng cũng thù rất dai, phải giết cả dòng họ kẻ thù đến tuyệt diệt ko chết hết ko thôi. Những kẻ bị hổ vồ chết trở thành ma trành, để giải thoát cho bản thân ma trành dụ dỗ bất kỳ ai kể cả người thân, người yêu đến cho hổ vồ. Tuy nhiên vẫn có những người dù trở thành ma vẫn sẵn sàng hy sinh bảo vệ người mình yêu.
Truyền kỳ mạn lục cũng khá là nổi tiếng - Chuyện người con gái Nam Xương trong SGK văn học được trích từ đây ra. Nói chung Truyền kỳ mạn lục dạng dạng như Liêu trai chủ yếu từ những câu truyện ma qủy hoang đường phê phán chế độ phong kiến hủ bại, vua chúa, quan lại vơ vét, sách nhiễu bóc lột ám hại người dân lương thiện, đặc biệt là phụ nữ.