Vua Tự Đức - vị vua có tầm nhìn chậm hơn thời đại

  1. Lịch sử

Trước khi nói về công - tội của vua Tự Đức khi để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp hãy xem bản tự trách bản thân qua đạo dụ "Tự Biếm" vào năm 1876 như sau:

"Trẫm tuổi thơ được nối ngôi báu, nhờ công tổ tiên bấy giờ quốc gia toàn thịnh. Việc nước việc đời, chưa từng kinh nghiệm; không để ý đến lời răn “lúc yên ổn phải nghĩ đến lúc nguy nan” mãi đam mê theo thói vui chơi; cho đến nỗi trên thì trời trách phạt, dưới thì dân oán hờn, ngoài thì ngoại bang giận dữ, trong thì không có kế hoạch tốt hay. Cứ việc đến thì lo, nhưng không giải quyết được công việc. Miễn cưởng theo mưu kế của bậc lão thần, bỏ đất đai và dân chúng 6 tỉnh Nam Kỳ, để cầu khỏi nạn chiến tranh và yên xã tắc. Trên 200 năm khai sáng gìn giữ gian nan, bỏ trong một sớm; chính là tội của tên tiểu tử này,kể sao cho xiết! Túng sử có lập được nên công đức cũng không đủ chuộc được tội lỗi. Huống hồ Trẫm lại không công không đức, chỉ trơ mặt trơ thân ngồi nhìn, lần lữa cho đến già yếu; tuy thiên hạ không nỡ trách ta, nhưng lòng ta há lại không suy nghĩ".

Tự Đức là vị vua lên ngôi yên ả và gần như cả cuộc đời cai trị đất nước của ông ấy diễn ra khá nhẹ nhàng với sự phụ giúp của mẹ ruột mình là Đức Từ Dụ thái hậu và các quan đại thần. Ông là vị vua chăm chỉ nhưng thực tế các quyết định quan trọng đều có bóng dáng của mẹ ông. Cái thú vui và cũng là sở trường nhất của ông là thơ và văn học. Và cũng chính vì cả nể mẹ mình mà 3 tỉnh miền đông Nam kỳ rơi vào tay Pháp nhẹ nhàng bằng Hiệp ước Nhâm Tuất 1862. Chỉ bởi 1 lý do là giữ lại tỉnh Vĩnh Long (trong đó có địa phận quê hương của Đức Từ Dụ) và 1 phần nữa là để toàn lực binh lính đàn áp các cuộc khởi nghĩa ở vùng phía Bắc mà triều đình nhà Nguyễn cho rằng đây mới là mối nguy hiểm đối với ngai vàng họ Nguyễn.

Nhưng cái điều cần đáng nói là hình ảnh vua Tự Đức y chang như kỳ thi trung học phổ thông năm nay khi mà vua Tự Đức là người đứng đầu cả 1 đất nước, không có chiếu lệnh của ông thì liệu Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp dám ký kết hiệp ước Nhâm Tuất 1862 với Pháp không? Xét trong tình huống này thì trách nhiệm hàng đầu là của vua Tự Đức.

Tự Đức còn là vị vua có tầm nhìn khá hạn hẹp nếu không muốn nói là quá nhỏ. Ông và triều đình xác nhận các cuộc khởi nghĩa khởi nghĩa trong nước lại nguy hiểm hơn so với sự xâm lược của thực dân Pháp. Các cuộc khởi nghĩa trong nước lúc bấy giờ xuất phát từ sự suy bại của triều đình. Để đáp ứng xây dựng lăng cho nhà vua mà bao xương máu người dân đổ xuống, đời sống người dân bị dồn vào đường cùng do sưu cao thuế nặng nên họ mới nổi dậy. Và trong suốt tiến trình lịch sử phong kiến Việt Nam thì có thể nói là dưới thời Tự Đức, các cuộc khởi nghĩa nổ ra với số lượng khổng lồ. Đó là tầng lớp nhân dân chưa tính đến tầng lớp tướng lĩnh. Không rõ là Tự Đức có thật sự yêu quý quốc gia mình đang cai trị không nhưng khi quân lính nhà Nguyễn đang ở thế chủ động trên chiến trường thì lần lượt Tự Đức và triều đình gây "chuyện" để thực dân Pháp có cơ hội trở mình. Đầu tiên là vào giai đoạn 1858 - 1859 khi thực dân Pháp mới đặt chân lên bán đảo Sơn Trà và bị mắc kẹt gần 6 tháng mà không thể nào chiếm được bán đảo vì sự anh dũng thiện chiến của tướng Nguyễn Tri Phương thì triều đình ra lệnh lui. Đó chưa phải là đỉnh điểm khi hạch tội triều đình nhà Nguyễn và vua Tự Đức đã để đất nước ta rơi vào tay Pháp. Lần thứ 2 chính nhà Nguyễn làm mất đi tiên cơ của mình là khi nhân dân Nam kì kiên quyết đánh lại người Pháp thì triều đình đưa hàng loạt đạo dụ ra lệnh quân lính ở Nam kì không được chống trả. Ví dụ điển hình cho trường hợp Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định. Chuyển Trương Định đi Phú Yên trong khi 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ người dân và các tướng lĩnh quyết tâm chống giặc. Triều đình làm chuyện ngược đời.

