Bạn thích hay sợ "TẾT"?

  1. Văn hóa

Ngày xưa, "Tết" là những ngày mà cả năm chỉ mong cho mau tới vì được sum họp gia đình, bạn bè, được vui chơi thỏa thích, được ăn những món ăn đặc trưng mà ngày tết mới có.

Nhưng những năm gần đây, ngày "Tết" càng lúc càng tạo ra nhiều áp lực hơn ngày thường và có đôi khi mong đừng có tết.

Bạn thích hay chán Tết? Vì sao?

Từ khóa: 

tết

,

chán

,

mong

,

áp lực

,

văn hóa

"Ngày quốc tế dọn nhà sắp đến rồi, đáng sợ quá"; "Cả tuần nằm ườn, chẳng biết làm gì cho hết Tết", "Tết không tiền thì Tết làm gì"; "Tết chỉ ăn với ngủ, chán òm"; "Tuần lễ ẩm thực bánh chưng xanh, nem rán, giò lụa sắp tấn công chúng ta"; "Lớn rồi, Tết có còn được tiền mừng tuổi nữa đâu mà mong"; "Tết có còn như xưa nữa đâu mà chẳng chán"...

"Chưa gì mẹ đã kêu khi nào về rồi dặn dò đủ thứ là phải về sớm. Mình hỏi về sớm làm gì thì mẹ bảo về dọn nhà! Thật đáng sợ!",

Trả lời

"Ngày quốc tế dọn nhà sắp đến rồi, đáng sợ quá"; "Cả tuần nằm ườn, chẳng biết làm gì cho hết Tết", "Tết không tiền thì Tết làm gì"; "Tết chỉ ăn với ngủ, chán òm"; "Tuần lễ ẩm thực bánh chưng xanh, nem rán, giò lụa sắp tấn công chúng ta"; "Lớn rồi, Tết có còn được tiền mừng tuổi nữa đâu mà mong"; "Tết có còn như xưa nữa đâu mà chẳng chán"...

"Chưa gì mẹ đã kêu khi nào về rồi dặn dò đủ thứ là phải về sớm. Mình hỏi về sớm làm gì thì mẹ bảo về dọn nhà! Thật đáng sợ!",

Bằng nhận xét khách quan, tôi thấy thế này. Như bạn nói : " Tết " là dịp để mọi người gặp nhau, sum vầy... Thật vui. Nhưng ngày nay định nghĩa cái tết đã bị bóp méo. Gần kề ngày tết, thay vì dọn nhà nhỏ như xưa thì nay dọn nguyên cái nhà to đùng, mệt mỏi. Chưa kể " Tết " dần trở thành dịp để mọi người phô trương, nhà đẹp cây đẹp, bàn hoa quả đẹp đẽ, đồ ăn thức uống ngoại nhập... ( Theo tôi, tươm tất là đủ ). Còn nữa, nói đến tết phải nhắc đến lì xì. Bọn trẻ thời nay đã quan trọng giá trị bên trong bao lì xì, chứ không phải câu chúc và tấm lòng kèm theo. Người lớn cũng vậy, so đo xem nhà nào lì xì con mình nhiều, nhà nào ít. Sự so đo ấy là rào cản các mối quan hệ. 
Những điều tôi kể trên dân phố hiểu rất rõ. Ở quê thì ít hơn, vì tết đến ở quê mới đúng nghĩa sum họp, dọn nhà chỉ cần gọn gàng, cây cảnh có gì chơi nấy, trẻ con ngây ngô chạy nhảy 20 cũng như 50 nghìn, rộn ràng thấy mà thèm. Nhưng rồi ừ thì cũng phải nghĩ lại, dân quê họ cũng dần sống như phố rồi.
Còn chủ quan mà nói, dù mới 18 tuổi thôi, tôi đã ghét cái tết từ lâu rồi. Vì tôi cảm thấy dòng họ 2 bên nội ngoại xem rất nhẹ gia đình tôi, không có sự niềm nở, thái độ thờ ơ, tết lại chả muốn đi đâu, làm gì cả. Tôi chả cần, chỉ thương mẹ... Sẽ có một số người hiểu tôi đấy, rằng tết lại mà cô đơn thì sẽ đáng sợ đến nhường nào.

Ngày xưa mình thích Tết.

Tết được ngồi gói bánh chưng với bố.

Tết được ở nhà ngủ nướng và ko ăn cũng ko bị mắng

Giờ lấy chồng rồi thì mình cũng chưa biết. Nhưng năm nay là năm đầu tiên, mình cũng hơi lo lắng vì mình cần ra dáng người lớn, cần học cách chuẩn bị mua sắm tết và đặc biệt là thể nào cũng có nhiều người hỏi "có gì chưa". Nhưng không sao. Nếu ai hỏi câu đó mình sẽ nói "cháu córồi. có chồng rồi" =)))

Hahaha. Tết mà! VUI LÊN!

Sợ, trăm thứ phải chi tiền, rồi quan hệ họ hàng nội ngoại, may thay làm ở công ty tư nhân nên không cần fải "đi sếp"


Vừa thích vừa sợ.

Thích vì được nghỉ, gói bánh chưng, không khí luôn tràn ngập vẻ ấm áp và vui vẻ; mỗi khi thấy bố thắp cây hương lớn đặt giữa nhà là mình biết Tết đến rồi.

Còn sợ là vì phải xã giao nhiều. Haizz, nếu Tết chỉ cần ở nhà ăn ngủ thì mới là thiên đường. :V

Chia sẻ một chút cảm nhận về Tết

+ Mình nhớ y nguyên hồi còn bé (Giai đoạn từ cấp 2 đổ lại) thì chắc mọi đứa bé đều như mình rất thích tết vì lúc ấy thấy cảnh vật khác lắm: Nhộn nhịp hơn trong những ngày giáp Tết nè, được mua đồ đẹp rồi còn được nhận lì xì... Rất mong đến Tết^^

+ Đến khi cuối cấp 2 thì chán hơi xíu thì thấy nó lặp lại nhiều quá (Thích mỗi giai đoạn đầu lúc được đi sắp sửa với mama, còn trong Tết là thấy hết Tết rồi đó)

+ Rồi khi cấp 3 đi học xa nhà một chút (300 km) thì cũng mong đến Tết được về với gia đình nhưng vẫn thấy không có gì vui lắm

+ Cho đến khi bây giờ mình đi học xa nhà cách nhau nghìn mấy cây số thì thực sự muốn Tết vì muốn được đoàn tụ cùng gia đình. Khoảng thời gian đi xa nhà, đi học và tiếp xúc với xã hội nhiều hơn, áp lực hơn thì những khoảnh thời gian bên gia đình vẫn là tuyệt vời nhất. Có thể là chúng ta sợ rằng khi Tết đến sẽ phải gặp nhiều người thân hơn, họ sẽ hỏi rất nhiều về công việc, tình cảm, học hành,... vân vân và mây mây,... Nó làm bạn áp lực và mệt mỏi nhưng đối với mình miễn là mỗi năm quay đều thấy bố mẹ, ông bà, những người thân của mình vẫn khỏe mạnh, đủ số lượng người đó, không thiếu ai thì đã là một niềm hạnh phúc với mình.

Tóm lại là: Thời điểm hiện tại Mình vẫn thích Tết :)))))))

mình nghĩ là thích chứ , nội cái không khí nhộn nhịp ngày tết đủ thấy thích rồi :)) còn ad

Sợ ăn nhiều bánh chưng, gà luộc ...

Người Việt có thói quen quan tâm tới cuộc sống cá nhân của nhau. Nhưng điều này không phải phù hợp, thậm chí thành khiếm nhã. Tết là dịp điều này thể hiện rõ nhất.

Bao giờ lấy chồng? bao giờ sinh con? Khi được hỏi việc chuẩn bị Tết, cô em tôi chép miệng: “Em ngán Tết lắm rồi, chỉ thích bỏ đi chơi đâu xa”

“- Sao thế? Dịp sum họp gia đình, gặp gỡ bạn bè mà!”

“- Gặp rồi ai cũng hỏi sắp lấy chồng chưa, và sẽ phải trả lời cùng một câu hỏi đó suốt mấy ngày liền, nói đi nói lại. Có năm em định trốn ở nhà, nhưng rồi cũng có khách của bố mẹ đến, cũng phải tiếp, rồi cũng vẫn phải trả lời cùng câu hỏi ấy.”

Nghĩ lại thì tôi thấy khó cho cô em thật. Tết là dịp người Việt ‘tung ra’ vô số câu hỏi khiến người được hỏi bối rối, mặc định rằng đó là hình thức thể hiện sự quan tâm. Chưa chồng hỏi sắp lấy chồng chưa? Chưa đi học hỏi bao giờ đi? Đi làm rồi hỏi làm công ty nào? lương bao nhiêu: Nếu đối tượng mới cưới thì thể nào cũng hỏi sắp có em bé chưa, rồi chúc cuối năm có em bé …

Nhìn bề ngoài, những câu hỏi thăm ấy có vẻ vô hại nhưng mang lại cho người bị hỏi áp lực tâm lý và sự khó xử không nhỏ. Cô gái “nhỡ thì” hay đánh mất tình yêu bị xoáy vào nỗi buồn. Người hiếm muộn cười gượng hay cậu trai mới đi làm bối rối về đồng lương khởi nghiệp.

Khổ nỗi, với nhiều người, không hỏi những câu như thế thì họ không biết nói gì khác. hỏi những câu gì khác. Cách thức ấy đã thành thói quen giao tiếp hàng trăm năm của người Việt. Nhưng không phải cái gì tồn tại lâu thì được phép chấp nhận. Cuộc sống thay đổi đòi hỏi văn hoá giao tiếp cũng cần thay đổi, nhanh hay chậm là do ý thức của mỗi chúng ta và quan trọng hơn cả là định hướng giáo dục trẻ em về giao tiếp. Tránh trường hợp vô tình làm người khác khó chịu.

Còn bản thân tôi ngày bé, tôi háo hức bao nhiêu thì giờ làm mẹ, làm dâu sợ Tết bấy nhiêu. 4 ngày Tết, tôi không đi được đến đâu, phải ở nhà chuẩn bị mâm cỗ cúng gia tiên và tiếp khách. Vậy mà có ai hiểu?