Đỉnh điểm của việc "thủ để hòa" là mất trắng thành Hà Nội và sự hy sinh của tổng đốc Hoàng Diệu. Rõ ràng chính sách "thủ để hòa" không có tác dụng nhưng vua Tự Đức vẫn cố duy trì để hậu quả đáng tiếc xảy ra và gần như vua Tự Đức băng hà thì nước ta cũng chuẩn bị rơi luôn hoàn toàn vào tay người Pháp.

Tự Đức là vị vua bảo thủ, người không có sự quyết tâm. Hàng loạt chính sách mong được cải cách, kiến thiết đất nước được đưa ra nhưng triều đình và trên hết là nhà vua không muốn thực hiện vì sợ sự thay đổi sẽ làm mất quyền lực và vương vị của nhà Nguyễn.

Nhưng có thể nói việc lên án nhất của vua Tự Đức là khi triều đình không chống ngoại xâm thì người dân tự chống giặc nhưng có rất nhiều cuộc khởi nghĩa chống ngoại xâm thì triều đình phối hợp với người Pháp đàn áp các cuộc khởi nghĩa.

Cuộc đời vua Tự Đức chỉ có văn thơ và nghị luận sử học và chữ "hiếu" với mẹ ông chứ nếu nói trách nhiệm với dân với nước chắc không dám bàn luận nếu không muốn nói quá là vô trách nhiệm.

Điểm sáng duy nhất của Tự Đức suốt thời gian cai trị có lẽ là những vụ án ông xử bên tham nhũng. Nhưng đó chưa phải là trọng tâm khi đất nước đứng trước nguy cơ ngoại xâm.

Những dòng tự phê bình chính bản thân mình của Tự Đức đã phản ánh đây là một con biết nhìn nhận những điểm yếu của bản thân. Đáng tiếc! Muộn mất rồi!

Từ khóa: 

tự đức

,

trách nhiệm

,

nhân dân

,

đất nước

,

ngoại xâm

,

lịch sử

Bác thử tìm các tài liệu như :
- Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam kỳ và Đồng Tháp qua châu bản triều Nguyễn:
 ° https://www.archives.org.vn/gioi-thieu-tai-lieu-nghiep-vu/cuoc-khang-chien-chong-phap-o-nam-ky-va-dong-thap-qua-chau-ban-trieu-nguyen.htm
- Châu Bản Tự Đức:
    https://books.google.com.vn/books/about/Ch%C3%A2u_b%E1%BA%A3n_tri%E1%BB%81u_T%E1%BB%B1_%C4%90%E1%BB%A9c_1848_188.html?id=nXhwAAAAMAAJ&printsec=frontcover&source=kp_read_button&hl=vi&redir_esc=y
   
- Hội Thảo CHÚA NGUYỄN VÀ VƯƠNG TRIỀU NGUYỄN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XVII ĐẾN THẾ KỶ XIX :
   °
http://www.sugia.vn/news/detail/13/chua-nguyen-va-vuong-trieu-nguyen-trong-lich-su-viet-nam-tu-the-ky-xvi-den-the-ky-xix.html
Cũng khá nhiều thông tin hay.
Trả lời
Bác thử tìm các tài liệu như :
- Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam kỳ và Đồng Tháp qua châu bản triều Nguyễn:
 ° https://www.archives.org.vn/gioi-thieu-tai-lieu-nghiep-vu/cuoc-khang-chien-chong-phap-o-nam-ky-va-dong-thap-qua-chau-ban-trieu-nguyen.htm
- Châu Bản Tự Đức:
    https://books.google.com.vn/books/about/Ch%C3%A2u_b%E1%BA%A3n_tri%E1%BB%81u_T%E1%BB%B1_%C4%90%E1%BB%A9c_1848_188.html?id=nXhwAAAAMAAJ&printsec=frontcover&source=kp_read_button&hl=vi&redir_esc=y
   
- Hội Thảo CHÚA NGUYỄN VÀ VƯƠNG TRIỀU NGUYỄN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XVII ĐẾN THẾ KỶ XIX :
   °
http://www.sugia.vn/news/detail/13/chua-nguyen-va-vuong-trieu-nguyen-trong-lich-su-viet-nam-tu-the-ky-xvi-den-the-ky-xix.html
Cũng khá nhiều thông tin hay.